Bên trong bảo tàng hàng không ở New Zealand

0

Du khách tham quan bảo tàng Air New Zealand được xem lịch sử phát triển của ngành hàng không qua những cỗ máy cổ, trang phục tiếp viên, dụng cụ ăn uống cách đây hơn nửa thế kỷ.

Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 1
Canterbury Museum ở thành phố Chrischurch, mở cửa từ tháng 9/2016, kể lại quá trình phát triển của hãng hàng không New Zealand sau 75 năm thành lập.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 2
Trong thời gian 2/3 thế kỷ qua, hãng đã đổi mẫu mã trang phục tiếp viên hàng không liên tục để phù hợp với xu thế phát triển.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 3
Hãng từ lâu đã chủ ý lựa chọn những nhà tạo mẫu trong nước để thiết kế trang phục cho phi hành đoàn. Trong những năm 2000, hãng đã kết hợp với hai nhà tạo mẫu hàng đầu của New Zealand là Zambesi và Trelise Cooper để sáng tạo nên mẫu đồng phục mới với phong cách mạnh mẽ.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 4
Wigley, một trong những người làm du lịch tiên phong khi sáng lập ra Tập đoàn Mt Cook, mặc chiếc áo khoác này và chiếc mũ lông để giữ ấm trong máy bay không có điều hòa nhiệt độ. Sau đó, ông còn sở hữu hãng hàng không Mt Cook Airlines. Khởi đầu là công ty vận tải đường bộ rồi đến Công ty vận tải hàng không New Zealand (New Zealand Aero Transport Company) thành lập năm 1920. Đó là công ty vận tải hàng không đầu tiên tại New Zealand, sử dụng máy bay từ Thế chiến I để vận hành. 
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 5
Chiếc mũ bay được Constance Steward sử dụng. Người phụ nữ thứ 10 tại New Zealand nhận được bằng lái máy bay năm 1930 và là một trong số 3 nữ phi công của CLB Canterbury Aero Club. Cuốn nhật ký bay trưng bày bên cạnh ghi lại những bài tập bay và những chuyến bay đơn của cô. Chồng của cô, Ngài Bruce Steward cũng là một phi công và họ thường xuyên bay cùng nhau trên chiếc máy bay màu xanh De Havilland Puss Moth.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 6
Dụng cụ uống nước sang trọng những năm 1950, được sản xuất tại Pháp. Thời điểm đó, một chuyến bay trên chiếc Solent đích thực là một trải nghiệm xa xỉ. Hành khách tận hưởng chỗ ngồi rộng rãi và ăn uống bằng những bộ chén dĩa bằng bạc. Đội ngũ tiếp viên tận tình mang đến tận nơi những thức uống và đồ ăn hảo hạng, những bộ bài, bàn cờ và thậm chí cả trò chơi ném vòng để giải trí trên máy bay. Thuốc lá cũng được phục vụ. 
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 7
Nồi, muỗng, tách, gạt tàn do Nhật Bản sản xuất. Khi bay ở độ cao cực đại, nhiệt độ trong máy bay có thể xuống khá thấp. Chăn mền và bình ủ nóng cho hành khách là những vật dụng tiêu chuẩn. Và khi nhiệt độ tăng cao ở những vùng khí hậu nóng thì hành khách sẽ được cung cấp quạt làm mát.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 8
Vỏ bọc gối tựa đầu được làm riêng cho chỗ ngồi của Nữ hoàng Elizabeth II trên chuyến bay của bà với Hãng hàng không TEAL tới Fiji năm 1953. Chiếc thuỷ phi cơ mang tên Aoteroa II đưa vị Nữ hoàng trẻ tuổi và Hoàng đế Philip du lịch ngắm cảnh từ Suva tới Lautoka. Sau khi tham thú đảo Fiji và Tonga, cặp vợ chồng hoàng gia tiếp tục chuyến tham quan Khối Thịnh Vượng Chung với đích đến là New Zealand.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 9
Vé máy bay (phải) được sử dụng thời điểm năm 1940. Bên trên ghi rõ chuyến từ Auckland – thành phố lớn nhất của New Zealand tới Sydney (Australia).
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 10
Ngày đồng hồ ngừng quay. Kỹ sư của Air New Zealand – anh Brian Peet đã làm riêng chiếc đồng hồ này để tưởng nhớ đồng nghiệp của mình – anh Frank Kerr, người đã tử nạn trong vụ rơi máy bay Erebus năm 1979. Trước đó, Frank được nhận giải thưởng là một vé bay tới Nam Cực trong buổi tiệc tối vinh danh những nhân viên đóng góp lâu dài cho hãng. Một người bạn đã nói đùa với anh ấy: “Chúc mừng cậu về chiếc vé một chiều nhé Frank!”. Câu nói đùa ác ý ấy thật trớ trêu thay đã trở thành hiện thực.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 11
Động cơ máy bay này được người nông dân Richard Pearse chế tạo. Anh có lẽ là người New Zealand đầu tiên bay được lên không mặc dù không thành công. Vào năm 1902 và 1903, chiếc máy bay làm bằng thân vỏ tre, thép cùng các sợi dây của Pearse đã thực hiện được chặng khá dài gần khu vực Timaru.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 12
Động cơ phản lực tuốc bin này được sử dụng trên chiếc Boeing 737-300 của Air New Zealand trên hàng triệu km đường bay nội địa, liên Tasman và các chặng bay ngắn trên Thái Bình Dương. Được biết đến trong thuật ngữ thương mại với ký hiệu CFM56-3, đây là một trong những động cơ máy bay đáng tin cậy và nổi tiếng nhất lịch sử. Động cơ phản lực đã tạo nên một cuộc cách mạng trong du lịch hàng không vào những năm 1960 và 1970.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 13
Khu trưng bày ảnh các Phi hành đoàn trong đó có nhiều nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp một thời.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 14
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 15
Mô hình bên trong một chiếc máy bay dân dụng cách đây nửa thế kỷ.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 16
Quần áo cơ trưởng Cliff Le Couteur với huân chương là phần thưởng của ông trong thời gian phục vụ cho Không lực Hoàng gia New Zealand suốt Thế Chiến Thứ II. Thời đó các hãng hàng không dân dụng thường giành giựt phi công thời chiến với kinh nghiệm hàng ngàn giờ bay trong không lực. Le Couteur gia nhập TEAL (Tasman Empire Airways Limited – tiền thân của Air New Zealand) năm 1946 và là phi công đầu tiên trên Chặng bay San hô (Coral Route) tới Taihiti. Mũ và phù hiệu của ông thể hiện 5 ngôi sao tuổi đời bay.
Ben trong bao tang hang khong o New Zealand hinh anh 17
Với nhiệt huyết và kinh nghiệm, ông đã đưa ra nhiều sáng kiến khắc phục lỗi của máy bay một cách nhanh chóng. Có lần ông đã sử dụng dây kẽm số 8 để sửa chiếc thuỷ phi cơ bị gãy cánh tại đảo Cook. Ngay sau đó ông lại tiếp tục bay tới Taihiti và quay trở lại Auckland như dự kiến.

Nguồn: News.zing.vn