Khách Việt gặp may vì lỡ du thuyền có nCoV

0
104

Nhật Bản Gia đình chị Hạnh không được lên tàu do thiếu visa Hong Kong. Nhờ đó, họ không nằm trong số 3.700 người phải cách ly vì nCoV.

Dưới đây là những chia sẻ của chị Hạnh Trần, 32 tuổi, đang sống cùng chồng và con trai tại Hà Nội về sự cố lỡ chuyến du lịch trên tàu Diamond Princess, hải trình Nhật Bản – Hong Kong – Việt Nam – Đài Loan – Nhật Bản. 

Chồng chị Hạnh, anh Kenichi Fukuoka đang làm cho một dự án tại Việt Nam, được đầu tư bởi vốn ODA. Cả nhà chị thậm chí đã đi đặt may áo dài đồng phục để chụp ảnh trên chuyến tàu. Ảnh: Hạnh Trần.

Chồng chị Hạnh, anh Kenichi Fukuoka đang làm cho một dự án ODA tại Việt Nam. Cả nhà chị thậm chí đã đặt may áo dài làm đồng phục để chụp ảnh trên chuyến tàu. Ảnh: Hạnh Trần.

Vợ chồng tôi đã mua tour và lên kế hoạch cho chuyến du lịch mơ ước này cùng con trai khoảng 3 tháng trước ngày khởi hành. Tôi chuẩn bị tỉ mỉ mọi thứ giấy tờ như visa, những điểm dừng có yêu cầu về trang phục và cả những thứ nhỏ nhất. Chúng tôi đã sống trong những ngày háo hức như thế cho tới lúc chuẩn bị lên đường. 

Tàu khởi hành ngày 20/1 tại cảng Yokohama, nhưng ngày 19/1 vợ chồng tôi đã có mặt và thuê một khách sạn với tầm nhìn ra cảng. Chúng tôi ngắm con tàu sáng rực cả đêm khi nó tiến vào gần cảng, bàn bạc với nhau về việc sẽ gửi con vào những ngày nào để tiện đi thăm thú. 3h ngày 20/1, chúng tôi mới đi ngủ và thức dậy lúc 7h để ăn sáng, trả phòng khách sạn rồi ra cảng.

12h30, chúng tôi là những du khách đến tàu sớm nhất. Do đó, cả nhà không phải xếp hàng mà được vào làm thủ tục ngay. Trên bàn đã để sẵn thẻ lên tàu và chìa khóa phòng ghi tên gia đình cùng tờ kế hoạch về buổi tiệc chào mừng buổi tối. Đó cũng là lúc sự cố xảy đến. Nhân viên tàu hỏi tôi giấy thông hành để vào Hong Kong. Vì không có ý định xuống tàu ở điểm dừng này, tôi không chuẩn bị visa. Tuy nhiên, nhân viên của tàu giải thích: Chỉ cần bước vào hải phận Hong Kong, tôi phải có visa.

Sau đó, chúng tôi được một nhân viên cấp cao hơn hỗ trợ. Người này nói tôi hãy bình tĩnh và ngồi đợi, để tìm cách xử lý. Hơn 3 tiếng sau, tôi nhận được thông báo bị từ chối lên tàu vì không xin được visa Hong Kong. Tôi đã bật khóc vì thương chồng, anh là người háo hức nhất với chuyến đi này suốt 3 tháng qua. Nhân viên an ủi rằng tôi có thể lên tàu ở điểm dừng sau Hong Kong – tức cảng Chân Mây, Huế tại Việt Nam. Sau đó, hai vợ chồng ký vào biên bản về việc không lên được tàu là do lỗi từ phía khách.

Hình ảnh con tàu Diamond Princess đậu tại cảng Yokohama hôm 20/1 được chị hạnh chụp qua cửa kính xe taxi, khi chị chuẩn bị về quê chồng. Lúc này hai vợ chồng đang rất buồn. Ảnh: Hạnh Trần.

