Biến chứng rối loạn đông máu sau tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 là hiếm gặp. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện trong khoảng 4-30 ngày sau tiêm.
PGS.TS Huỳnh Nghĩa, Phó trưởng khoa Y, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết sau tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, đặc biệt từ ngày thứ 4, nếu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối – giảm tiểu cầu, người dân cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu. Thời gian theo dõi sau tiêm vaccine sẽ là 30 ngày.
Trước đó, vào ngày 13/4, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đề nghị tạm dừng việc sử dụng vaccine AD26.COV2.S của Johnson & Johnson (JJ) để điều tra một số trường hợp gặp biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu sau khi tiêm chủng.
Thông báo này được đưa ra sau các báo cáo ban đầu về vấn đề tương tự ở những người tiêm vaccine CHaDOx1 nCov-19 của AstraZeneca (AZ) bên ngoài Mỹ. Các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) gần đây đã được báo cáo.
Tình trạng hiếm gặp
Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vaccine phòng Covid-19 là hiếm gặp. Cụ thể, vaccine AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, vaccine Pfizer-BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vaccine AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ.
Tỷ lệ đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vaccine AstraZeneca, tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.
Biến chứng đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu, dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.
Biến chứng huyết khối có thể xuất hiện từ ngày thứ 4 đến 30 sau tiêm vaccine Covid-19. Ảnh minh họa: Chí Hùng. |
Dấu hiệu nhận biết
PGS Huỳnh Nghĩa cho biết sau khi tiêm vaccine trong khoảng 24-48 giờ, người được tiêm có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ mức độ từ nhẹ đến trung bình thường không liên quan biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu. Đây là những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng.
Sau tiêm vaccine phòng Covid-19, bạn cần theo dõi tại nơi tiêm 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 30 ngày sau đó.
Các dấu hiệu sớm liên quan biến chứng huyết khối – giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine phòng Covid-19 bao gồm:
– Thường xuất hiện từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 30 sau tiêm. Khoảng thời gian cao điểm cho các triệu chứng ban đầu là ngày thứ 6 đến 14.
– Các triệu chứng biểu hiện ban đầu thường ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn.
– Các triệu chứng thường gặp:
+ Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; đau bụng, đau lưng; buồn nôn và nôn; thay đổi thị lực; thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; đau ngực và khó thở; sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.
+ Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng:
Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; không đau và xuất hiện tự nhiên.
Chảy máu răng, miệng tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.
Khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.
Tại cơ sở y tế khi tiếp nhận người tiêm ngừa vaccine nghi ngờ có biến chứng, công việc ban đầu là thăm khám đánh giá đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đặc biệt, cơ sở y tế cần lưu ý lấy máu trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp điều trị nào như IVIG, có khả năng gây nhiễu với các xét nghiệm chẩn đoán.
Dịch Covid-19
Chiến dịch thần tốc tiêm vaccine Covid-19 tại TP.HCM
Sức khỏe
Sức khỏe
“Chưa bao giờ, tất cả lực lượng y tế cùng ra quân đồng loạt, đồng lòng thực hiện một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử như thế”, một bác sĩ ở TP.HCM chia sẻ.
9 ổ dịch ở TP.HCM có thêm bệnh nhân Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo HCDC, trong số 33 bệnh nhân được Bộ Y tế công bố sáng 22/6, ba người chưa rõ nguồn lây, đang được điều tra dịch tễ.
Nữ giáo viên mắc Covid-19: ‘Đầu tôi đau như có mũi dùi xuyên qua’
Sức khỏe
Sức khỏe
“Tôi vẫn luôn tự hỏi nguồn lây bệnh của mình từ đâu nhưng đến nay không có câu trả lời”, người phụ nữ ở Hải Phòng chia sẻ.
Người bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19 có được BHYT chi trả?
Sức khỏe
Sức khỏe
Người không may bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19 cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, đây là tình huống hiếm gặp.
Vì sao dịch Covid-19 tái bùng phát ở Đà Nẵng?
Xã hội
Xã hội
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cho rằng lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát chủ quan, buông lỏng việc giám sát nên để tài xế từ TP.HCM ra thành phố khiến dịch lây lan.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021
10.257Ca nhiễm
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Hà Nội | 0 | 465 |
Bắc Ninh | 0 | 1538 |
Vĩnh Phúc | 0 | 92 |
Đà Nẵng | 0 | 195 |
Bắc Giang | 9 | 5466 |
Hà Nam | 0 | 48 |
Hưng Yên | 0 | 39 |
TP.HCM | 36 | 1820 |
Yên Bái | 0 | 1 |
Quảng Nam | 0 | 4 |
Đồng Nai | 0 | 3 |
Hải Dương | 0 | 51 |
Thái Bình | 0 | 21 |
Quảng Ngãi | 0 | 1 |
Lạng Sơn | 0 | 104 |
Thanh Hóa | 0 | 5 |
Điện Biên | 0 | 58 |
Nam Định | 0 | 7 |
Nghệ An | 1 | 33 |
Phú Thọ | 0 | 5 |
Quảng Ninh | 0 | 1 |
Hải Phòng | 0 | 3 |
Thừa Thiên Huế | 0 | 5 |
Đắk Lắk | 0 | 4 |
Hòa Bình | 0 | 9 |
Quảng Trị | 0 | 3 |
Tuyên Quang | 0 | 1 |
Sơn La | 0 | 1 |
Ninh Bình | 0 | 4 |
Thái Nguyên | 0 | 3 |
Long An | 0 | 17 |
Bạc Liêu | 0 | 1 |
Gia Lai | 1 | 2 |
Tây Ninh | 0 | 1 |
Đồng Tháp | 0 | 1 |
Trà Vinh | 0 | 3 |
Hà Tĩnh | 0 | 82 |
Tiền Giang | 0 | 45 |
Bình Dương | 0 | 108 |
Bắc Kạn | 0 | 2 |
Lào Cai | 0 | 2 |
Nguồn: News.zing.vn