Có đời sống tốt chắc chắn không ai ‘bán’ sổ bảo hiểm xã hội

0
49

Chiều 10/11, sau Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn Chiều 10/11, sau Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
  • Đại biểu đặt câu hỏi về lùm xùm quyên góp từ thiện

    Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) nêu sự tùy tiện trong
    kêu gọi quyên góp, trong khi cơ quan chức năng quản lý chưa chặt chẽ, dẫn đến
    việc sử dụng tiền quyên góp không đúng mục đích. Việc này làm mất đi tính nhân
    văn của hoạt động từ thiện và lòng tin của nhà hảo tâm.

    Ông đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu quan điểm về vấn đề
    này và biện pháp ngăn chặn tình trạng này tái diễn cũng như đưa hoạt động từ
    thiện, kêu gọi quyên góp vào khuôn khổ.

    Dẫn Nghị định 64 năm 2018, ông Dung cho biết Chính phủ khuyến
    khích các tổ chức, cá nhân và mọi người dân tham gia làm việc từ thiện, cứu trợ
    người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. Trong Nghị định 64, Bộ Tài
    chính là chủ thể thay mặt Nhà nước đứng ra tiếp nhận tiền thiện nguyện để cấp
    phát và giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ. Cùng với đó, Ủy ban
    Trung ương MTTQ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ cũng là cơ quan đứng ra tiếp nhận
    và thực hiện các chính sách hỗ trợ.

    Tuy nhiên, trong quy định có khuyến khích các tổ chức, cá
    nhân khác huy động nhưng lại không quy định cụ thể cách thức huy động, quyên
    góp thế nào, cấp phát ra sao. Về cơ bản, ông Dung cho rằng các tổ chức, cá nhân
    đã tiếp nhận, ủng hộ người chịu ảnh hưởng bão lũ, dịch bệnh đến với người nhận.

    “Nhưng vẫn còn chỗ này, chỗ kia. Theo tôi, làm thiện nguyện
    cần được khuyến khích nhưng trên có sở quy định, nguyên tắc pháp luật”, ông
    Dung nhấn mạnh.

    Ông cũng cho biết thêm thời gian qua, trước những vụ việc
    lùm xùm liên quan đến từ thiện, Thủ tướng đã giao cho Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài
    chính đề xuất sửa đổi Nghị định 64. Và Thủ tướng đã ban hành Nghị định 93 ngày
    27/10, trong đó quy định rất rõ nguyên tắc, tiêu chí cách làm, đối với các hoạt
    động kêu gọi quyên góp.

    “Từ 1/12 này, sau khi Nghị định 93 có hiệu lực, chắc chắn hoạt
    động thiện nguyện sẽ đi vào nề nếp”, ông nói và nhấn mạnh tổ chức, cá nhân nào
    sai phải xử lý theo pháp luật.

    Bo truong Dao Ngoc Dung tra loi chat van anh 1
  • Hỗ trợ người tàn tật, lao động đường phố

    Nêu tình trạng các đối tượng chính sách, người già, người
    tàn tật, lao động đường phố… tiếp tục bị ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, đại
    biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) đặt câu hỏi về phương án đề xuất của Bộ Lao Động,
    Thương binh và Xã hội để hỗ trợ các nhóm này, đảm bảo an dân?

    Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dũng cho biết với hàng loạt
    chính sách được ban hành trong thời gian qua như Nghị định 20, Nghị định 36 và
    Nghị định 75… chúng ta cơ bản đã bao phủ việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế.

    Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, các địa phương hầu hết mở
    rộng việc hỗ trợ các nhóm này.

    Thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết tiếp tục rà
    soát các chính sách đã có, chính sách nào không còn phù hợp sẽ trình Chính phủ
    cho sửa đổi, đối tượng nào còn thiếu sẽ bổ sung.

  • Công nghệ thông tin có giúp tránh nhầm lẫn khi hỗ trợ?

    Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) đặt câu hỏi quỹ kết
    dư của bảo hiểm thất nghiệp sử dụng 24.000 tỷ trong tổng sống 38.000 tỷ đồng để
    hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động, nếu dịch tiếp tục việc hỗ trợ sẽ được
    tiếp tục thế nào và quỹ kết dư còn lại có an toàn không.

    Đồng thời, ông Hiếu đưa vấn đề Bộ trưởng thừa nhận có sự nhầm
    lẫn, thiếu hụt trong việc triển khai gói hỗ trợ. “Vậy theo Bộ trưởng, với vai
    trò của công nghệ thông tin có thể tránh được việc nhầm lẫn khi người cần thì
    chưa được nhận nhưng lại có những người nhận nhiều lần, từ nhiều nguồn khác
    nhau hay không?”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đặt câu hỏi.

    Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết tính hết năm 2020,
    kết dư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 90.600 tỷ đồng. Đây là mức tốt và an toàn
    cao.

    Nghị định của Chính phủ phấn đấu kết dư gấp 2 lần mức chi của
    năm liền kề và năm 2020 đã chi khoảng 1/4 số kết dư này. Trước tình hình dịch bệnh
    phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong đó có người đang tham gia bảo
    hiểm thất nghiệp, Chính phủ nhận thấy nếu để kết dư lớn trong hoàn cảnh này thì
    không ổn.

    “Do đó, sau khi đánh giá tác động và cân nhắc làm sao kết dư
    an toàn trong 5 năm tới, Chính phủ thấy rằng hoàn toàn có căn cứ để đề xuất Ủy
    ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để sử dụng 38.000 tỷ đồng từ kết dư quỹ,
    trong đó 30.000 tỷ hỗ trợ người lao động và 8.000 tỷ hỗ trợ việc giảm đóng cho
    người sử dụng lao động”, ông Dung nói và cho biết đây cũng là giải pháp tình thế.

    Như vậy, sau khi gói hỗ trợ này giải ngân xong, kết dư từ Quỹ
    Bảo hiểm thất nghiệp còn khoảng 56.000 tỷ đồng, đảm bảo gấp 2 lần tổng mức chi
    trong năm qua nên có thể an tâm được với mức kết dư này.

    Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai gói hỗ
    trợ, tư lệnh ngành lao động cho biết trường hợp Bình Dương cũng nhờ công nghệ để
    phát hiện, rà soát, điều chỉnh danh sách thì mới loại ra được 22.000 người tưởng
    là bị hỗ trợ nhầm.

    Ông nhấn mạnh nếu đưa công nghệ thông tin kết hợp với cơ sở
    dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu lao động, đồng thời xem xét thì về cơ bản sẽ khắc
    phục được các bất cập trong hỗ trợ.

  • Xâm hại bạo lực, tình dục trẻ em ở Việt Nam tương đương các nước châu Á

    Giải đáp chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TP.HCM) cho giải
    pháp xử lý xâm hại trẻ em, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết trong vấn đề này,
    quan niệm các nước rất khác nhau.

    Ông dẫn thông tin UNICEF đánh giá xâm hại trẻ em trên thế giới
    xấp xỉ 30%. Với Việt Nam, chưa có điều tra tổng thể trên cả nước về xâm hại trẻ
    em, nhưng vừa qua Bộ LĐTB&XH kết hợp với một số tổ chức quốc tế điều tra bước
    đầu ở một số địa phương cho thấy xâm hại bạo lực, tình dục trẻ em tương đương
    các nước châu Á.

    Cho biết đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh việc này,
    song ông Dung cho rằng dù hệ thống pháp luật tương đối rõ, tính chất chưa đủ sức
    răn đe nên phải điều chỉnh.

    Thời gian tới, ông khẳng định sẽ cùng ngành công an thực hiện
    “3 nhất” gồm: Phát hiện sớm nhất, xử lý nghiêm minh nhất, chăm sóc các em bị tổn
    thương tốt nhất.

    Bo truong Dao Ngoc Dung tra loi chat van anh 2
  • Có đời sống tốt chắc chắn không ai bán sổ BHXH

    Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TP.HCM) về tình
    trạng bán sổ BHXH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích khái niệm bán sổ BHXH thực
    chất là người lao động đang tham gia BHXH sau đó rút để hưởng chính sách một lần,
    do ngại đi làm thủ tục hay lý do khác nên nhượng lại sổ BHXH đó cho người khác
    để đi lĩnh hưởng. Bản chất của vấn đề, theo ông Dung, là làm sao giảm hưởng rút
    BHXH một lần.

    Bộ trưởng cho biết năm 2021, đến nay có khoảng 870.000 người
    rút BHXH một lần, nếu so với 2020, con số này tăng rất nhiều.

    Để giải quyết, ông Dung nhắc đến những nhiệm vụ căn cơ, mà
    việc đầu tiên là phải chăm lo cho đời sống người lao động, vì đa phần người rút
    BHXH một lần và bán sổ BHXH đều là người khó khăn, có hoàn cảnh éo le.

    “Để giải quyết từ gốc phải nâng cao đời sống người lao động.
    Khi có đời sống tốt rồi thì chắc chắn không bao giờ họ bán sổ BHXH”, ông Dung
    nói.

    Thứ hai, ông nhấn mạnh tăng cường tuyên truyền để người lao
    động hiểu về sự cần thiết và ý nghĩa của BHXH, để họ có khoản lương hưu khi về
    già. “Khi nào có văn hóa an sinh, văn hóa bảo hiểm thì khi đó mới thành công”,
    ông nhấn mạnh.

    Giải pháp thứ ba, ông Dung khẳng định giải pháp căn cơ là sửa
    Luật BHXH. Bộ Lao động đã hoàn thiện hồ sơ và phấn đấu năm 2022 trình Quốc hội
    xem xét. Trong đó, bên cạnh cho hưởng chính sách một lần sẽ tăng cường lợi ích
    khác với người lao động.

  • “Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cơ bản đi đúng hướng và hiệu quả”

    Đại biểu Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) hỏi Bộ trưởng Đào Ngọc
    Dung về kết quả thực hiện gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, liệu có đạt hiệu quả như
    mong muốn không.

    Trả lời, Bộ trưởng cho biết
    sau 4 tháng, tuy chính sách còn một số bất cập, cơ bản đang đi đúng hướng và hiệu
    quả, thiết thực ở cơ sở. Đồng thời, dư luận xã hội và người thụ hưởng đánh giá
    cao.

    “Tuy nhiên, thời gian 4 tháng còn ngắn so với chính sách bởi
    vì khoảng 50% chính sách có yếu tố hỗ trợ ngay tức thì, còn lại là chính sách
    kéo dài hơn như vay trả lương, phục hồi sản xuất đến hết tháng 3/2022, chính
    sách đào tạo lại lực lượng lao động sau giãn cách kéo dài đến hết tháng
    6/2022”, Bộ trưởng nói.

  • Làm thế nào ngăn doanh nghiệp xã hội không phá sản?

    Đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang) đặt câu hỏi về giải
    pháp ngăn doanh ngiệp xã hội không phá sản.

    Trả lời, Bộ trưởng LĐTB&XH cho biết đã là doanh nghiệp
    xã hội thì chắc chắn khó khăn, lợi ích ít hơn, mang nặng tính xả thân vì cộng đồng
    và không toan tính về lợi ích. Để các doanh nghiệp này không phá sản thì chắc
    chắn trong đề án phát triển kinh tế – xã hội sắp tới phải có mục hỗ trợ cho
    nhóm này.

    “Bộ LĐTB&XH vừa là đối tượng phục vụ, trong đó tập trung
    chăm lo cho nhóm yếu thế, vừa chủ yếu xây dựng chính sách chứ không có khả năng
    làm việc khác. Với đề án sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu để đề
    xuất với Thủ tướng và xin ý kiến Chính phủ”, ông Dung nói.

  • Giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động thế nào?

    Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề cập đến vấn đề
    làn sóng dịch chuyển tự phát từ các vùng kinh tế trọng điểm về quê, đã làm thiếu
    hụt lao động tại các khu công nghiệp, các địa phương có nhu cầu lao động cao.

    Bà Phúc đặt câu hỏi tới Bộ LĐTBXH về định hướng tham mưu, giải
    quyết thực trạng thiếu hụt lao động nêu trên. Thứ hai là Bộ có kế hoạch gì phối
    hợp với các bộ, ngành, địa phương khắc phục các hạn chế và thống nhất triển
    khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho người dân bị ảnh hưởng
    bởi dịch Covid-19.

    Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết để giải quyết tình
    trạng thiếu hụt lao động, cần chú trọng giữ chân người lao động, thu hút người
    lao động quay trở lại, giải quyết việc làm cho người lao động ở những nơi mà họ
    đã về và điều tiết bổ sung trong trường hợp đặc biệt, ở những địa bàn, đối tượng,
    lĩnh vực cấp thiết.

    Trong đó, quan trọng nhất là chúng ta phải lo thật tốt chính
    sách về đời sống, mức lương, thu nhập cho người lao động. Thứ hai, chăm lo an
    sinh thật tốt, phải có mức sàn tối thiểu cho người lao động yên tâm: Vấn đề nhà
    trọ, nhà ở, sinh hoạt, nơi chăm sóc con cái. Thứ ba, phải đảm bảo cho người lao
    động về an toàn tính mạng, sức khỏe, đó là tiêm vaccine.

    Đối với khắc phục hạn chế các vấn đề về an sinh xã hội, Bộ
    trưởng cho biết hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp hạng đứng
    đầu trong khối ASEAN về đầu tư ngân sách cho an sinh xã hội.

    “Chúng ta có những chính sách tương đối đồng bộ và hoàn thiện,
    kể cả cho người có công, người yếu thế, người già… Thời gian tới, chúng tôi tiếp
    tục hoàn thiện đề án để đầu năm 2023, sẽ trình với Ban chấp hành Trung ương về
    củng cố, nâng cao chất lượng an sinh”, Bộ trưởng nói.

    Bo truong Dao Ngoc Dung tra loi chat van anh 3
  • Đã giải ngân 60.000 tỷ đồng tiền hỗ trợ

    Trả lời câu hỏi về việc đánh giá các chính sách hỗ trợ người
    lao động đã và đang thực hiện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết năm 2021, Chính
    phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người bảo trợ xã hội, người có công, trẻ
    em, người nghỉ hưu. Tất cả chính sách đi bài bản, sau khi dịch bùng phát thì có
    tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền và Quốc hội ban hành khẩn trương chính sách
    hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động để chia sẻ với doanh nghiệp
    cùng phát triển.

    “Các giải pháp mang tính chất tình thế, giải quyết tức thời
    nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, chúng tôi cùng Bộ Tài
    chính, ngành ngân hàng, Bộ Kế hoach và Đầu tư làm ngày làm đêm để ban hành các
    chính sách hỗ trợ thiết thực”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

    Ông Dung nhận định đến nay, chính sách cơ bản chính sách đi
    vào cuộc sống, 3 nhóm chính sách vừa triển khai đã giải ngân khoảng 60.000 tỷ đồng,
    hỗ trợ trên 40 triệu lượt người và trên 500.000 người sử dụng lao động. Các gói
    hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn.

    Tư lệnh ngành lao động cũng cho biết do giãn cách kéo dài và
    số lượng người phục vụ quá lớn, khâu tổ chức thực hiện và lực lượng cơ sở còn
    nhiều vấn đề nên các chính sách còn khuyết điểm như một số người nhận hỗ trợ chậm,
    một số người chưa được nhận, thâm chí có trường hợp phát nhầm, nhận nhầm.

    Bo truong Dao Ngoc Dung tra loi chat van anh 4
  • Không có chuyện phát nhầm hỗ trợ cho 22.000 trường hợp ở Bình Dương

    Về việc phát hỗ trợ cho người chịu ảnh hưởng của dịch
    Covid-19, một địa phương đã phát nhầm cho 22.000 trường hợp, đại biểu Vương Thị
    Hương (đoàn Hà Giang) đặt câu hỏi Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có nắm được tình trạng
    này hay không và với trách nhiệm của mình, Bộ LĐTB&XH đã xử lý trường hợp
    này như thế nào, kết quả ra sao?

    Trả lời, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định không có chuyện
    nhận nhầm và phát nhầm cho 22.000 trường hợp.

    Ông Dung cho biết sau khi nhận thông tin qua phản ánh của
    báo chí, ông đã trực tiếp liên hệ với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và yêu cầu Sở
    Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Dương báo cáo. Về phía Bộ cũng đã cử một số
    đoàn công tác trực tiếp vào Bình Dương làm việc.

    Kết quả chỉ có 1.490 trường hợp nhận nhầm. Còn về con số
    22.000, ông lý giải là chính sách riêng của tỉnh Bình Dương hỗ trợ thêm cho người
    lao động để giảm giá nhà trọ trong lúc khó khăn với mức 800.000 đồng/người.

    Khi đến trực tiếp địa bàn kê khai, nhiều người cùng khai hộ
    dẫn đến vọt lên con số quá lớn. Sau khi rà soát, Bình Dương phát hiện có 22.000
    người trùng nhau về tên tuổi, trong đó có 1.990 đã được phát hỗ trợ với số tiền
    khoảng 1,6 tỷ đồng.

    “Phần đông người nhận nhầm đã tự hoàn trả lại số tiền, đến
    nay công việc đã được giải quyết và đã thu hồi được 1,6 tỷ đồng”, Bộ trưởng
    Dung khẳng định.

  • Hỗ trợ trẻ em mồ côi mức tiền 1,8-5 triệu đồng/tháng

    Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga về giải
    pháp chăm sóc trẻ mồ côi do Covid-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết do tác động
    của dịch, thế giới có 1,5 triệu trẻ em mồ côi, trong khi Việt Nam có 2.532 trẻ
    mồ côi với 81 trẻ mất cả cha và mẹ vì dịch bệnh.

    Thời gian qua, Bộ đã chủ động ban hành chính sách liên quan
    trẻ em nói riêng và đối tượng bảo trợ xã hội nói chung, ban hành Nghị quyết có
    quy định đối tượng bảo trợ trẻ em và cháu mồ côi. 

    Trước khi ban hành chính sách, Bộ có tham khảo mức chung hỗ
    trợ của quốc tế và nhận thấy chính sách chung chăm sóc trẻ em tương đối đồng bộ,
    dao động khoảng 1,1-1,8 triệu đồng/trẻ. Hiện, Bộ đã ban hành chính sách hỗ trợ
    trẻ em dưới 4 tuổi có người đỡ đầu với mức 1,8 triệu đồng/trẻ. Ngoài ra, quyết
    định hỗ trợ trẻ mồ côi cả cha và mẹ là 5 triệu đồng/trẻ.

    Theo ông Dung, chính sách chung nhằm đảm bảo tất cả cháu mồ
    côi cả cha và mẹ đều sẽ được chăm sóc dưới mái ấm gia đình, người thân. Hiện, cả
    81 cháu đều sống với người thân, nếu không có người thân thì có mẹ đỡ đầu, trường
    hợp xấu nhất mới đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

    Bo truong Dao Ngoc Dung tra loi chat van anh 5
  • Phải có chính sách hỗ trợ an sinh xã hội với quy mô lớn hơn

    Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lao động,
    Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết làn sóng dịch từ cuộc
    khủng hoảng về y tế cộng đồng đã trở một cuộc khủng hoảng xã hội về việc làm,
    tình trạng mất việc làm, bất bình đẳng đã khiến sinh kế người dân bị đảo lộn,
    giảm sút về việc làm và thu nhập.

    Tác động của đại dịch thứ tư đã và đang gây ra ảnh hưởng
    nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế – xã hội của đất nước, về vấn đề việc
    làm, đời sống của hàng triệu người lao động và người dân, nhất là khi, khi dịch
    xâm nhập vào TP.HCM và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam, các khu công nghiệp,
    khu chế xuất, nơi sử dụng đông lao động.

    Theo ông Dung, Đảng và Nhà nước cùng các địa phương đã chủ động
    tiến hành các chủ trương hỗ trợ người lao động và người hỗ trợ lao động. Đến
    nay, các gói hỗ trợ và an sinh xã hội của Trung ương và địa phương ban hành đã
    hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, thể hiện tinh thần tương thân tương ái,
    nghĩa cử cao đẹp lan tỏa.

    “Tuy nhiên lĩnh vực lao động, an sinh, an dân và xã hội có
    nhiều hệ lụy do tác động của dịch, quy mô hỗ trợ thấp, đòi hỏi sớm phải có
    chính sách hỗ trợ với quy mô lớn hơn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng để phục
    hồi, phát triển thị trường lao động và các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội”,
    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn