Đây là một địa điểm khiến bất kỳ người nào đi ngang qua cũng phải rùng mình sợ hãi.
Nguồn: 24H.COM.VN
Du lịch nước ngoài, tin tức du lịch nước ngoài, các tour du lịch nước ngoài, các địa điểm du lịch nước ngoài hấp dẫn được chúng tôi tổng hợp và đăng tin hàng ngày cho quý khách tham khảo và lựa chọn những tour du lịch nước ngoài ưng ý nhất
Nguồn: 24H.COM.VN
Nguồn: 24H.COM.VN
Nguồn: 24H.COM.VN
Ngôi làng nhỏ Gummatapura của Ấn Độ nổi tiếng khắp thế giới sở hữu cách kết thúc lễ kỷ niệm Diwali hàng năm độc đáo bằng một trận chiến phân bò vô cùng nhộn nhịp được gọi là ‘Gorehabba’.
Người dân tham gia lễ hội ném phân bò ở làng Gumatapura
“Nếu có bệnh, chúng ta sẽ được chữa khỏi”, đó là lý do đông đảo người dân hào hứng tham gia lễ hội Gorehabba vào cuối tuần qua.
Các tín đồ Hindu tin rằng bò và mọi thứ liên quan đến loài vật này đều thiêng liêng và có tác dụng thanh lọc. Nhiều bang của Ấn Độ từ lâu đã cấm giết mổ thú nuôi và gia súc. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu luôn có hành động thúc đẩy việc bảo vệ các loài vật này.
Ngày của trận chiến phân bò bắt đầu bằng việc thu thập ‘đạn dược’ từ những ngôi nhà sở hữu bò trong làng Gummatapura, nằm ở biên giới giữa các bang Karnataka và Tamil Nadu. Phân được chất lên các máy kéo có trang trí lộng lẫy với những bông hoa cúc vạn thọ và chuyển đến một ngôi đền địa phương, nơi các linh mục thực hiện nghi lễ ban phước.
Sau đó, người ta sẽ đưa những ‘phân bò may mắn’ đến một khu vực trống của làng Gummatapura, và những ‘kẻ liều mạng’ đã sẵn sàng để ngực trần lao đến đó chuẩn bị phóng đạn. Đây là một trận chiến khốc liệt, với những mảnh phân bay khắp nơi.
Đối với những người đàn ông trẻ tuổi tham gia Gorehabba, vượt rào và ‘bị’ ném phân bò vào người thì đây vừa là niềm vui vừa là niềm tin về lợi ích của ‘đạn’.
Nhiều người tham gia lễ hội tin rằng chỉ cần chạm tay vào phân bò đã được ban phước lành, bạn có thể chữa khỏi mọi bệnh tật và có cơ hội lớn trở thành người không bao giờ bị ốm.
Người dân địa phương cho rằng nguồn gốc của trận chiến phân bò xuất phát từ một trong những vị thần sinh ra trong phân bò có tên Beereshwara Swamy.
Đây không phải là trận chiến phân bò duy nhất ở Ấn Độ. Người dân Kairuppala, một ngôi làng ở bang Andhra Pradesh của Ấn Độ, cũng tham gia vào trận chiến bánh phân bò hoành tráng mỗi năm.
Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/ky-la-le-hoi-nem-phan-bo-o-an-do-c9a19303.htmlNguồn: https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/ky-la-le-hoi-nem-phan-bo-o-an-do-c9a19303.html
Nguồn: 24H.COM.VN
“Có lẽ rất nhiều người đến với Bình Liêu bởi vẻ đẹp núi rừng hoành tráng, bạt ngàn lau trên các cột mốc biên giới. Với mình thì sự thu hút lại nằm ở chính những con người, những nét độc đáo văn hoá đầy ấn tượng của rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống bao đời gắn kết với vùng đất này,” nhiếp ảnh gia chia sẻ.
Bình Liêu là một huyện miền núi, nằm ở biên giới phía Đông Bắc. Người Dao ở Bình Liêu có hai nhánh, là Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y. Người Dao Thanh Phán sinh sống chủ yếu ở các xã Đồng Văn, Đồng Tâm và Hoành Mô. Sống ở vùng núi cao, điều này cũng góp phần tạo nên nét văn hoá độc đáo của người Dao Thanh Phán, có thể kể đến như trang phục truyền thống, căn nhà trình tường e ấp bên sườn đồi hay những mùa vàng trên thửa ruộng bậc thang…
Nhắc đến trang phục người Dao Thanh Phán, du khách nào từng đến Bình Liêu sẽ ấn tượng ngay với sắc đỏ chủ đạo nổi bật từ khăn, mũ đội đầu cho đến các hoạ tiết trên quần, áo.
Thiếu nữ người Dao Thanh Phán thường quấn trên đầu một chiếc khăn màu đỏ có hoạ tiết bắt mắt và buộc dây ở cằm. Tất cả làm nền cho sự duyên dáng, e ấp của thiếu nữ vùng cao.
Đối với phụ nữ đã có gia đình thường sẽ cạo trọc đầu và đội lên một “phụ kiện” là chiếc hộp nhỏ màu đỏ, rồi sẽ phủ khăn lên trên.
Sở dĩ, trang phục của người Dao Thanh Phán có màu sắc rực rỡ vì từ xưa họ đã quan niệm, màu càng sặc sỡ thú dữ càng sợ hãi không dám lại gần, như vậy sẽ không gây hại đến mình.
Đến Bình Liêu vào mùa thu hoạch, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những hạt lúa phơi vàng ruộm. Hay những lúc trẻ em và người lớn hốt lúa ngoài sân dưới ánh mặt trời khuất dần sau núi. Bình dị và an yên đến lạ.
Phụ nữ Dao Thanh Phán trên thửa ruộng, cần cù, chịu khó lao động sản xuất. Những lúc rảnh rỗi, các chị, các mẹ có thể thêu thùa bất cứ đâu. Đôi bàn tay khéo tay, tỉ mẫn làm ra những bộ trang phục truyền thống đặc trưng.
“Một khung cảnh yên bình và rất nên thơ khi tới đây chính là bắt gặp các cô các bà người Dao Thanh Phán thảnh thơi thêu thùa. Ngồi giữa cánh đồng bạt ngàn hương lúa, xa xa là những ngọn núi trùng điệp cộng với tiếng leng keng trên cổ những chú trâu nhởn nhơ gặm cỏ. Một cuộc sống yên bình đáng mơ ước,” nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải chia sẻ.
Người Dao Thanh Phán chân chất, mộc mạc luôn nở nụ cười mến khách.
Bé gái người Dao Thanh Phán, bông hoa của núi rừng.
Bình Liêu vào mùa đông khí hậu lạnh giá, mùa hè nóng nực, để thích nghi với điều kiện tự nhiên người Dao Thanh Phán thường sống trong những căn nhà trình tường vững chãi, kiến trúc độc đáo.
Ngắm những thửa ruộng tới mùa lúa chín vàng ruộm sẽ là trải nghiệm thú vị và lãng mạn khi đến Bình Liêu.
Gác lại những lo toan bộn bề nơi phố thị, thả hồn chiêm ngưỡng làn khói lam chiều nơi miền sơn cước.
Đừng lỡ hẹn với Bình Liêu, du khách sẽ có cơ hội khám phá và trải nghiệm nhiều nét văn hoá vùng cao đặc sắc của người Dao Thanh Phán.
Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/ve-binh-lieu-ngam-sac-do-cua-nguoi-dao-thanh-phan-c14a19956.htm…Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/ve-binh-lieu-ngam-sac-do-cua-nguoi-dao-thanh-phan-c14a19956.html
Nguồn: 24H.COM.VN
Nằm ngoài khơi bờ biển Croatia, Baljenac là một hòn đảo nhỏ được bao phủ bởi hàng loạt bức tường đá khiến nó giống như một dấu vân tay khổng lồ khi nhìn từ trên cao.
Đảo Baljenac hình bầu dục được bao phủ bởi một mạng lưới những bức tường đá dài 23km. Có thể bạn nghĩ rằng, nơi này là một mê cung cổ đại nhưng trên thực tế những bức tường đá này chỉ cao đến thắt lưng và được thiết kế để giúp nền nông nghiệp ở đây chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt.
Hòn đảo này có địa hình đá, gió mạnh nên không thích hợp cho việc trồng cây. Vì vậy, người dân địa phương đã xây những bức tường đá để bảo vệ cây trồng của mình. Đây là một kỹ thuật được sử dụng ở nhiều nơi tại châu Âu như Anh hoặc Ireland nhưng không có nơi nào khác bắt chước mô hình dấu vân tay như ở đảo Baljenac.
Phần lớn những bức tường đá này được xây dựng vào thế kỷ 17, từng là nơi trú ẩn an toàn dành cho những người theo đạo Thiên chúa. Một số bức tường khác có thể còn lâu đời hơn.
Kể từ khi những bức ảnh chụp từ trên không của đảo Baljenac bắt đầu lan truyền trên Internet, hòn đảo đã trở nên nổi tiếng và ngày càng thu hút khách du lịch.
Mặc dù người dân địa phương chào đón du khách nhưng một số người lo lắng những bức tường đá có thể bị phá hoại.
Chính phủ Croatia đã yêu cầu UNESCO đưa hòn đảo này vào danh sách các di sản thế giới. Điều này sẽ không chỉ thúc đẩy sự nổi tiếng của hòn đảo hơn nữa mà còn đảm bảo Baljenac được chính quyền địa phương bảo vệ tốt hơn.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/tuong-la-hon-dao-binh-thuong-nhung-hinh-dang-tu-tren-cao-khien-ai-cung-p…Nguồn: https://baogiaothong.vn/tuong-la-hon-dao-binh-thuong-nhung-hinh-dang-tu-tren-cao-khien-ai-cung-phai-kinh-ngac-d534870.html
Nguồn: 24H.COM.VN
Nguồn: 24H.COM.VN
Nguồn: 24H.COM.VN