Thổ dân Úc xây đền ở… Thổ Nhĩ Kỳ cách nay 12.000 năm?

0
Thổ dân Úc xây đền ở… Thổ Nhĩ Kỳ cách nay 12.000 năm?

Gobekli Tepe là ngôi đền thời kỳ Ðồ đá mới, nằm ở vị trí cách mặt nước biển khoảng 762 m, trên đỉnh của một ngọn núi ở phía đông nam vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, được một ông lão chăn cừu người Kurd là Savak Yildiz vô tình phát hiện vào tháng 10-1994.

Cuối năm đó, nhà khảo cổ học Klaus Schmidt thuộc Viện khảo cổ Đức đã đến nghiên cứu và cho biết Göbekli Tepe có niên đại vào khoảng 12.000 năm tuổi, lớn hơn gần 7.000 năm tuổi so với vùng Lưỡng Hà. Độ tuổi này cho thấy nó chính là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Thế nhưng, sự trùng hợp khó hiểu giữa những di vật và biểu tượng của thổ dân châu Úc với những gì được tìm thấy trong quần thể cự thạch 12.000 năm tuổi này đã khiến các nhà khảo cổ học đau đầu để tìm câu trả lời.

Thổ dân Úc xây đền ở... Thổ Nhĩ Kỳ cách nay 12.000 năm? - 1

Cụ thể, nhà nghiên cứu Bruce Fenton đã tìm thấy nhiều biểu tượng và họa tiết giống nhau như hình được khắc trên  một trụ đá ở Göbekli Tepe giống hệt với hình ảnh được vẽ trên ngực của một thổ dân Úc cao tuổi, hay một họa tiết trên một trụ đá khác giống với những viên đá churinga, biểu tượng trên các vật tạo tác linh thiêng nhất của nền văn hoá thổ dân Úc.

Nhà nghiên cứu này cũng phát hiện ra những gì ông cho là đá churinga tại các khu khai quật cổ xưa 12.000 tuổi khác ở Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có liên quan đến nền văn hóa ở Göbekli Tepe. Chúng là những vòng tròn đồng tâm đặc trưng được thổ dân sử dụng để chỉ nguồn nước, và những đường zig-zag để chỉ các dòng suối… Điều này chứng tỏ đá churinga là những vật thờ cúng linh thiêng ở đền Göbekli Tepe.

Khi tập trung phân tích sự đa văn hóa của Göbekli Tepe và miền đất Arnhem ở  phía bắc Úc, với những biểu tượng và họa tiết tương đồng được tìm thấy, ông Fenton đã đưa ra giả thuyết cho rằng Göbekli Tepe đã được xây dựng bởi các thổ dân châu Úc.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao những người thợ thủ công chế tác các cột đá khổng lồ ở đây.  Những người thợ xây đã cắt, đục đẽo và vận chuyển những khối đá nguyên khối hình chữ T cao hơn 3m, nặng từ 4-6 tấn, và xếp chúng chồng lên nhau bằng cách nào chỉ với những dụng cụ cầm tay đơn giản?

Thổ dân Úc xây đền ở... Thổ Nhĩ Kỳ cách nay 12.000 năm? - 2

Khu khai quật ở Gobekli Tepe.

Và tại sao Göbekli Tepe lại bị chôn vùi ngay nơi nó được xây dựng cũng gây nhiều tranh cãi. Các hình chạm khắc tại khu khai quật cho thấy một ngôi sao chổi đã gây ra những thay đổi quan trọng về khí hậu trên địa cầu, một thảm họa đã quét sạch nền văn minh đã tạo ra các công trình ở Göbekli Tepe. Nhưng khi xem xét những kết cấu cuối cùng được xây dựng, có vẻ như những người cổ đại đã cố tình chôn vùi và che giấu Göbekli Tepe suốt hàng ngàn năm… Tất cả đều không có lời giải đáp thỏa đáng.

Không thể lý giải tại sao người cổ đại có thể chế tác và xây dựng được một công trình đồ sộ như Göbekli Tepe, cũng không thể khẳng định nó được xây dựng bởi các thổ dân châu Úc, nhưng với các biểu tượng giống hệt nhau cho thấy giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người châu Úc có sự giao thoa văn hóa.

Nguồn: 24H.COM.VN