Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cùng một cơ chế, có địa phương giải ngân được 100% vốn đầu tư công, nhưng có địa phương chỉ đạt 18%.
-
5 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) chất vấn về giải pháp
và chủ trương cụ thể để đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế thời gian tới.Bộ trưởng Dũng cho biết sẽ tập trung vào 5 nhóm giải pháp
chính.Thứ nhất là tập trung mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống
dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Việc mở cửa sẽ chắc chắn, an toàn, có lộ
trình và phù hợp với chiến lược chống dịch và khả năng tiêm vaccine cũng như
nguồn cung thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; tăng tính chủ động cho doanh
nghiệp.Thứ hai là hỗ trợ an sinh xã hội và tạo việc làm cho người
lao động; hỗ trợ các dện chính sách, người lao động, đào tạo, kết nối việc làm,
phát triển thị trường lao động; phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…Thứ ba là hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp, gồm có hỗ trợ sức
chống chịu đặc biệt ở một số lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ. Bộ đang xem xét,
trình Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền cho phép kéo dài, gia hạn, miễn giảm các
loại thuế, phí cho doanh nghiệp; cấp bù lãi suất cho một số doanh nghiệp lĩnh vực
ưu tiên vay.Thứ tư là phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích PPP; đẩy
mạnh đầu tư công tập trung cho hạ tầng chiến lược, trọng điểm quốc gia, mang động
lực lớn; đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập.Thứ năm là tiếp tục cải cách thể chế, thủ tục hành chính,
môi trường đầu tư kinh doanh; có chính sách quản trị rủi ro, gắn với ổn định
kinh tế vĩ mô. -
Tiến độ giải ngân 2 tỷ USD cho Đồng bằng sông Cửu Long đến đâu
Dẫn quy định tại Chỉ thị 23 của Thủ tướng về việc yêu cầu
phê duyệt quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long trong quý IV, đại biểu Nguyễn Tuấn
Anh (Long An) cho biết đến nay đã một năm trôi qua mà quy hoạch này vẫn chưa được
phê duyệt, ông đặt câu hỏi chất vấn về nguyên nhân của sự chậm trễ này và thời
gian phê duyệt quy hoạch này.Theo báo cáo 243 của Chính phủ về đầu tư công, Chính phủ dự
kiến bổ sung 2 tỷ USD cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện chương
trình mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Ông Tuấn Anh đặt câu hỏi về tình hình
triển khai chương trình và tiến độ giải ngân.Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết quy hoạch Đồng bằng
sông Cửu Long là một trong những nội dung quan trọng nhất để thích ứng với biến
đổi khí hậu cùng với việc huy động nguồn lực và cơ chế điều phối liên vùng. Đây
là những nội dung được đưa vào Nghị quyết 120.Về quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, ông Dũng cho biết Bộ
KHĐT đã chủ trì, phối hợp cùng các tư vấn quốc tế làm bài bản và đã làm xong từ
cuối năm 2020. Hiện đang trình Chính phủ và sẽ tổ chức thẩm định, xem xét trong
thời gian tới.“Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã chỉ đạo các cơ quan liên quan
hoàn thiện thêm một bước nữa để sớm phê duyệt trong thời gian tới”, ông Dũng
thông tin thêm.Về nội dung bổ sung thêm bổ sung 2 tỷ USD, Bộ trưởng cho biết
Chính phủ khóa trước đã cam kết ủng hộ cho vùng một khoảng tăng thêm để đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, thích ứng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc này liên quan đến
rất nhiều vấn đề như các nhà tài trợ, các bộ ngành. Hiện đã thống nhất với các
nhà tài trợ.Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần xem xét thể chế tiếp cận
nguồn vốn theo dự án hay theo chương trình mục tiêu đồng thời cần xem xét quy
trình thủ tục thực hiện theo quy định trong nước hay ODA. Bộ trưởng Nguyễn Chí
Dũng cho biết đã thống nhất với Bộ Tài chính về sửa đổi Nghị định 56, từ đó báo
cáo Chính phủ để phê duyệt để có cơ sở thực hiện các dự án. -
Dự án giao cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm
Về vấn đề tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chậm, đại biểu Vũ
Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho biết ngoài nguyên nhân do dịch bệnh, còn có trách nhiệm
lớn của các bên trong việc chuyển nguồn giải ngân vốn đầu tư công thời gian
qua.Khi đi giám sát tại địa phương, đoàn Đại biểu Quốc hội được
phản ánh trách nhiệm này thuộc về trung ương, nhưng khi làm việc với Bộ chủ quản,
trách nhiệm lại được phản ánh thuộc về địa phương. Đại biểu Mai đề nghị Bộ trưởng
KHĐT làm rõ vấn đề này.Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh dự án
giao cho cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm. Trường hợp dự án của
địa phương thì địa phương phải là bên chịu trách nhiệm, tương tự với dự án của
trung ương thì trách nhiệm cũng thuộc về trung ương.Bên cạnh đó, với các dự án của trung ương triển khai tại địa
phương, nếu cấu phần nào đã bàn giao cho địa phương thì địa phương đó phải chịu
trách nhiệm.Lấy ví dụ về công tác giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Dũng
cho biết hiện nay các dự án của trung ương tại địa phương đều gặp khó khăn liên
quan giải phóng mặt bằng.Vì vậy, trong đề án tách khoản bồi thường và hỗ trợ tái định
cư ra khỏi dự án đầu công sắp tới trình Quốc hội, Bộ KHĐT đang trình riêng phần
giải phóng mặt bằng với quy định giao lại cho địa phương xử lý hoàn toàn. Bên cạnh
đó, để thuận lợi cho địa phương, Bộ KHĐT cũng có đề xuất cho phép địa phương
dùng cả ngân sách Trung ương cấp qua bộ, ngành và ngân sách địa phương để thực
hiện công tác giải phóng mặt bằng.“Nếu tách được và giao hẳn cho địa phương thì sẽ tách bạch
được trách nhiệm 2 bên trong cùng một dự án. Khi đó, tiến độ dự án cũng sẽ được
cải thiện”, Bộ trưởng KHĐT nhấn mạnh. -
Giải ngân vốn đầu tư công chậm không thể đổ lỗi cho pháp luật
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ vấn đề hiện nay không phải
ở luật pháp, mà vấn đề của đầu tư công luật quy định rõ ràng, đầy đủ, phân cấp
triệt để cho địa phương, Bộ chỉ quản lý tổng hợp chung thông qua hệ thống công
nghệ thông tin.“Như vậy đã rất thông thoáng, thuận lợi cho các địa phương”,
ông Dũng nói. Vì thế ông khẳng định tất cả nằm ở vấn đề tổ chức thực hiện, vì
cùng một thể chế có nơi giải ngân được 100%, thậm chí phải ứng thêm vốn, trong
khi có nơi rất thấp.Ông dự báo cuối năm nay giải ngân không thể cao bằng năm
2020, khả năng chỉ đạt 80-85%. Ông đề nghị các địa phương nghiêm khắc nhìn nhận
vấn đề, không đổ cho pháp luật. -
“Tiền có chưa tiêu hết thì tiêu mới cái gì?”
Từ vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng
chia sẻ quan điểm về việc giải ngân vốn đầu tư công. Ông nhắc lại năm 2020, tỷ
lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt kỷ lục 98%. “Thể chế của năm 2021 phải tiến bộ
hơn năm 2020 chứ. Vì sao trong cùng một thể chế lại có nơi giải ngân cao, nơi
giải ngân thấp?”, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.Ông đề nghị làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, cốt lõi
là gì, vì đến hết 10 tháng rồi chưa giải ngân được 50%. Theo Chủ tịch Quốc hội,
doanh nghiệp, người dân đều mong muốn có gói kích thích mới, nhưng “toàn bộ số
tiền chúng ta có chưa tiêu hết đây thì tiêu mới cái gì?”.Từ đó, ông đặt câu hỏi về năng lực hấp thu vốn khi 16.000 tỷ
của 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa phân bổ được đồng nào; 56.000 tỷ của
các địa phương cũng chưa phân bổ được đồng nào?“Nếu chúng ta không làm rõ được chuyện này, Quốc hội có chất
vấn xong thì vẫn như vậy thôi, trách nhiệm nằm ở đâu phải nói cho rõ. Tình hình
kiểm tra, giám sát và từng nguyên nhân vướng mắc chúng ta sẽ giải quyết thế nào
chứ không thể nói chung chung được”, ông yêu cầu.Nêu bối cảnh năm 2020 cũng có dịch Covid-19 và đất nước phải
lo rất nhiều công việc lớn nhưng chúng ta vẫn giải ngân được tỷ lệ lớn, Chủ tịch
Quốc hội đề nghị nói rõ câu chuyện này.“Không thể để tình trạng này kéo dài mãi, vì nền kinh tế
đang rất thiếu vốn. Nhiều đại biểu muốn nới bội chi, tăng trần nợ công rồi có
gói nọ, gói kia, nhưng toàn bộ số tiền chúng ta có còn chưa tiêu được”, Chủ tịch
Quốc hội nhắc lại. -
Tư duy nhiệm kỳ làm chậm giải ngân vốn đầu tư công?
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) sử dụng quyền tranh luận để
trao đổi lại với phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng về nội dung giải
ngân vốn đầu tư công. Ông Hạ cho biết khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội,
đầu tư công là vấn đề được nhìn nhận còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.“Không chỉ vấn đề giải ngân mà bất cập từ xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện cho đến khi kết thúc dự án. Có ý kiến nói mắc do luật, có người
nói phần nhiều do tổ chức thực hiện và tôi cũng đồng ý quan điểm do tổ chức thực
hiện”, ông Hạ nói.Theo vị đại biểu, nguyên nhân một phần do khi xây dựng kế hoạch
không sát, không xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương mà do doanh nghiệp
lập kế hoạch. Đặc biệt, có tình trạng điều chỉnh theo tư duy nhiệm kỳ, nhiệm kỳ
xây dựng kế hoạch thì thấy cần thiết, bức xúc nhưng nhiệm kỳ sau lại xin điều
chỉnh.“Luật đã quy định rõ, vậy chuyện tồn tại nhiều năm thì Bộ KHĐT
với trách nhiệm gác cửa, tham mưu về lĩnh vực này thì có giải pháp chấn chỉnh,
khắc phục ngay. Nếu cứ để vướng mắc tồn tại dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát
triển của nền kinh tế”, ông Hạ nói và đề nghị Bộ trưởng làm rõ giải pháp và trách
nhiệm. -
Lý do giải ngân vốn đầu tư công còn chậm
Theo báo cáo gửi Chính phủ, tính đến ngày 31/10, tỷ lệ giải
ngân vốn đầu tư công, vốn ODA đạt tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch. Đại biểu Âu
Thị Mai (Tuyên Quang) đề nghị Bộ trưởng KHĐT cho biết nguyên nhân vì sao tỷ lệ
giải ngân vốn còn thấp và giải pháp của Bộ KHĐT để đẩy nhanh tiến độ giải ngân
trong năm nay và các năm tiếp theo.Bộ trưởng KHĐT cho biết vấn đề giải ngân vốn đầu tư công được
rất nhiều cử chi, đại biểu Quốc hội quan tâm và đã được nhắc tới ở rất nhiều kỳ
họp. Nhưng các vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, tỷ lệ giải
ngân vẫn thấp. Trong năm nay, tỷ lệ giải ngân thấp có cả nguyên nhân khách quan
và chủ quan.Theo Bộ trưởng KHĐT, lý do chính khiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu
tư công không đạt tiến độ là phương pháp chuẩn bị phương án kém, chất lượng
không cao, chủ yếu việc chuẩn bị phương án đầu tư chỉ mang tính hình thức, qua
loa. Sau khi được chấp thuận chủ chương đầu tư thì các chủ đầu tư mới thực hiện
một cách thực tế, lúc này lại mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh lại dự án.Bên cạnh đó, vướng mắc liên quan công tác giải phóng mặt bằng
vẫn gây khó khăn và chưa thể giải quyết ngay. Theo Bộ trưởng Dũng, nếu các quy
định, vướng mắc trong Luật đất đai không được giải quyết triệt để thì công tác
giải phóng mặt bằng sẽ không thể giải quyết nhanh. Các phát sinh chủ yếu là giá
đền bù đất, tranh chấp khi bàn giao, khiếu kiện, ý thức người dân…Riêng năm 2021, Bộ trưởng KHĐT cho biết công tác giải ngân vốn
đầu tư công còn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến nhiều địa phương phải
giãn cách xã hội nhiều tháng. Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến giá nhiên vật liệu
tăng cao, thiếu lao động, chi phí đối ứng tăng cao…Ngoài ra, đây cũng là năm đầu thực hiện kế hoạch đầu tư công
trung hạn và trùng với nhiều sự kiện lớn. Theo Bộ trưởng KHĐT, để khắc phục
tình trạng này thì tổ chức thực hiện vẫn là khâu chính, bởi hiện nay Bộ KHĐT đã
phân cấp phần lớn quyền quyết định về lựa chọn dự án giải ngân, tỷ lệ giải
ngân, thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn… về các bộ, ngành và địa
phương. -
Không để kéo dài dự án ODA gây lãng phí
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) về
một số dự án ODA gây lãng phí, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết các dự án này
ngoài thực hiện theo quy trình, thủ tục trong nước còn phải theo quy trình thủ
tục của nhà tài trợ.“Việc thực hiện đồng thời các quy trình này mất rất nhiều thời
gian, nhất là năm vừa qua phải giãn cách xã hội, bởi có những thay đổi rất nhỏ
vẫn phải cần có thỏa thuận của nước ngoài”, Bộ trưởng KHĐT lý giải.Ngoài ra, ông giải thích lao động, việc chuyên gia phải có
giấy phép lao động và giấy xác nhận tư cách chuyên gia cũng là một trong những
nguyên nhân khiến dự án ODA giải ngân chậm. Bên cạnh đó còn vướng mắc trong nhập
khẩu máy móc, chuyên gia lao động vào vướng cách ly, không thể di chuyển giữa địa
phương này với địa phương khác.Đặc biệt, người đứng đầu Bộ KHĐT cũng thừa nhận một số dự án
do chúng ta triển khai, lựa chọn, tổ chức thực hiện không tốt nên dẫn đến lãng
phí.“Thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát lại, dự án nào có thể
tháo gỡ được sẽ phối hợp với các địa phương giải quyết ách tắc, vướng mắc, còn
nếu không hiệu quả thì sẽ bàn với nhà tài trợ đóng các dự án này lại, không để
kéo dài, lãng phí”, ông Dũng nhấn mạnh. -
Khi nào đầu tư cao tốc tới Hà Giang, đi qua Tuyên Quang – Phú Thọ?
Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đặt câu hỏi cho Bộ trưởng
Nguyễn Chí Dũng về tuyến cao tốc kết nối từ Hà Giang với cao tốc Tuyên Quang –
Phú Thọ hiện đã được Chính phủ quy hoạch vào mạng lưới giao thông đường bộ
2021-2030, bà Thúy đánh giá đây là điều kiện quan trọng để Hà Giang cùng các địa
phương trong khu vực phát triển. Nữ đại biểu đặt câu hỏi về thời gian đầu tư của
tuyến đường này. “Liệu có được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 hay không?”, bà
Thúy nói.Trả lời, Bộ trưởng cho biết theo quy hoạch sẽ thực hiện
trong giai đoạn 2025-2030. Tuy nhiên, ông Dũng ủng hộ thực hiện trong thời gian
sớm hơn nếu có điều kiện. Bộ trưởng lý giải khi có tuyến đường này sẽ rất có hiệu
quả bởi sẽ kết nối các trục dọc, hướng tâm từ Hà Nội thông ra cửa khẩu Thanh Thủy.
Từ đó, mở ra không gian phát triển mới cho các tỉnh miền núi phía Bắc và kết nối
với thị trường Trung Quốc.Ông cho biết sẽ trình Chính phủ xem xét để đầu tư sớm hơn
tuyến đường này. -
Trình chương trình phục hồi kinh tế vào kỳ họp Quốc hội cuối năm
Về quan điểm của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
– xã hội, Bộ trưởng cho biết chương trình này phải có quy mô đủ lớn, thời gian
thực hiện phù hợp, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền
kinh tế. Đồng thời, ông nhấn mạnh phải đảm bảo hỗ trợ cho cả cung và cầu của nền
kinh tế.Bên cạnh đó, cần thực hiện linh hoạt giữa chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, kế hoạch đầu tư
công, kế hoạch tài chính công 5 năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế…Đồng thời, Bộ trưởng cho biết chương trình cần tập trung tập
trung vào những chính sách tác động ngay, kịp thời hỗ trợ đồng thời phải tính đến
vấn đề dài hạn như xuất khẩu, tiêu dùng nội địa…Chính sách và giải pháp phải gắn với cơ chế thực hiện để đảm
bảo khả thi, hiệu quả, hỗ trợ phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với khả năng
vay – trả của nền kinh tế.Một điều kiện nữa là phải phục hồi phát triển nhanh trên cơ
sở thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh theo tinh thần
Nghị quyết 128.“Đảm bảo chủ động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đảm
bảo tăng trưởng 2021-2025 là 6,5-7%, chúng ta phải kiên định mục tiêu này”, ông
Dũng nói và cho biết dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội về chương trình phục hồi
kinh tế vào kỳ họp cuối năm. Chương trình dự kiến kéo dài trong 2 năm
(2022-2023).Ông cũng cho biết các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung cho người
dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, ngành lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch,
những ngành có tiềm năng phục hồi nhanh, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Bộ trưởng
nhấn mạnh vào tính trọng tâm, trọng điểm. -
Dự báo tăng GDP 6-6,5% năm 2022 dựa theo kịch bản kiểm soát dịch
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) nêu trong các chỉ tiêu
kinh tế xã hội năm 2022 mà Chính phủ trình Quốc hội, chỉ tiêu tốc độ tăng GDP đạt
6-6,5%, tốc độ tăng CPI bình quân 4%, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với
GDP khoảng 4%.Ông đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết khi xây dựng
những chỉ tiêu này, đã dự báo hết nguy cơ gia tăng tỷ lệ lạm phát chưa, nhất là
hậu quả nặng nề do dịch Covid-19 gây ra. Đồng thời, trong tỷ lệ bội chi nêu
trên, đã bao gồm các gói phục hồi kinh tế mà Chính phủ trình Quốc hội trong thời
gian tới chưa.Trả lời, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng
định cơ sở để xác định các mục tiêu trên đều dựa trên tình hình thực tiễn, có
tính đến khả năng chúng ta kiểm soát được dịch bệnh vào quý IV và khả năng phục
hồi của nền kinh tế khi chúng ta mở cửa trở lại.Đối với ý thứ hai của đại biểu Sơn, Bộ trưởng cho biết chưa
tính các gói phục hồi kinh tế vào tỷ lệ bội chi đề ra. “Nếu được Quốc hội thông
qua, chúng tôi tính toán điều này làm tăng thêm bội chi khoảng 1% và chúng ta
có thể kiểm soát được”, ông Dũng nói.Theo Bộ trưởng, khi kinh tế phát triển và quy mô của nền
kinh tế tăng lên sẽ giải quyết được rất nhiều mục tiêu: Giải quyết được việc
làm, tận dụng các cơ hội, các chỉ số về nợ công và bội chi cũng sẽ giảm đi. -
Một số nước tung gói hỗ trợ bất chấp kỷ luật tài chính
Trả lời chất vấn của đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) về
các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn cách làm của một
số nước trên thế giới.Đối với các quốc gia, ông Dũng cho biết họ có những quyết
sách rất nhanh với 2 đặc điểm chính. Thứ nhất, các nước có những gói hỗ trợ quy
mô rất lớn, chưa có tiền lệ và bất chấp những kỷ luật về tài chính. Thứ hai,
các nước chấp nhận tăng trần nợ công, nợ Chính phủ và bội chi ngân sách.Tư lệnh ngành KHĐT cho biết các nước thống nhất và quyết định
rất nhanh, thực hiện ngay. Do đó, ngay sau khi phủ vaccine, cùng với các gói hỗ
trợ, các nước này đã phục hồi rất nhanh về kinh tế.Ông Dũng dẫn thông tin từ IMF cho thấy tăng trưởng GDP của Mỹ
tăng tới 27,9% trong khi chấp nhân tăng nợ công thêm 21%, đây tỷ lệ nợ công của
nước này lên 133% GDP. Trong khi đó, Trung Quốc có mức tăng trưởng 6,1% GDP đồng
thời tăng nợ công thêm 9,7%, đẩy tỷ lệ nợ công tương ứng 66,8% GDP…Về chính sách tài khóa, các quốc gia đều tăng cho chi tiêu y
tế, phòng chống dịch. Hoạt động trợ giúp xã hội, hỗ trợ các hộ gia đình thu nhập
thấp với nhiều phương thức như: Cấp phát bằng tiền mặt, hỗ trợ lương thực, tiền
điện; chi trả những chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, miễn giảm
thuế, phí cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực bị ảnh hưởng. Đồng thời, một số
nước cũng hỗ trợ dòng tiền cho một số ngành ưu tiên.Đồng thời, các quốc gia cũng tăng mạnh đầu tư cho hạ tầng. Bộ
trưởng lấy ví dụ ở Mỹ đã chi 1.200 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng, kích thích tăng
trưởng cho dài hạn.Về chính sách tiền tệ, họ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp
và tăng tín dụng, nới lỏng điều kiện hỗ trợ lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu
lại thời hạn trả nợ, ưu đãi miễn giảm thuế và hạn chế chi trả cổ tức bằng tiền… -
Tham mưu ban hành những chính sách chưa từng có tiền lệ
Phát biểu trước khi đăng đàn, Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng
chia sẻ ngay từ đầu nhiệm kỳ, Bộ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công trung hạn, cơ cấu lại nền kế… Đây là
những quyết sách quan trọng và là căn cứ để các cấp, ngành địa phương thực hiện
trong thời gian tới.Ông Dũng cho biết trước tác động của dịch Covid-19, ngay từ
đầu năm 2020, Bộ đã chia sẻ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia, các
tổ chức quốc tế để tham mưu ban hành các chính sách chưa từng có tiền lệ, nhằm
kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí duy trì sản xuất và góp
phần ổn định đời sống người dân khi dịch được kiểm soát.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định các chính sách đã ban
hành nhằm kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh… hạn chế
tác động đứt gãy của chuỗi cung ứng sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch, sớm
khắc phục khó khăn, thách thức để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh
tế – xã hội trong giai đoạn 5 năm 2021-2025.Đặc biệt, ông thông tin Bộ KHĐT đang nghiên cứu tham mưu
Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội để trình Quốc
hội trong kỳ họp tới. “Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, quan trọng của đất nước,
tác động toàn bộ tới nền kinh tế”, ông Dũng nhấn mạnh. -
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
Chính phủ dự báo năm 2022 tình hình quốc tế, trong nước có
những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách
thức nhiều hơn. Dịch Covid-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn.Do vậy, tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững
chắc và thấp hơn năm 2021; rủi ro tiếp tục gia tăng.Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh
tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh
nghiệp và người dân giảm sút.Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn
tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền
kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn
tiềm ẩn.Do đó, Chính phủ trình Quốc hội 16 chỉ tiêu chủ yếu về các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, mục tiêu đạt tốc độ tăng tổng sản
phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
bình quân khoảng 4%; bội chi ngân sách so với GDP khoảng 4%. -
Dự kiến 4/12 chỉ tiêu Quốc hội giao không đạt
Trong báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội năm 2021, Chính phủ ước thực hiện cả năm dự kiến đạt và vượt
8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm
phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân
1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao.Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân
sách 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực
cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi ngân
sách trong phạm vi dự toán (4% GDP).Tuy nhiên, Chính phủ dự kiến có 4/12 chỉ tiêu kinh tế – xã hội
chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%,
tuy nhiên quý III giảm 6,17% do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch bùng phát lần
thứ tư nên tính chung 9 tháng GDP chỉ tăng 1,42%. -
3 nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng báo cáo và trả lời chất vấn tại Quốc
hội về các vấn đề:– Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2022 và giải ngân vốn
đầu tư công.– Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh mới;
giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.– Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, giải quyết việc
làm ở nông thôn, để người dân có thể “ly nông mà không ly hương”.
Nguồn: News.zing.vn