Hình ảnh con tàu Diamond Princess đậu tại cảng Yokohama hôm 20/1 được chị Hạnh chụp qua cửa kính taxi, khi chị chuẩn bị về quê chồng. Lúc này hai vợ chồng đang rất buồn. Ảnh: Hạnh Trần.

Chồng tôi tỏ ra bình tĩnh về sự cố. Anh nắm tay, an ủi tôi trong suốt chuyến taxi về quê chồng ở tỉnh Shiga sau đó. Anh còn hứa với tôi về một chuyến đi “xịn” hơn trong tương lai để vợ đỡ buồn. 

Ngày 25/1, khi trên đường đi chơi về, chúng tôi ghé vào mua vé máy bay tới Đà Nẵng để kịp lên tàu. Tuy nhiên, do không mang đủ tiền, lại để quên thẻ tín dụng ở nhà nên, vợ chồng đành phải quay về để đặt mua trên mạng. Tại nhà, tôi lại bắt đầu suy nghĩ lại và thấy lo lắng. Tôi khuyên chồng hủy chuyến đi này vì “chuyện gì xảy ra cũng có lý do” và được anh đồng ý. Chúng tôi chấp nhận mất số tiền mua tour, dù không hề nhỏ.

Trên ảnh là 3 cuốn hộ chiếu của gia đình chị Hạnh, đã được nhân viên trên tàu dán thẻ ghi nhớ. Khi lên tàu, phía du thuyền sẽ thu hộ chiếu của hành khách. Tuy nhiên, vì không thể lên nên nhân viên sau đó đã trả lại hộ chiếu cho gia đình chị. Chị Hạnh cũng giải thích thêm về màu sắc khác nhau của 3 cuốn hộ chiếu. Cuốn màu xanh là của chị Hạnh - mang quốc tịch Việt Nam. Hộ chiếu màu đỏ là của chồng chị và màu còn lại là của con trai. Tại Nhật, hộ chiếu cho người từ 18 tuổi trở lên sẽ có màu đỏ, còn trẻ nhỏ mang một màu khác. Ảnh: Hạnh Trần.

Ba cuốn hộ chiếu của gia đình chị Hạnh, đã được nhân viên trên tàu dán thẻ ghi nhớ. Khi lên tàu, phía du thuyền sẽ thu hộ chiếu của hành khách. Tuy nhiên, vì không thể lên nên nhân viên sau đó đã trả lại hộ chiếu cho gia đình chị. Chị Hạnh cũng giải thích thêm về màu sắc khác nhau của 3 cuốn hộ chiếu. Cuốn màu xanh là của chị Hạnh – mang quốc tịch Việt Nam. Hộ chiếu màu đỏ là của chồng chị và màu còn lại là của con trai. Tại Nhật, hộ chiếu cho người từ 18 tuổi trở lên sẽ có màu đỏ, còn trẻ nhỏ mang một màu khác. Ảnh: Hạnh Trần.

Ngày 31/1, chúng tôi đọc được tin tức đầu tiên về những người nhiễm nCov trên con thuyền mà mình định đi. Cả nhà lúc đó mới toát mồ hôi. Càng về sau, tin tức về con tàu được đưa nhiều đến mức tôi không dám xem. Bạn bè, người thân gọi điện hỏi han và nói rằng cả nhà đã rất may mắn. 

Ban đầu, tôi mừng vì mình không nằm trong số những người bị cách ly trên du thuyền. Nhưng sau đó, tôi nhớ đến một bé gái xinh xắn đã gặp ở bến cảng lúc lên tàu. Cô bé cũng trạc tuổi con trai tôi và hiện giờ, chắc đang phải cách ly cùng gia đình. Tôi nghĩ đến những người phải ở trong những căn phòng không có ban công hay cửa sổ trên tàu, vì không phải phòng nào trên đó cũng đều thông thoáng. Hiện tại, tôi chỉ mong tất cả những người có mặt trên con tàu đó được bình an, mạnh khỏe. 

Hạnh Trần

Nguồn: Vnexpress.net

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn