Bạn có thể phạm pháp khi chụp ảnh tháp Eiffel vào ban đêm

0
145

Tòa tháp mang tên kỹ sư Gustave Eiffel lần đầu mở cửa cho công chúng tham quan vào năm 1889 tại Paris, Pháp. Theo luật, quyền sở hữu trí tuệ độc quyền có giá trị trong suốt cuộc đời của người sáng tạo, cộng thêm 70 năm. Kỹ sư Eiffel qua đời năm 1923, do đó tòa tháp cao 324 m trở thành công trình công cộng kể từ năm 1993. Dù không có quy định nào về bản quyền áp dụng cho việc chụp ảnh tháp Eiffel vào ban ngày, mọi chuyện lại khác khi trời tối.

Khách du lịch tới Paris có thể chiêm ngưỡng ánh đèn lung linh của tháp Eiffel từ khi mặt trời lặn đến 1h sáng hôm sau, hoặc 2h sáng vào mùa hè. Ảnh: Marc Nouss.

Khách du lịch tới Paris có thể chiêm ngưỡng ánh đèn lung linh của tháp Eiffel từ khi mặt trời lặn đến 1h sáng hôm sau, hoặc 2h sáng vào mùa hè. Ảnh: Marc Nouss.

Ít người biết rằng hệ thống thắp sáng ngọn tháp vốn không thuộc thiết kế của Gustave Eiffel. Năm 1985, Pierre Bideau lắp đặt đèn trang trí lên tòa tháp – vì vậy những hình ảnh và video ghi lại tháp Eiffel vào buổi tối đều được bảo vệ theo pháp luật.

Theo La Société d’Exploites de la Tour Eiffel (SETE) – đơn vị quản lý công trình biểu tượng của Paris, bất kỳ ai muốn đăng tải một tấm ảnh tháp Eiffel vào buổi tối đều phải xin phép, trả tiền bản quyền và ghi chính xác tên người nghệ sĩ. Nếu không, họ có nguy cơ bị phạt.

Baptiste Laparlière, trợ lý dự án bảo tồn di sản của SETE, trả lời trên Politico: “Pierre Bideau vẫn còn sống, vì vậy chúng ta chưa có thời hạn cho bản quyền sở hữu trí tuệ”.

Quy định này chỉ nhằm vào những tác phẩm quay phim hay nhiếp ảnh vì mục đích thương mại. Nếu muốn chia sẻ ảnh mang tính cá nhân, du khách không cần lo lắng tới chuyện xin phép ban quản lý. Song những ai cẩn thận có thể đề dưới ảnh rằng đây là tác phẩm được thực hiện “Bởi SETE – Illuminations Pierre Bideau”, theo Condé Nast Traveler.

Tháp Eiffel về đêm tại Paris

 
 
Tháp Eiffel về đêm tại Paris

Tháp Eiffel lung linh về đêm giữa lòng Paris. Video: Air-imgae. 

Nhiếp ảnh gia Marc Nouss bày tỏ: “Chúng ta đang nhắc tới một công trình được lên ảnh hàng nghìn lần mỗi ngày. Tôi vẫn chụp hình nó như mọi người, mà không đề thêm gì. Nhưng tôi sẽ không liều lĩnh bán một tấm chụp vào ban đêm”.

Nhiếp ảnh gia Aurore Alifanti đồng tình: “Nếu chúng ta đăng tải hình ảnh như một tác phẩm quảng bá cho nước Pháp, chuyện đó sẽ không thành vấn đề”.

Pháp không phải trường hợp duy nhất có quy định chụp ảnh những công trình lịch sử như trên. Italy cũng giới hạn hình chụp tác phẩm nghệ thuật công cộng, hay các công trình kiến trúc, gồm cả đấu trường La Mã Colosseum. Về mặt lý thuyết, du khách có thể đối mặt với những mức phạt nhất định nếu đăng hay bán ảnh những tòa nhà thuộc quyền sở hữu trí tuệ.

Chụp ảnh tượng nàng tiên cá không phải hành động phạm pháp, nhưng du khách có thể gặp rắc rối nếu cố gắng kiếm tiền từ những bức hình của mình. Ảnh: Odd Andersen/AFP.

Chụp ảnh tượng nàng tiên cá không phải hành động phạm pháp, nhưng du khách có thể gặp rắc rối nếu cố gắng kiếm tiền từ những bức hình của mình. Ảnh: Odd Andersen/AFP.

Bức tượng Nàng tiên cá lấy cảm hứng từ truyện cổ Andersen do nhà điêu khắc Edvard Eriksen thực hiện theo đề nghị của nhà sản xuất bia Carl Jacobsen. Tác phẩm được đặt trên một phiến đá ven bờ sông ở Copenhagen, Đan Mạch.

Khi Eriksen qua đời vào năm 1959, ông để lại gia tài và một bản ủy quyền sở hữu trí tuệ cho đời sau. Nhà điêu khắc này cho phép con cháu bán bản sao tượng Nàng tiên cá bằng đồng nặng 150 kg cho đến năm 2029, với giá trị dưới 98.000 USD, gồm cả thuế VAT và phí vận chuyển.

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn