Trang chủ Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.

Du khách tìm cảm giác thư giãn ở ‘địa ngục’ mù mịt khói

NHẬT BẢN – Sở hữu gần 30 suối nước nóng thường xuyên bốc khói mù mịt, thị trấn Unzen Onsen là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách sau những ngày dài làm việc căng thẳng.

Nằm trên đảo Kyushu, thuộc tỉnh Nagasaki, Unzen Onsen là một trong những khu suối nước nóng lâu đời và ấn tượng nhất Nhật Bản, nổi bật với cảnh quan núi lửa, làn hơi nước lưu huỳnh bốc lên giữa các khe đá.

ZzsWoGbXkgOGjCrS734Ob5FAj05SrJJZ29JwepDz__1024_768.jpeg
Ảnh: Japan Guide

Khu vực Unzen được hình thành bởi hoạt động địa chất núi lửa của dãy núi Unzen, một phần của công viên quốc gia Unzen-Amakusa. Nơi đây không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục mà còn bởi hệ sinh thái độc đáo, với thảm thực vật đa dạng và các lối mòn leo núi được bảo tồn tốt.

Vào mùa thu, Unzen nổi bật với sắc đỏ và vàng rực rỡ của rừng lá phong, trong khi mùa đông tuyết phủ tạo nên một vẻ đẹp thanh bình, thích hợp cho những du khách yêu thiên nhiên và thư giãn.

大叫喚地獄 scaled e1727229643618 1060x795.jpg
Tên gọi “địa ngục suối nước nóng”, xuất phát từ khung cảnh nơi đây với những dòng nước nóng sôi, bùn khoáng sủi bọt và khí lưu huỳnh dày đặc. Ảnh: Visit Nagasaki

Trung tâm của khu vực này là Unzen Jigoku hay “địa ngục suối khoáng”, nơi tập trung khoảng 30 dòng nước nóng phun trào từ lòng đất, hơi nước mù mịt, mùi lưu huỳnh lan tỏa khắp không gian.

Nổi bật nhất trong số này phải kể tới Dai-kyōkan Jigoku – “Địa ngục gào thét” khi hơi và khí nóng có thể đạt đến 120°C.

Yuto Ichiki, 41 tuổi, một hướng dẫn viên địa phương cho biết, giá trị lớn nhất của Unzen không nằm ở những dịch vụ du lịch mà ở cảm nhận gắn bó với thiên nhiên. Nhiều du khách tới đây, nằm dài trên những nền đất ấm để ngắm sao.

“Đó là cách họ chữa lành cảm xúc và trải nghiệm cảm giác thư giãn như ở trên thiên đường”, Ichiki chia sẻ.

Unzen 8.jpg
Ảnh: Travel is Zen

Các suối nước nóng tại Unzen được cho là chứa nhiều khoáng chất như lưu huỳnh, natri và clorua. Nước khoáng có độ pH trung tính đến axit nhẹ, được cho là giúp làm sạch da, cải thiện tuần hoàn máu và làm dịu đau nhức cơ bắp.

Theo báo cáo của Viện Sức khỏe cộng đồng Nhật Bản (National Institute of Public Health), nước suối lưu huỳnh ở mức độ vừa phải có thể hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da và chứng thấp khớp nếu sử dụng đúng cách, có chỉ định phù hợp.

Bác sĩ Hiroshi Tanaka, chuyên gia vật lý trị liệu tại Tokyo, chia sẻ trong tạp chí Nihon Onsen Igaku Zasshi: “Tắm khoáng như ở Unzen có thể giúp thư giãn thần kinh và cải thiện các triệu chứng căng thẳng nếu kết hợp với nghỉ dưỡng hợp lý”.

Cách trung tâm thành phố Fukuoka khoảng 3 giờ di chuyển, Unzen vẫn nằm ngoài các tuyến du lịch phổ biến. Từ ga Nagasaki, du khách phải đi tàu đến Isahaya rồi nối chuyến xe buýt thêm 90 phút để tới thị trấn.

Sự biệt lập giúp nơi đây tránh được cảnh ồn ào, đông đúc như Beppu – khu suối khoáng nổi tiếng nhất đảo Kyushu.

Miyazaki Ryokan là một khách sạn kiểu truyền thống, được xây từ năm 1929. Ảnh: Booking.com

Khu vực Unzen cũng cung cấp nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng cho các nhóm đối tượng khác nhau. Các nhà trọ và khách sạn tại đây thường có bể tắm nước nóng trong phòng hoặc ngoài trời, cho phép du khách trải nghiệm ngâm mình giữa thiên nhiên. Một số nơi còn có suối tắm riêng biệt cho nam, nữ và gia đình.

Các món ăn địa phương ở đây như “nabe” (lẩu Nhật), trứng luộc trong nước suối khoáng (onsen tamago) hay các món ăn từ rau củ bản địa đều được đánh giá cao về hương vị và độ tươi ngon.

JIC2SpASRg1EssPBSMtQgaYKs03fnx0mC15hU5XV__1673_1115.jpeg
Ảnh: Visit Nagasaki

“Unzen là nơi lưu giữ tinh thần Nhật Bản đích thực”, hướng dẫn viên Ichiki nói. 

Nguồn: Vietnamnet

Nhóm 10 khách Hà Nội đi Ninh Bình 2 ngày 1 đêm, ăn thoải mái hết hơn 1 triệu

Mới đây, Dương Bảo Hân (21 tuổi) cùng 9 người bạn thân từ Hà Nội đã tới phường Nam Định, tỉnh Ninh Bình (trước là TP Nam Định, tỉnh Nam Định) để thưởng thức các món ẩm thực đường phố.

“Nhóm mình là bạn thân từ cấp 3, lên đại học thì khác trường, có bạn đi du học nhưng mỗi năm đều tụ họp và đặt mục tiêu đi du lịch với nhau ít nhất 2 chuyến.

Năm nay, do chuẩn bị tốt nghiệp, thời gian hạn hẹp nên chúng mình không thể đi xa. Nhóm quyết định chọn thực hiện một chuyến trải nghiệm ẩm thực (food tour) ở Ninh Bình dài 2 ngày 1 đêm.

Tổng chi phí chưa tới 700.000 đồng/người mà vẫn siêu ngon, siêu vui”, Hân chia sẻ.

Nhóm bạn 10 người đi từ Hà Nội tới Ninh Bình bằng 2 xe ô tô riêng. Họ cùng nhau tìm kiếm những hàng quán nổi tiếng ở phường Nam Định để khám phá. “Hành trang của bọn mình là chiếc bụng đói”, Hân hài hước nói.

IMG_1806.JPG
Nhóm du khách từ Hà Nội tới Ninh Bình khám phá ẩm thực. Ảnh: NVCC

Ngày đầu, nhóm tới bánh mì cô Ba (120 Hàng Sắt); quán nước ô mai, trà bát bảo bà Bu (số 1 Trần Quốc Toản); bún sung (chợ Diên Hồng); phở xíu cô Ngọc (10 Nguyễn Hiền); Óc tần lư hương (135 Hùng Vương); chè Hàng Hầm bà Nga (98 Nguyễn Du).

“Bún sung, phở xíu, trà bát bảo đều là những món lần đầu tiên nhóm mình thưởng thức. Các món ăn đều rất ngon miệng”, nữ du khách chia sẻ.

Nhóm khách Hà Nội thưởng thức loạt món ngon. Ảnh: NVCC

Món trà bát bảo là “đặc sản” của quán nước bà Bu nằm ở vỉa hè sau quảng trường Hòa Bình, cạnh trường tiểu học Lê Quý Đôn. Quán được mở từ năm 1988, chỉ bán 2 món đồ uống “độc quyền” là nước ô mai và trà bát bảo. 

w nuoc o mai 8 126916.jpg
Trà bát bảo của quán là món giải nhiệt quen thuộc với nhiều người Nam Định (nay là Ninh Bình). Ảnh: Trọng Tùng

Trà bát bảo được nấu từ 8 vị thuốc bắc và đường mía thô nên giải nhiệt tốt. Một cốc nước ở đây có giá 4.000 đồng. Cốc mang về to gấp đôi có giá 7.000 đồng, chai 500ml giá 12.000 đồng, chai 1,5l giá 35.000 đồng và bảo quản tủ lạnh được 5 ngày. 

Bún sung là cái tên lạ lẫm với nhiều du khách từ xa khi tới phường Nam Định. Ban đầu, món ăn này đơn thuần là bún riêu cua, sau được chủ quán thêm tóp mỡ, sung thái lát. Lâu dần, người ta quen gọi món bún này là bún sung, bún tóp mỡ. 

IMG_4011.jpg
Bát bún sung đầy đủ có giá 30.000 đồng. Ảnh: NVCC

Phở xíu là món nhóm thực khách Hà Nội yêu thích nhất. “Đây giống như món phở chấm, ăn kèm là rất nhiều thịt xá xíu thơm, mọng nước, ngoài giòn trong mềm. Chúng mình mua tận 60 suất để mang về mời gia đình ăn thử”, Hân kể.

IMG_4033.jpg
Phở xíu chấm là món nhóm khách Hà Nội yêu thích nhất. Ảnh: NVCC

Các hàng quán có phục vụ phở xíu nước và phở xíu chấm. Xá xíu có màu nâu cánh gián, phần mỡ vàng óng, khi thái ra phần thăn bên trong có màu hồng nhạt, thịt mềm và ngọt, rất thơm mùi gia vị như húng lìu.

Riêng phở chấm thì hay ăn kèm phần xá xíu chế biến từ thịt má nên không dai, không khô, cũng không bị ngấy. Nước chấm được ninh kỹ từ thịt gà, vị ngọt thanh tự nhiên, rồi được nêm nếm khéo léo sao cho vừa đậm đà, vừa hài hòa.

Nguyên liệu còn lại là bánh phở tươi bản nhỏ, mềm và dai cùng các loại rau sống. Hân cho biết, món này có giá 60.000 đồng/suất.

Ngày đầu tiên, món khiến nhóm Hân phải ngỡ ngàng là óc tần lư hương do hình thức quá “lạ lùng”. Món óc lợn hầm thuốc Bắc của quán được đặt trong những chiếc hũ sứ. Không hiểu từ khi nào, thực khách lại đặt tên cho món là “óc tần lư hương”.

“Mình không biết ăn óc nên không trực tiếp thưởng thức. Bạn trong nhóm mình thì khen mềm mềm, béo béo, là món ăn đêm lý tưởng”, Hân nói.

IMG_4045.jpg
Món ăn có hình thức “lạ lùng”. Ảnh: NVCC

Ngày thứ 2 ở Ninh Bình, nhóm của Hân tiếp tục thưởng thức bánh mì Liên (7 Hàng Thao) trước khi về vui chơi ở công viên nước phường Hà Nam, giá 290.000 đồng/vé.

Hân cho biết, nhóm thuê 1 căn homestay tại phường Nam Định với giá gần 1,6 triệu đồng/đêm. Căn nhà rộng, đẹp, đầy đủ thiết bị, chủ nhà lại tâm lý, chiều khách. Chi phí xăng xe, cầu đường cho chuyến đi là 1 triệu đồng/2 xe.

“Ăn rất nhiều món ngon mà sau khi tính toán, nhóm giật mình nhận ra chỉ tiêu hết có 1.240.000 đồng/10 người”, Hân kể.

Sau chuyến đi, Dương Bảo Hân có làm video để chia sẻ trên mạng xã hội, nhận về hơn 300.000 lượt xem. Nhiều người còn gợi ý nhóm khách, nếu quay trở lại Ninh Bình lần nữa thì đừng quên thưởng thức xíu páo, phở bò…

“Nhóm mình là bạn thân từ cấp 3, lên đại học thì khác trường, có bạn đi du học nhưng mỗi năm đều tụ họp và đặt mục tiêu đi du lịch với nhau ít nhất 2 chuyến.

Năm nay, do chuẩn bị tốt nghiệp, thời gian hạn hẹp nên chúng mình không thể đi xa. Nhóm quyết định chọn thực hiện một chuyến trải nghiệm ẩm thực (food tour) ở Ninh Bình dài 2 ngày 1 đêm.

Tổng chi phí chưa tới 700.000 đồng/người mà vẫn siêu ngon, siêu vui”, Hân chia sẻ.

Nhóm bạn 10 người đi từ Hà Nội tới Ninh Bình bằng 2 xe ô tô riêng. Họ cùng nhau tìm kiếm những hàng quán nổi tiếng ở phường Nam Định để khám phá. “Hành trang của bọn mình là chiếc bụng đói”, Hân hài hước nói.

IMG_1806.JPG
Nhóm du khách từ Hà Nội tới Ninh Bình khám phá ẩm thực. Ảnh: NVCC

Ngày đầu, nhóm tới bánh mì cô Ba (120 Hàng Sắt); quán nước ô mai, trà bát bảo bà Bu (số 1 Trần Quốc Toản); bún sung (chợ Diên Hồng); phở xíu cô Ngọc (10 Nguyễn Hiền); Óc tần lư hương (135 Hùng Vương); chè Hàng Hầm bà Nga (98 Nguyễn Du).

“Bún sung, phở xíu, trà bát bảo đều là những món lần đầu tiên nhóm mình thưởng thức. Các món ăn đều rất ngon miệng”, nữ du khách chia sẻ.

Nhóm khách Hà Nội thưởng thức loạt món ngon. Ảnh: NVCC

Món trà bát bảo là “đặc sản” của quán nước bà Bu nằm ở vỉa hè sau quảng trường Hòa Bình, cạnh trường tiểu học Lê Quý Đôn. Quán được mở từ năm 1988, chỉ bán 2 món đồ uống “độc quyền” là nước ô mai và trà bát bảo. 

w nuoc o mai 8 126916.jpg
Trà bát bảo của quán là món giải nhiệt quen thuộc với nhiều người Nam Định (nay là Ninh Bình). Ảnh: Trọng Tùng

Trà bát bảo được nấu từ 8 vị thuốc bắc và đường mía thô nên giải nhiệt tốt. Một cốc nước ở đây có giá 4.000 đồng. Cốc mang về to gấp đôi có giá 7.000 đồng, chai 500ml giá 12.000 đồng, chai 1,5l giá 35.000 đồng và bảo quản tủ lạnh được 5 ngày. 

Bún sung là cái tên lạ lẫm với nhiều du khách từ xa khi tới phường Nam Định. Ban đầu, món ăn này đơn thuần là bún riêu cua, sau được chủ quán thêm tóp mỡ, sung thái lát. Lâu dần, người ta quen gọi món bún này là bún sung, bún tóp mỡ. 

IMG_4011.jpg
Bát bún sung đầy đủ có giá 30.000 đồng. Ảnh: NVCC

Phở xíu là món nhóm thực khách Hà Nội yêu thích nhất. “Đây giống như món phở chấm, ăn kèm là rất nhiều thịt xá xíu thơm, mọng nước, ngoài giòn trong mềm. Chúng mình mua tận 60 suất để mang về mời gia đình ăn thử”, Hân kể.

IMG_4033.jpg
Phở xíu chấm là món nhóm khách Hà Nội yêu thích nhất. Ảnh: NVCC

Các hàng quán có phục vụ phở xíu nước và phở xíu chấm. Xá xíu có màu nâu cánh gián, phần mỡ vàng óng, khi thái ra phần thăn bên trong có màu hồng nhạt, thịt mềm và ngọt, rất thơm mùi gia vị như húng lìu.

Riêng phở chấm thì hay ăn kèm phần xá xíu chế biến từ thịt má nên không dai, không khô, cũng không bị ngấy. Nước chấm được ninh kỹ từ thịt gà, vị ngọt thanh tự nhiên, rồi được nêm nếm khéo léo sao cho vừa đậm đà, vừa hài hòa.

Nguyên liệu còn lại là bánh phở tươi bản nhỏ, mềm và dai cùng các loại rau sống. Hân cho biết, món này có giá 60.000 đồng/suất.

Ngày đầu tiên, món khiến nhóm Hân phải ngỡ ngàng là óc tần lư hương do hình thức quá “lạ lùng”. Món óc lợn hầm thuốc Bắc của quán được đặt trong những chiếc hũ sứ. Không hiểu từ khi nào, thực khách lại đặt tên cho món là “óc tần lư hương”.

“Mình không biết ăn óc nên không trực tiếp thưởng thức. Bạn trong nhóm mình thì khen mềm mềm, béo béo, là món ăn đêm lý tưởng”, Hân nói.

IMG_4045.jpg
Món ăn có hình thức “lạ lùng”. Ảnh: NVCC

Ngày thứ 2 ở Ninh Bình, nhóm của Hân tiếp tục thưởng thức bánh mì Liên (7 Hàng Thao) trước khi về vui chơi ở công viên nước phường Hà Nam, giá 290.000 đồng/vé.

Hân cho biết, nhóm thuê 1 căn homestay tại phường Nam Định với giá gần 1,6 triệu đồng/đêm. Căn nhà rộng, đẹp, đầy đủ thiết bị, chủ nhà lại tâm lý, chiều khách. Chi phí xăng xe, cầu đường cho chuyến đi là 1 triệu đồng/2 xe.

“Ăn rất nhiều món ngon mà sau khi tính toán, nhóm giật mình nhận ra chỉ tiêu hết có 1.240.000 đồng/10 người”, Hân kể.

Sau chuyến đi, Dương Bảo Hân có làm video để chia sẻ trên mạng xã hội, nhận về hơn 300.000 lượt xem. Nhiều người còn gợi ý nhóm khách, nếu quay trở lại Ninh Bình lần nữa thì đừng quên thưởng thức xíu páo, phở bò…

Nguồn: Vietnamnet

Tiệm chụp ảnh ở Hà Nội kêu oan vì bị tấn công nhầm vụ khách Hàn đánh người

Vụ việc hai cô gái Việt Nam bị hai người phụ nữ Hàn Quốc túm tóc, tấn công trong một cửa tiệm chụp ảnh nằm ở khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) thu hút sự quan tâm của dư luận.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Đoàn Hiền, quản lý của cửa tiệm chụp ảnh tự động thuộc quận Nam Từ Liêm cho biết, quán bất ngờ nhận “bão” 1 sao trên nền tảng đánh giá Google do cộng đồng mạng đề xuất từ chiều 14/7 – thời điểm vụ việc đang ầm ĩ trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

Tiệm chụp ảnh ở Hà Nội kêu oan vì bị tấn công nhầm vụ khách Hàn đánh người - 1

Cửa tiệm chụp ảnh kêu oan vì bị nhầm lẫn với Photoism, nơi xảy ra vụ va chạm giữa người phụ nữ Hàn Quốc với 2 cô gái Việt Nam (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Trùng với thời điểm sức khỏe không ổn định, chị Hiền không quá để ý về điều này. Nhưng tới chiều 15/7, lượng đánh giá 1 sao (mức độ thấp nhất) dành cho cửa tiệm liên tục gia tăng khiến chỉ số uy tín của cơ sở này từ 4,8 điểm (mức cao) xuống chỉ còn 2,6 điểm (mức thấp). 

Cùng với đó, rất nhiều tài khoản mạng xã hội tràn vào trang Fanpage của cửa tiệm để lại những bình luận tiêu cực. Trong đó, nhiều người chỉ trích quán phục vụ “chất lượng tệ”, “vô cảm với khách hàng”, “thấy khách bị tấn công nhưng không can ngăn”.

Chỉ tới khi một khách hàng từng sử dụng dịch vụ tại đây và giải thích rằng, cộng đồng mạng đã nhầm lẫn 2 cửa tiệm chụp ảnh. Photoism – cửa tiệm chụp ảnh tự động mới là nơi xảy ra vụ việc. Hai cơ sở này cách nhau khoảng 100m.

Nếu khách hàng tìm kiếm thông tin về tiệm chụp ảnh ở khu vực này sẽ nhận về kết quả của cả 2 cơ sở. Chính vì điều này, nhiều người dễ bị nhầm lẫn.

Tiệm chụp ảnh ở Hà Nội kêu oan vì bị tấn công nhầm vụ khách Hàn đánh người - 2

Bên trong của cửa tiệm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Cũng theo vị quản lý, do ảnh hưởng từ vụ việc, cửa tiệm hiện gần như không có khách dù trước đó cơ sở này kinh doanh rất ổn định. Sau khi vụ việc xảy ra, một số khách Hàn Quốc sống ở khu vực gần đó cũng vào quán để xem xét tình hình rồi đi ra. Do không biết tiếng, nhân viên quán không thể giải thích.

“Các nhân viên đều hoang mang vì bị trách oan. Chúng tôi cũng chỉ biết lên tiếng đính chính trên trang Fanpage, mong khách hàng có cái nhìn công tâm trước khi đánh giá”, người quản lý lên tiếng.

Được biết trước đó, lượng khách vào những dịp cuối tuần (từ thứ 6 đến chủ nhật) hay lễ Tết đặc biệt đông. Quán chủ yếu thu hút các bạn trẻ là học sinh, sinh viên và những gia đình có con nhỏ.

Cũng theo người quản lý, rút kinh nghiệm từ vụ việc xảy ra, cửa tiệm liên tục nhắc nhở nhân viên cần xử lý kịp thời những sự cố. Trong đó, yếu tố tiên quyết là đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Trước đó, vụ việc xảy ra vào tối 11/7 tại Photoism – một tiệm chụp ảnh tự động có chi nhánh ở Mỹ Đình. Hình ảnh được camera ghi lại cho thấy, 2 cô gái Việt Nam đang chụp hình nhưng bị 2 người phụ nữ Hàn Quốc đứng bên ngoài có hành động túm tóc, tấn công.

Liên quan tới vụ việc, trên trang cá nhân của cơ sở này đưa ra thông báo đang phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý vụ việc nghiêm túc, nhanh chóng và minh bạch. Tuy nhiên chỉ vài phút sau khi đăng tải, bài viết bị xóa.

Nhiều cư dân mạng tỏ ra bất bình trước vụ việc, tràn vào các trang chính thức của cửa tiệm và để lại đánh giá 1 sao (mức đánh giá thấp nhất).

Chiều 16/7, thông qua bài viết trên trang chính thức của Công ty Segyung Hitech, chi nhánh ở Bắc Ninh, ông Chun Sung Woog, đại diện pháp nhân Việt Nam (Segyung Vina) gửi lời xin lỗi tới các bên liên quan trong vụ hai cô gái Việt Nam bị hai người phụ nữ Hàn Quốc hành hung trong tiệm chụp ảnh tự động tại Mỹ Đình (Hà Nội).

Công ty cũng xác nhận vụ việc liên quan tới một nữ nhân viên người Hàn Quốc hiện công tác tại trụ sở chính ở Hàn Quốc. Trong chuyến công tác tới Việt Nam từ 9/7 tới 14/7, người này có hành vi hành hung 2 công dân Việt Nam.

Cùng với đó, công ty bày tỏ thái độ nghiêm túc, cam kết nỗ lực cao nhất để giải quyết.

Biện pháp xử lý cụ thể như sau: Sa thải nhân viên người Hàn Quốc có hành vi hành hung; gửi lời xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân một cách đầy đủ và thiện chí.

Nguồn: Dantri

Làng ven biển ‘nhiều không’, nhà tranh vách đất, khách Hà Nội khen hết lời

Gia đình anh Hồng Nhật (Hà Nội) vừa có chuyến đi đáng nhớ tới ngôi làng cổ Gò Cỏ, nằm ven biển ở Quảng Ngãi, với những ngôi nhà tranh vách đất đơn sơ, mộc mạc.

Làng Gò Cỏ là điểm dừng chân hấp dẫn trong Di tích quốc gia đặc biệt văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), phù hợp với những du khách muốn khám phá cuộc sống thôn quê ven biển mộc mạc nhưng ấm áp tình làng, nghĩa xóm.

Ngôi làng được mệnh danh là làng “nhiều không” như không có hàng quán sầm uất, nhiều nhà dân không sử dụng điều hòa, không tivi…

“Gia đình tôi có 3 ngày sống trong một căn nhà tranh vách đất đúng nghĩa, không điều hòa, không tivi, ngủ giường trúc, chiếu cói. Chúng tôi sinh hoạt cùng gia chủ như người trong nhà, giúp cô chú gỡ lưới, đi chợ, nấu cơm, quét nhà.

Sáng sớm, chiều muộn, cùng ra biển đón chú chủ nhà đánh lưới trở về”, anh Nguyễn Hồng Nhật, du khách từ Hà Nội chia sẻ.

Gia đình anh Nhật vừa tới làng Gò Cỏ vào giữa tháng 6 vừa qua, sau 2 năm ấp ủ kế hoạch. Qua truyền thông, báo chí, họ rất ấn tượng với mô hình làng du lịch cộng đồng ven biển này.

“Khi vừa tới, con trai, con gái tôi có phần bỡ ngỡ với điều kiện của ngôi nhà tranh vách đất đơn sơ, khác xa thành phố. Nhưng chỉ sau một buổi làm quen, các con đã tỏ ra thích thú với không khí trong lành, mộc mạc nơi đây”, anh Nhật kể.

làng gò cỏ.jpg
Những ngôi nhà tranh vách đất do bà con trong làng tự tay xây dựng. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Ngôi làng nằm ở vị trí giao thoa giữa núi và biển, người dân từng sống khá biệt lập với bên ngoài. Vài năm trở lại đây, Gò Cỏ trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam nhờ mô hình du lịch cộng đồng giữ gìn môi trường biển.

Tháng 12/2020, làng Gò Cỏ được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh đạt hạng OCOP 3 sao. Ngôi làng cổ giữ nguyên được những nếp nhà tranh mộc mạc, bình dị, nép mình dưới bóng cây.

Các chuyên gia khảo cổ học và sử học khẳng định, ngôi làng đã chứng kiến sự tiếp biến của 3 nền văn hóa: Sa Huỳnh (khoảng 2.000-3.000 năm trước), sau đó là người Chăm Pa (từ thế kỷ VII – thế kỷ XV) và tiếp đến là người Đại Việt cho tới nay.

Những ngôi nhà lâu năm trong làng, đưa du khách “trở về quá khứ”. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Hiện diện khắp làng là những phiến đá cổ lớn, nhỏ xếp tầng, con đường đá, giếng đá hay cầu đá do người xưa sắp đặt. 

Trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt trên biển, làm vườn, thủ công đan lát. Hiện, họ chung tay làm du lịch, mở homestay, trở thành “hướng dẫn viên du lịch bình dân” kể chuyện làng, “truyền nghề” thủ công cho du khách…

Vợ chồng anh Nhật theo chủ homestay đi đánh cá, gỡ lưới. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Những căn homestay trong làng được hình thành dựa trên các tiêu chí do dân làng thống nhất. Theo đó, chủ hộ phải là người bản xứ, có ít nhất 3 đời sống tại làng mới được tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Du khách tới đây được đối đãi như thành viên trong gia đình, cùng ăn, ở, trải nghiệm các hoạt động với bà con. Tên của mỗi căn homestay dựa theo đặc trưng mà cả làng tự hào như giếng cổ, bài chòi, gành, nhím biển, dứa rừng…

518164985_10227364704934339_3353307488484307251_n (1).jpg
Người chủ homestay nơi anh Nhật ở vẫn đi đánh cá hằng ngày. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Nhiều mái nhà lợp bằng tranh, vách nhà bằng tre và được trét ngoài bằng đất sét trộn rơm rạ và nước… Nội thất bên trong đa phần được chế tác từ tre.

“Gò Cỏ không dành cho ai tìm kiếm sự tiện nghi, hiện đại. Nhưng nếu bạn muốn một điều gì đó gần gũi, mộc mạc, một làng chài đúng nghĩa thì đây có thể là nơi bạn nên thử”, anh Nhật chia sẻ.

làng gò cỏ2.jpg
Bãi biển đẹp bình yên nằm cuối đường làng. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Sát làng là bờ biển rất đẹp. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp gành đá trên biển, du khách có thể trải nghiệm chèo thuyền nan vào lúc bình minh hay hoàng hôn. 

Tại làng, du khách có thể thưởng thức những món đặc trưng như lưỡi long (một loại xương rồng) nấu canh cá, tôm, làm gỏi; các món ngon từ hải sản như chả nhum, mực lá, canh hàu, gỏi da cá…

“Trong bữa cơm, cô chú chủ nhà thường kể với chúng tôi về những người con đã đi làm ăn xa, tình hình đánh bắt trong ngày, chuyện làng chuyện xóm, rất thân tình.

Bữa cơm không có các món sơn hào hải vị nhưng ngon như bà nấu, mẹ nấu ngày xưa”, anh Nhật kể.

làng gò cỏ6.jpg
Bữa cơm của gia đình anh Nhật tại homestay được nấu từ những nguyên liệu chủ nhà đánh bắt, thu hái trong ngày. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

làng gò cỏ9.jpg
Bữa cơm chia tay ấm áp của gia đình anh Nhật với gia đình chủ homestay. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Gia đình du khách Hà Nội còn cho biết, chi phí du lịch tại làng Gò Cỏ rất rẻ. Họ lưu trú với giá 350.000 đồng/đêm, 70.000 đồng/bữa cơm/người. Bữa sáng, chỉ với 10.000-15.000 đồng, du khách có thể mua quà ăn no.

Hiện tại làng cũng đã có một số homestay dạng nhà cấp 4 đã lắp đặt điều hòa để phục vụ nhu cầu du khách. Ngoài thăm làng, du khách có thể kết hợp thăm cánh đồng muối Sa Huỳnh.

Làng Gò Cỏ là điểm dừng chân hấp dẫn trong Di tích quốc gia đặc biệt văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), phù hợp với những du khách muốn khám phá cuộc sống thôn quê ven biển mộc mạc nhưng ấm áp tình làng, nghĩa xóm.

Ngôi làng được mệnh danh là làng “nhiều không” như không có hàng quán sầm uất, nhiều nhà dân không sử dụng điều hòa, không tivi…

“Gia đình tôi có 3 ngày sống trong một căn nhà tranh vách đất đúng nghĩa, không điều hòa, không tivi, ngủ giường trúc, chiếu cói. Chúng tôi sinh hoạt cùng gia chủ như người trong nhà, giúp cô chú gỡ lưới, đi chợ, nấu cơm, quét nhà.

Sáng sớm, chiều muộn, cùng ra biển đón chú chủ nhà đánh lưới trở về”, anh Nguyễn Hồng Nhật, du khách từ Hà Nội chia sẻ.

Gia đình anh Nhật vừa tới làng Gò Cỏ vào giữa tháng 6 vừa qua, sau 2 năm ấp ủ kế hoạch. Qua truyền thông, báo chí, họ rất ấn tượng với mô hình làng du lịch cộng đồng ven biển này.

“Khi vừa tới, con trai, con gái tôi có phần bỡ ngỡ với điều kiện của ngôi nhà tranh vách đất đơn sơ, khác xa thành phố. Nhưng chỉ sau một buổi làm quen, các con đã tỏ ra thích thú với không khí trong lành, mộc mạc nơi đây”, anh Nhật kể.

làng gò cỏ.jpg
Những ngôi nhà tranh vách đất do bà con trong làng tự tay xây dựng. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Ngôi làng nằm ở vị trí giao thoa giữa núi và biển, người dân từng sống khá biệt lập với bên ngoài. Vài năm trở lại đây, Gò Cỏ trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam nhờ mô hình du lịch cộng đồng giữ gìn môi trường biển.

Tháng 12/2020, làng Gò Cỏ được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của tỉnh đạt hạng OCOP 3 sao. Ngôi làng cổ giữ nguyên được những nếp nhà tranh mộc mạc, bình dị, nép mình dưới bóng cây.

Các chuyên gia khảo cổ học và sử học khẳng định, ngôi làng đã chứng kiến sự tiếp biến của 3 nền văn hóa: Sa Huỳnh (khoảng 2.000-3.000 năm trước), sau đó là người Chăm Pa (từ thế kỷ VII – thế kỷ XV) và tiếp đến là người Đại Việt cho tới nay.

Những ngôi nhà lâu năm trong làng, đưa du khách “trở về quá khứ”. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Hiện diện khắp làng là những phiến đá cổ lớn, nhỏ xếp tầng, con đường đá, giếng đá hay cầu đá do người xưa sắp đặt. 

Trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt trên biển, làm vườn, thủ công đan lát. Hiện, họ chung tay làm du lịch, mở homestay, trở thành “hướng dẫn viên du lịch bình dân” kể chuyện làng, “truyền nghề” thủ công cho du khách…

Vợ chồng anh Nhật theo chủ homestay đi đánh cá, gỡ lưới. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Những căn homestay trong làng được hình thành dựa trên các tiêu chí do dân làng thống nhất. Theo đó, chủ hộ phải là người bản xứ, có ít nhất 3 đời sống tại làng mới được tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Du khách tới đây được đối đãi như thành viên trong gia đình, cùng ăn, ở, trải nghiệm các hoạt động với bà con. Tên của mỗi căn homestay dựa theo đặc trưng mà cả làng tự hào như giếng cổ, bài chòi, gành, nhím biển, dứa rừng…

518164985_10227364704934339_3353307488484307251_n (1).jpg
Người chủ homestay nơi anh Nhật ở vẫn đi đánh cá hằng ngày. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Nhiều mái nhà lợp bằng tranh, vách nhà bằng tre và được trét ngoài bằng đất sét trộn rơm rạ và nước… Nội thất bên trong đa phần được chế tác từ tre.

“Gò Cỏ không dành cho ai tìm kiếm sự tiện nghi, hiện đại. Nhưng nếu bạn muốn một điều gì đó gần gũi, mộc mạc, một làng chài đúng nghĩa thì đây có thể là nơi bạn nên thử”, anh Nhật chia sẻ.

làng gò cỏ2.jpg
Bãi biển đẹp bình yên nằm cuối đường làng. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Sát làng là bờ biển rất đẹp. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp gành đá trên biển, du khách có thể trải nghiệm chèo thuyền nan vào lúc bình minh hay hoàng hôn. 

Tại làng, du khách có thể thưởng thức những món đặc trưng như lưỡi long (một loại xương rồng) nấu canh cá, tôm, làm gỏi; các món ngon từ hải sản như chả nhum, mực lá, canh hàu, gỏi da cá…

“Trong bữa cơm, cô chú chủ nhà thường kể với chúng tôi về những người con đã đi làm ăn xa, tình hình đánh bắt trong ngày, chuyện làng chuyện xóm, rất thân tình.

Bữa cơm không có các món sơn hào hải vị nhưng ngon như bà nấu, mẹ nấu ngày xưa”, anh Nhật kể.

làng gò cỏ6.jpg
Bữa cơm của gia đình anh Nhật tại homestay được nấu từ những nguyên liệu chủ nhà đánh bắt, thu hái trong ngày. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

làng gò cỏ9.jpg
Bữa cơm chia tay ấm áp của gia đình anh Nhật với gia đình chủ homestay. Ảnh: Nguyễn Hồng Nhật

Gia đình du khách Hà Nội còn cho biết, chi phí du lịch tại làng Gò Cỏ rất rẻ. Họ lưu trú với giá 350.000 đồng/đêm, 70.000 đồng/bữa cơm/người. Bữa sáng, chỉ với 10.000-15.000 đồng, du khách có thể mua quà ăn no.

Hiện tại làng cũng đã có một số homestay dạng nhà cấp 4 đã lắp đặt điều hòa để phục vụ nhu cầu du khách. Ngoài thăm làng, du khách có thể kết hợp thăm cánh đồng muối Sa Huỳnh.

Nguồn: Vietnamnet

Tài xế Trung Quốc khóa xe bỏ đi, 100 khách suýt chết ngất trong xe bus

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra tại sân bay quốc tế Tào Gia Bảo thuộc thành phố Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc). Chiếc xe bus chở hơn 100 hành khách bị tài xế khóa kín cửa rồi bỏ lại trong tình trạng không điều hòa giữa thời tiết oi nóng trong gần 20 phút, khiến dư luận nước này bất bình.

Theo các hãng truyền thông địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 22h ngày 11/7 (theo giờ địa phương). Các hành khách của chuyến bay MU2350 thuộc hãng hàng không China Eastern Airlines, dự kiến bay từ Tây Ninh đi Tây An, được đưa bằng xe bus tới khu vực đỗ máy bay. 

Tài xế Trung Quốc khóa xe bỏ đi, 100 khách suýt chết ngất trong xe bus  - 1

Một nữ hành khách trên chuyến bay bị ngất xỉu còn những người khác bị chóng mặt buồn nôn do bị tài xế nhốt trong xe gần 20 phút (Ảnh: News).

Tuy nhiên sau khi tất cả lên xe, tài xế đóng kín cửa, hệ thống điều hòa bên trong cũng không hoạt động. Người này bất ngờ rời khỏi xe, rút chìa khóa mà không rõ lý do.

Một số hành khách cho biết nhiệt độ trong xe lên tới 37-38 độ C dù trời sắp chuyển về đêm. Trong khi khu vực Tây Ninh vốn nằm ở độ cao hơn 2.200m so với mực nước biển nên không khí loãng và dễ gây thiếu oxy. Trong điều kiện ngột ngạt và không thoáng khí, một nữ hành khách đã bất tỉnh.

“Bên trong xe không khác gì cái lò hấp”, nhiều hành khách bức xúc nói.

Không ít người cho biết, họ thấy chóng mặt, khó thở và hoảng loạn khi bị nhốt trong xe gần 20 phút. Cuối cùng, một số người đã dùng búa khẩn cấp đập vỡ kính cửa sổ tạo lối thoát không khí. Mãi đến lúc đó, tài xế mới vội vàng quay lại và bật điều hòa.

Ngay sau đó, xe cấp cứu được điều đến hiện trường và đưa nữ hành khách đi cấp cứu. May mắn, tình trạng của cô không nghiêm trọng và người này được sắp xếp đi chuyến bay khác vào ngày hôm sau để tới Tây An.

Sự cố khiến chuyến bay bị trễ hơn 30 phút. Nhiều hành khách bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng “bản thân không phải gia súc để bị nhốt như vậy trong khi xung quanh không ai quan tâm”.

Ngày 13/7, đại diện sân bay Tào Gia Bảo cho biết, vụ việc vẫn đang được điều tra và sẽ có thông báo chi tiết sau. Trong khi đó, hãng hàng không China Eastern Airlines phản hồi rằng “chưa nắm rõ tình hình cụ thể”.

Hiện hãng đã chuyển vụ việc cho các bộ phận liên quan xử lý. Đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về hành vi gây khó hiểu của nam tài xế.

Tài xế Trung Quốc khóa xe bỏ đi, 100 khách suýt chết ngất trong xe bus  - 2

Sự cố xảy ra trên một chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ tại Ấn Độ (Ảnh: News).

Trước đó, một sự cố tương tự từng xảy ra vào tháng 1/2023 với chuyến bay của hãng hàng không Go First (một hãng bay giá rẻ có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ).

Theo tờ The Hindu, chuyến bay mang số hiệu G8 116 đã cất cánh khỏi sân bay thành phố mà quên chở 50 hành khách đang đợi trong xe bus đưa đón để lên máy bay. Đáng nói ở chỗ, chuyến bay cất cánh chỉ có hành khách của một chiếc xe bus khác. Chiếc xe đang “nhốt” hơn 50 hành khách còn lại bị bỏ quên.

Liên quan tới vụ việc, sau đó đại diện của Tổng cục Hàng không Dân dụng (DGCA) cho biết sự cố xảy ra do một số sai lầm đáng tiếc như thiếu liên lạc, phối hợp và xác nhận giữa các bên liên quan.

Sau đó, cơ quan quản lý yêu cầu người chịu trách nhiệm của hãng hàng không Go First phải đưa ra lý do giải thích vì sao họ để sự cố đáng tiếc như vậy xảy ra. Về vụ việc này, hãng hàng không Go First từ chối bình luận.

Nguồn: Dantri

Vụ bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài: Cách các nước ngăn “chặt chém” ở sân bay

Sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết Bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài, khách than đắt hơn ở sân bay quốc tế, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản yêu cầu sân bay Nội Bài phối hợp với Cảng vụ hàng không miền Bắc xác minh, làm rõ nội dung phản ánh.

Cục Hàng không cũng yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) rà soát giá hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là dịch vụ ăn, uống tại sân bay để đảm bảo giá bán tương xứng với chất lượng và không quá cao so mặt bằng chung của hàng hóa, dịch vụ cùng loại.

Vụ bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài: Cách các nước ngăn chặt chém ở sân bay - 1

Chiếc bánh mì 208.000 đồng được mua tại sân bay Nội Bài (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Câu chuyện về giá cả đồ ăn tại sân bay luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các bài viết về chủ đề này được tranh luận sôi nổi.

Một số đồng tình đồ ăn sân bay đắt đỏ vì giá thuê mặt bằng tại các sân bay cao, một chiếc bánh mì hay một bát phở có thể gánh nhiều chi phí, sân bay lại thường xa trung tâm. Song không ít ý kiến phản đối cho rằng, đồ ăn sân bay đắt khó hiểu, giá cả quá cao sẽ dẫn đến những hệ lụy, là rào cản đối với du lịch.

Khách không có lựa chọn?

Phía dưới các bài viết, rất nhiều độc giả đã chia sẻ về trải nghiệm mua đồ ăn với giá đắt đỏ tại một số sân bay của Việt Nam.

Độc giả Mỹ Linh, chia sẻ, cách đây 2 năm giá cả tại sân bay đã khiến chị giật mình. Năm 2023, trong khi chờ máy bay tại sân bay Nội Bài, vì quá khát, chị mua 1 chai nước lọc dung tích 500ml giá 80.000 đồng. “Đang khát đắng cổ, uống ngụm nước lại thấy đắng chát hơn”, chị chia sẻ.

Bàn luận về vấn đề, không ít ý kiến cho rằng, giá cả đồ ăn ở sân bay nếu không có sự điều tiết, chấn chỉnh sẽ chẳng khác nào hiện tượng “chặt chém”.

Độc giả có tài khoản G.Ocean Do cho hay, bản thân đã trải nghiệm dịch vụ ăn uống tại một số sân bay nước ngoài và thấy giá cả ở sân bay Nội Bài “siêu vô lý, đặc biệt là ở nhà ga quốc tế”.

“Giá bán đồ ăn uống ở đây còn đắt hơn 150% so với ở Mỹ hay Canada, chứ chưa so sánh với sân bay các nước trong khu vực. Một cốc cà phê capuchino của một cửa hàng Việt Nam có giá gần 10 USD, tức trên 200.000 đồng. Đây là cách làm ăn chộp giật. Khi khách quốc tế đến sẽ cảm nhận ra sao? Làm như vậy rất khó thu hút du lịch”, độc giả này viết..

Một ý kiến khác cũng cho rằng, không nên viện cớ chi phí vận hành để nâng giá đồ ăn uống so với mặt bằng chung. 

“Chi phí nhân công ở Việt Nam không thể cao hơn ở Mỹ, Canada hay Nhật Bản trong khi đồ ăn tại sân bay của các quốc gia này không quá chênh lệch so với bình thường.

Giả sử có những khoản chi phí cao hơn bình thường nhưng không thể nào đắt hơn chục lần như vậy được, khát thì đành phải uống, đói thì đành phải ăn, không ép mà thành ra ép khách”, độc giả này nêu quan điểm.

Theo độc giả có tài khoản Papo, nhiều hành khách nhận thấy giá cả dịch vụ sân bay quá đắt đỏ nhưng “không biết kêu ai”.

“Đi máy bay có những đặc thù khác với taxi, xe khách, để kịp giờ bay nhiều người thường đến sớm, hoặc vì bận không có kịp ăn uống trước ở nhà, máy bay trễ chuyến, cất cánh muộn do thời tiết…

Khi làm xong thủ tục, vào khu vực chờ, dù biết trước giá đắt, nhiều người vẫn phải ăn vì không có lựa chọn nào khác. “Bởi vậy, giá cả quá đắt đỏ trong khi chất lượng đồ ăn chỉ ở mức bình thường thì là chặt chém chứ không phải giao dịch mua bán bình thường”, độc giả này viết.

Lợi ích cho thiểu số nhưng tạo ra rào cản cho du lịch

Độc giả Hùng Phan cho rằng, giá cả đắt đỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch. Lợi ích chảy vào túi của một số cá nhân, nhưng hệ lụy lại ảnh hưởng đến sự phát triển chung.

Độc giả Hùng Thanh cho rằng, sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất cần cân nhắc giá dịch vụ ăn uống vì đã có nhiều vụ việc được phản ánh, giá bán các loại đồ ăn cao gấp nhiều lần đến mức vô lý so với mặt bằng chung.

“Nếu nói tiền thuê mặt bằng cao nên phải bán giá cao mới đủ chi phí thì cơ quan quản lý cũng nên cân nhắc, bởi muốn kích cầu du lịch mà để lại ấn tượng không tốt với khách hàng ngay tại sân bay về giá cả đắt đỏ chẳng khác nào “trên rải thảm, dưới rải đinh”, độc giả này nhận định. 

Vụ bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài: Cách các nước ngăn chặt chém ở sân bay - 2

Suất phở gà giá 8 USD (hơn 200.000 đồng) tại nhà ga T2 – sân bay quốc tế Nội Bài (Ảnh: Tuệ Minh).

Độc giả Tuan Anh Nguyễn cũng bày tỏ lo lắng, giá cả đồ ăn tại sân bay đắt đỏ sẽ là trở ngại đối với phát triển du lịch, du khách sẽ không muốn trở lại Việt Nam lần thứ 2.

“Sân bay là bộ mặt của ngành du lịch, chào đón bạn bè quốc tế, đón những người con xa xứ trở về… Không nên để khách hiểu rằng mình bị “chặt chém” với một mức giá “trên trời”.

Tôi cho rằng, cần xem xét việc này thật cẩn trọng, nhẹ thì phạt nhắc nhở, nếu đã lặp đi lặp lại kiểu buôn bán chộp giật thì cần thu hồi giấy phép kinh doanh để đơn vị khác thực hiện. Không thể để tình trạng kêu ca về mức giá tại một sân bay lớn cứ lâu lâu lại khiến dư luận xôn xao”, độc giả Việt Anh chia sẻ.

Những cách khắc phục giá hàng hoá sân bay đắt đỏ trên thế giới

Không chỉ tại Việt Nam, giá hàng hoá trong sân bay ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng ở mức cao. Trước những phàn nàn từ hành khách, chính quyền một số nước đã áp dụng các mô hình quản lý hoặc ban hành quy định nhằm giúp người tiêu dùng có thể mua sắm với mức giá hợp lý hơn.

Tại Thái Lan, hồi năm 2016, báo chí nước này phản ánh tình trạng giá các món ăn ở sân bay đắt đỏ. Cụ thể, một đĩa cơm gà kiểu Thái ở sân bay quốc tế Don Mueang (Bangkok) được bán với giá 159 baht (127.000 đồng).

Trước những lời phàn nàn của khách, Tổng thanh tra Withawat Rachatanant đã đến kiểm tra thực tế tại sân bay và phát hiện giá các đồ ăn ở đây cao hơn 85-200% so với cùng loại được bán trong tạp hoá. 

“Đắt kinh khủng. Một gia đình 2 người phải tốn ít nhất 500 baht (350.000 đồng) cho một bữa ăn ở sân bay”, vị Tổng thanh tra nói. 

Sau khi tiến hành kiểm tra, ông đã đề nghị Cục Hàng không Thái Lan yêu cầu các gian hàng thực phẩm trong sân bay điều chỉnh giảm giá bán. Tuy nhiên, các tiểu thương cho rằng, giá bán cao do họ phải mở cửa 24/24 và gánh chi phí thuê mặt bằng cao hơn bên ngoài.

Vụ bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài: Cách các nước ngăn chặt chém ở sân bay - 3

Các khu ẩm thực trong sân bay ở Thái Lan có giá phải chăng (Ảnh: Nation).

Năm 2018, sau khi có bài viết của báo chí Nhật Bản phản ánh giá cả hàng hoá ở sân bay tại Bangkok đắt đỏ, Thủ tướng Thái Lan thời điểm đó là ông Prayut Chan-o-cha đã yêu cầu cơ quan chức năng điều tra.

Để khắc phục tình trạng giá đồ ăn, thức uống quá cao, sân bay Don Mueang  thiết lập một khu ẩm thực riêng, nơi các món ăn được bán với mức giá rẻ, trung bình khoảng 60 baht/món (42.000 đồng) và không món nào vượt quá 100 baht (70.000 đồng).

Tại Ấn Độ, mức giá thức ăn, đồ uống cao ở sân bay từng đắt đỏ khiến nhiều khách hàng phàn nàn. Vấn đề này đã được nhiều nghị sĩ của nước này phát biểu tại các cuộc họp quốc hội. 

Năm 2024, Chính phủ Ấn Độ đã triển khai chương trình “Udaan Yatri Cafe” tại các sân bay, nhằm cung cấp đồ ăn và thức uống với giá cả phải chăng cho hành khách. Mô hình này được thí điểm tại sân bay Netaji Subhas Chandra Bose ở Kolkata. Nếu đạt hiệu quả, chính phủ dự kiến sẽ nhân rộng mô hình trên toàn quốc.

Vụ bánh mì 208.000 đồng ở Nội Bài: Cách các nước ngăn chặt chém ở sân bay - 4

Mô hình quán cà phê bán đồ ăn, thức uống giá rẻ ở sân bay Ấn Độ (Ảnh: India).

Sau một thời gian ngắn mở cửa, mô hình quán cà phê này đã thu hút khoảng 900 khách/ngày. Tại đây, hành khách có thể mua cốc cà phê hoặc chai nước lọc với giá 10 Rupee (3.000 đồng), giá một chiếc bánh ngọt và một chiếc samosa (bánh gối chiên) 20 Rupee (6.000 đồng).

Tại Mỹ, tháng 7/2021, một hành khách phàn nàn mua bia ở sân bay với giá 27,85 USD (727.000 đồng) trên mạng xã hội. Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định có tình trạng bán bia với giá đắt đỏ như phản ánh của khách. Cơ quan quản lý các sân bay LaGuardia, JFK và Newark ở New York và bang New Jersey ban hành hướng dẫn dài 35 trang với các đơn vị kinh doanh, buôn bán hàng hoá ở sân bay. 

Theo đó, các nhà cung cấp hàng hoá trong sân bay không được niêm yết giá cao hơn 10% so với các cửa hàng bên ngoài.

Nguồn: Dantri

Gia đình Hà Nội du lịch hè trên ‘nhà di động’, kể trải nghiệm đón bão nhớ đời

Từng nhiều lần du lịch dài ngày bằng “nhà di động” nhưng tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên gia đình anh Sơn (Hà Nội) trải nghiệm di chuyển và ngủ qua đêm trên xe khi cơn bão số 1 đổ bộ vào miền Trung.

Vợ chồng anh Lương Lam Sơn (38 tuổi), chị Trần Thu Thảo (36 tuổi) cùng hai con là bé Kem và bé Kay vừa trở về nhà sau hành trình du lịch hè dài 2.000km từ Hà Nội tới Quy Nhơn, Bình Định (nay là Gia Lai) rồi chạy ngược lại trong 14 ngày.

Đây là lần thứ 3, gia đình du lịch dài ngày trên chiếc ô tô 16 chỗ, được trang bị như một “ngôi nhà di động”. Trước đó, họ từng có hành trình dài hơn 40 ngày đi từ Lũng Cú đến Đất Mũi và một chuyến xuyên Việt khác kéo dài 31 ngày.

“Chuyến này, chúng tôi chọn vùng biển Gia Lai là đích đến. Từng ghé ngang nơi đây 2 năm trước, chúng tôi bị thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình nên muốn khám phá kỹ hơn, có nhiều trải nghiệm hơn”, anh Sơn cho hay.

“Từng nhiều lần lái xe xuyên Việt, tôi tự tin vì biết rõ những nơi có thể dừng xe nghỉ đêm, chỗ sạc điện hay xin nước… Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Gia đình tôi có kỷ niệm nhớ đời khi gặp cơn bão số 1 đổ bộ miền Trung”.

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Gia đình anh Sơn thực hiện chuyến du lịch hè bằng chiếc xe ô tô được trang bị như ‘ngôi nhà di động’

Từ năm 2020, anh Sơn bắt đầu biến ô tô của gia đình thành “ngôi nhà di động” để đưa vợ con đi du lịch đó đây, khám phá vẻ đẹp đất nước. Chiếc xe hiện tại là “công trình tâm huyết” thứ 7 anh Sơn thực hiện và đã gắn bó với gia đình được 3 năm.

Theo anh Sơn, chiếc xe 16 chỗ có pin dự phòng 280AH, sạc một lần có thể dùng trong 2 ngày 2 đêm. Trên xe có điều hòa nguồn 220V, đèn âm trần, quạt hút gió, tủ lạnh 60 lít, bếp ga du lịch, bình chứa 100l nước sạch và hệ thống chứa nước thải.

Khi lượng nước thải gần đầy, anh Sơn sẽ di chuyển tới các khu vực nắp cống để xả.

Nhà tắm trên xe vừa đủ cho một người lớn đứng tắm thoải mái, có bồn cầu tự hoại. 

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Đến nơi có cảnh đẹp, gia đình Hà Nội sẽ kéo bạt, hạ bàn ghế để nghỉ ngơi

Ngay sau hàng ghế lái và ghế phụ, anh Sơn thiết kế một chiếc giường đơn dành cho người có chiều cao 1,7-1,8m như anh. Vợ và hai con anh Sơn sẽ ngủ tại khu vực giường phía sau xe. Kích cỡ là 1,5 x 1,65m, có đệm mềm dày 7cm.

“Ngoài ra, ở trên xe, tôi có trang bị 1 chiếc điều hòa lấy nguồn điện ngoài. Có nghĩa là, muốn sử dụng, chúng tôi phải xin nhờ điện ở các khu cắm trại, nhà hàng, nhà dân… Rất nhiều người vui vẻ hỗ trợ chúng tôi”, anh Sơn kể.

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Theo anh Sơn, sau 1 năm học vất vả, anh muốn các con được trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, vận động nhiều hơn

Vợ chồng anh Sơn không lên lịch trình cố định mà nơi nào đẹp, họ sẽ dừng lại tùy hứng khám phá.

Nơi gia đình nhỏ dừng chân lâu nhất là làng chài Nhơn Lý, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (cũ) khoảng 20km. Nơi đây khiến du khách liên tưởng tới ngôi làng trong bộ phim “Home Town Cha Cha Cha” đình đám hay hòn đảo Santorini nổi tiếng.

Làng chài có diện tích khoảng 1,4ha, trong đó đa phần là đồi núi và cát trắng. Bên trong làng là những ngôi nhà mang kiến trúc đặc trưng của vùng duyên hải với mái thấp, hàng rào đá, trước mỗi nhà đều có hàng tam cấp hoặc bậc thang.

Những ngôi nhà xếp dần về hướng đồi núi, hướng mặt ra biển. 

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Toàn cảnh Nhơn Lý nhìn từ trên cao

Đến đây vào sáng sớm, du khách có thể ngắm bình minh tại bờ kè, chiêm ngưỡng nhịp sống của ngư dân, tận hưởng sự bình yên khác lạ với thành phố xô bồ.

Vẻ đẹp cung đường từ Đà Nẵng đến Gia Lai do gia đình Hà Nội ghi lại

Tại vùng biển Gia Lai, gia đình thích thú tắm biển “không biết chán”. Lần đầu tiên, bé Kem và Kay được lặn ngắm san hô, tận mắt thấy đàn cá bơi tung tăng dưới chân, chạm vào sao biển.

Bé Kem và Kay thỏa sức bơi lội, lặn biển, chèo thuyền…

Thử thách lớn nhất với gia đình trong hành trình là 2 ngày đối mặt với cơn bão số 1 đổ bộ miền Trung. Đêm đầu tiên khi bão đổ bộ, nhà anh Sơn dừng xe nghỉ tại khu vực bãi đá nhảy Quảng Trị (trước là Quảng Bình).

Khi cả nhà đang say giấc trên xe, anh Sơn giật mình phát hiện xe bị dột. Mưa lớn khiến nước tràn qua chiếc quạt hút không khí. 2h sáng, anh phải đậy nắp quạt lại, chỉ hé vừa đủ giúp lưu thông không khí. 

Theo dự kiến, họ di chuyển từ Quảng Trị tới Đà Nẵng trong ngày nhưng mưa càng lúc càng to, xe di chuyển khó khăn, nhiều đoạn đường ngập sâu.

“Đi trong mưa bão lớn nên tôi tập trung cao độ, vì vậy nhanh mất sức. Cứ mệt thì tôi lại dừng xe chợp mắt. Cũng may là trong xe có thể nấu ăn hay đi vệ sinh. Phải dừng mất 3 lần thì tôi mới lái xe tới được Huế vào 18h”, anh Sơn kể.

Không có nhiều kinh nghiệm ăn nghỉ tại Huế nên gia đình ghé vào một trung tâm thương mại lớn, vừa ăn uống, mua sắm vừa dự định sẽ đỗ xe qua đêm trong bãi đỗ.

“Cũng gần 1 năm không đi nên các ron cao su trên xe bị ăn mòn. Mưa lớn liên tục khiến nước chảy vào trong xe. 22h, cả nhà vẫn hì hục lau dọn. 23h đêm thì nhân viên khu thương mại bất ngờ cho biết không thể đỗ xe qua đêm. Tôi vội vàng đánh xe đi tìm một địa điểm an toàn khác”, anh Sơn kể.

Thật may, cách đó không xa có sân tòa chung cư, phù hợp để gia đình đỗ lại.

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Chiếc xe đỗ trong cơn mưa lớn tại Huế

“Đối mặt với cơn bão hơi vất vả nhưng là trải nghiệm đáng nhớ với cả nhà. Bên ngoài gió bão, bên trong xe vẫn ấm áp, cả nhà quây quần”, anh Sơn cho biết.

Chi phí du lịch của gia đình khoảng 1 triệu đồng/ngày. Họ chủ yếu tự đi chợ mua hải sản, đồ tươi để nấu ăn. Tại Gia Lai, họ thuê khách sạn ở vài đêm để các con được nghỉ ngơi thoải mái hơn, nạp đầy năng lượng cho các trải nghiệm đòi hỏi thể lực.

Ảnh/Video: NVCC

Vợ chồng anh Lương Lam Sơn (38 tuổi), chị Trần Thu Thảo (36 tuổi) cùng hai con là bé Kem và bé Kay vừa trở về nhà sau hành trình du lịch hè dài 2.000km từ Hà Nội tới Quy Nhơn, Bình Định (nay là Gia Lai) rồi chạy ngược lại trong 14 ngày.

Đây là lần thứ 3, gia đình du lịch dài ngày trên chiếc ô tô 16 chỗ, được trang bị như một “ngôi nhà di động”. Trước đó, họ từng có hành trình dài hơn 40 ngày đi từ Lũng Cú đến Đất Mũi và một chuyến xuyên Việt khác kéo dài 31 ngày.

“Chuyến này, chúng tôi chọn vùng biển Gia Lai là đích đến. Từng ghé ngang nơi đây 2 năm trước, chúng tôi bị thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình nên muốn khám phá kỹ hơn, có nhiều trải nghiệm hơn”, anh Sơn cho hay.

“Từng nhiều lần lái xe xuyên Việt, tôi tự tin vì biết rõ những nơi có thể dừng xe nghỉ đêm, chỗ sạc điện hay xin nước… Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Gia đình tôi có kỷ niệm nhớ đời khi gặp cơn bão số 1 đổ bộ miền Trung”.

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Gia đình anh Sơn thực hiện chuyến du lịch hè bằng chiếc xe ô tô được trang bị như ‘ngôi nhà di động’

Từ năm 2020, anh Sơn bắt đầu biến ô tô của gia đình thành “ngôi nhà di động” để đưa vợ con đi du lịch đó đây, khám phá vẻ đẹp đất nước. Chiếc xe hiện tại là “công trình tâm huyết” thứ 7 anh Sơn thực hiện và đã gắn bó với gia đình được 3 năm.

Theo anh Sơn, chiếc xe 16 chỗ có pin dự phòng 280AH, sạc một lần có thể dùng trong 2 ngày 2 đêm. Trên xe có điều hòa nguồn 220V, đèn âm trần, quạt hút gió, tủ lạnh 60 lít, bếp ga du lịch, bình chứa 100l nước sạch và hệ thống chứa nước thải.

Khi lượng nước thải gần đầy, anh Sơn sẽ di chuyển tới các khu vực nắp cống để xả.

Nhà tắm trên xe vừa đủ cho một người lớn đứng tắm thoải mái, có bồn cầu tự hoại. 

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Đến nơi có cảnh đẹp, gia đình Hà Nội sẽ kéo bạt, hạ bàn ghế để nghỉ ngơi

Ngay sau hàng ghế lái và ghế phụ, anh Sơn thiết kế một chiếc giường đơn dành cho người có chiều cao 1,7-1,8m như anh. Vợ và hai con anh Sơn sẽ ngủ tại khu vực giường phía sau xe. Kích cỡ là 1,5 x 1,65m, có đệm mềm dày 7cm.

“Ngoài ra, ở trên xe, tôi có trang bị 1 chiếc điều hòa lấy nguồn điện ngoài. Có nghĩa là, muốn sử dụng, chúng tôi phải xin nhờ điện ở các khu cắm trại, nhà hàng, nhà dân… Rất nhiều người vui vẻ hỗ trợ chúng tôi”, anh Sơn kể.

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Theo anh Sơn, sau 1 năm học vất vả, anh muốn các con được trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, vận động nhiều hơn

Vợ chồng anh Sơn không lên lịch trình cố định mà nơi nào đẹp, họ sẽ dừng lại tùy hứng khám phá.

Nơi gia đình nhỏ dừng chân lâu nhất là làng chài Nhơn Lý, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (cũ) khoảng 20km. Nơi đây khiến du khách liên tưởng tới ngôi làng trong bộ phim “Home Town Cha Cha Cha” đình đám hay hòn đảo Santorini nổi tiếng.

Làng chài có diện tích khoảng 1,4ha, trong đó đa phần là đồi núi và cát trắng. Bên trong làng là những ngôi nhà mang kiến trúc đặc trưng của vùng duyên hải với mái thấp, hàng rào đá, trước mỗi nhà đều có hàng tam cấp hoặc bậc thang.

Những ngôi nhà xếp dần về hướng đồi núi, hướng mặt ra biển. 

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Toàn cảnh Nhơn Lý nhìn từ trên cao

Đến đây vào sáng sớm, du khách có thể ngắm bình minh tại bờ kè, chiêm ngưỡng nhịp sống của ngư dân, tận hưởng sự bình yên khác lạ với thành phố xô bồ.

Vẻ đẹp cung đường từ Đà Nẵng đến Gia Lai do gia đình Hà Nội ghi lại

Tại vùng biển Gia Lai, gia đình thích thú tắm biển “không biết chán”. Lần đầu tiên, bé Kem và Kay được lặn ngắm san hô, tận mắt thấy đàn cá bơi tung tăng dưới chân, chạm vào sao biển.

Bé Kem và Kay thỏa sức bơi lội, lặn biển, chèo thuyền…

Thử thách lớn nhất với gia đình trong hành trình là 2 ngày đối mặt với cơn bão số 1 đổ bộ miền Trung. Đêm đầu tiên khi bão đổ bộ, nhà anh Sơn dừng xe nghỉ tại khu vực bãi đá nhảy Quảng Trị (trước là Quảng Bình).

Khi cả nhà đang say giấc trên xe, anh Sơn giật mình phát hiện xe bị dột. Mưa lớn khiến nước tràn qua chiếc quạt hút không khí. 2h sáng, anh phải đậy nắp quạt lại, chỉ hé vừa đủ giúp lưu thông không khí. 

Theo dự kiến, họ di chuyển từ Quảng Trị tới Đà Nẵng trong ngày nhưng mưa càng lúc càng to, xe di chuyển khó khăn, nhiều đoạn đường ngập sâu.

“Đi trong mưa bão lớn nên tôi tập trung cao độ, vì vậy nhanh mất sức. Cứ mệt thì tôi lại dừng xe chợp mắt. Cũng may là trong xe có thể nấu ăn hay đi vệ sinh. Phải dừng mất 3 lần thì tôi mới lái xe tới được Huế vào 18h”, anh Sơn kể.

Không có nhiều kinh nghiệm ăn nghỉ tại Huế nên gia đình ghé vào một trung tâm thương mại lớn, vừa ăn uống, mua sắm vừa dự định sẽ đỗ xe qua đêm trong bãi đỗ.

“Cũng gần 1 năm không đi nên các ron cao su trên xe bị ăn mòn. Mưa lớn liên tục khiến nước chảy vào trong xe. 22h, cả nhà vẫn hì hục lau dọn. 23h đêm thì nhân viên khu thương mại bất ngờ cho biết không thể đỗ xe qua đêm. Tôi vội vàng đánh xe đi tìm một địa điểm an toàn khác”, anh Sơn kể.

Thật may, cách đó không xa có sân tòa chung cư, phù hợp để gia đình đỗ lại.

nhà di động hà nội quy nhơn bình định
Chiếc xe đỗ trong cơn mưa lớn tại Huế

“Đối mặt với cơn bão hơi vất vả nhưng là trải nghiệm đáng nhớ với cả nhà. Bên ngoài gió bão, bên trong xe vẫn ấm áp, cả nhà quây quần”, anh Sơn cho biết.

Chi phí du lịch của gia đình khoảng 1 triệu đồng/ngày. Họ chủ yếu tự đi chợ mua hải sản, đồ tươi để nấu ăn. Tại Gia Lai, họ thuê khách sạn ở vài đêm để các con được nghỉ ngơi thoải mái hơn, nạp đầy năng lượng cho các trải nghiệm đòi hỏi thể lực.

Ảnh/Video: NVCC

Nguồn: Vietnamnet

Điện ảnh Bollywood lấy Sơn Đoòng làm bối cảnh của bộ phim 4 triệu USD

Dự án được phối hợp thực hiện bởi đoàn làm phim Ấn Độ Bollywood.

Đoàn làm phim chính thức quay tại Việt Nam vào tháng 8, hơn 100 người sẽ thực hiện các cảnh quay ở hang Sơn Đoòng trong khoảng 3 tuần. Bên cạnh đó, phim còn được ghi hình tại nhiều địa danh khác ở Việt Nam như Cao Bằng, Quảng Ninh và một số điểm tại tỉnh Quảng Trị.

Điện ảnh Bollywood lấy Sơn Đoòng làm bối cảnh của bộ phim 4 triệu USD - 1

Hang Sơn Đoòng (Ảnh: Oxalis).

Đây là bộ phim giàu cảm xúc, mang thông điệp nhân văn và hướng tới khán giả toàn cầu. Việc lựa chọn quay tại Việt Nam không chỉ xuất phát từ cảnh quan độc đáo, mà còn là mong muốn góp phần thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai quốc gia.

Việc hãng điện ảnh nổi tiếng Ấn Độ chọn Sơn Đoòng làm bối cảnh còn mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy truyền thông du lịch Quảng Trị nói riêng và toàn vùng nói chung.

Dự kiến, bộ phim sẽ phát hành trên phạm vi toàn cầu vào năm 2026. Đây là cơ hội để định vị lại hình ảnh du lịch vùng sau sáp nhập, hợp nhất, thay đổi cách tiếp cận truyền thống bằng các sản phẩm giàu trải nghiệm, truyền cảm hứng cho du khách quốc tế.

Hang Sơn Đoòng nằm giữa núi rừng Phong Nha – Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Trị, được phát hiện lần đầu bởi một người dân địa phương vào năm 1990.

Năm 2009, Sơn Đoòng được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh khám phá và công bố là hang động lớn nhất hành tinh.

Kể từ khi được công bố, hang Sơn Đoòng gây chấn động thế giới với kích thước khổng lồ đến khó tin và những kiến tạo hang động độc đáo không nơi nào có được.

Năm 2014, hang Sơn Đoòng chính thức được đưa vào khai thác du lịch.

Nguồn: Dantri

3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè

Với nước biển trong xanh như ngọc, cảnh quan hoang sơ, độc đáo, đây là 3 hòn đảo ở miền Trung hấp dẫn du khách trải nghiệm trong mùa hè năm 2025.

Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Đảo Lý Sơn gồm 3 đảo là Cù Lao Ré (đảo Lớn), đảo An Bình (đảo Bé) và hòn Mù Cu, nằm cách đất liền khoảng 30km, tương đương 45 phút ngồi tàu cao tốc. Thời điểm lý tưởng để khám phá huyện đảo này là từ tháng 4-8, trời nắng, ít mưa, biển lặng. 

Ở đảo Lớn, du khách nên ghé thăm cột cờ trên đỉnh Thới Lới với chiều cao 20m, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là nơi có thể bao quát khung cảnh biển đảo xanh trong ấn tượng.

Ngoài ra, nơi đây còn có hang Câu đẹp hùng vĩ, với một bên là núi cao, các vách đá dựng thẳng đứng, một bên là biển xanh, bờ cát dài trắng mịn; cổng Tò Vò; chùa Hang; chùa Đục; chợ cá… 

W-chùa hang lý sơn.jpg
Chùa Hang – điểm đến linh thiêng nổi tiếng của Lý Sơn. Ảnh: Linh Trang

Với 15-20 phút di chuyển bằng ca-nô, du khách có thể tới đảo Bé – thiên đường biển xanh như ngọc, nơi được ví như “Maldives của Việt Nam”.

Cuộc sống trên đảo bình dị, mộc mạc với những ngôi nhà nhỏ nằm hướng ra biển để đón nắng, gió, người dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, trồng rau màu… Ngoài bơi lội, du khách có thể trải nghiệm chèo SUP, thuyền kayak, thuyền thúng…

đảo bé lý sơn.jpg
Đảo Bé được ví như “Maldives của Việt Nam”. Ảnh: Linh Trang

Đảo Phú Quý, Lâm Đồng (trước là Bình Thuận)

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết khoảng 120km về phía đông nam. Thời điểm thích hợp để khám phá đảo là từ khoảng tháng 12 đến tháng 6 năm sau với biển êm, gió nhẹ, trời trong xanh. 

Phú Quý được mệnh danh là tiểu Maldives của Việt Nam. Thời gian di chuyển ra đảo từ 2,5-3,5 tiếng tùy loại tàu.

514414871_24473056272287156_3421556437602587792_n.jpg
Phú Quý mang vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh: Phạm Trọng Nghĩa

Đây là hòn đảo hoang sơ với nhiều điểm khám phá rất đẹp như vịnh Triều Dương – một bãi tắm nhỏ nước xanh và lặng bên bãi cát mịn trải dài; bãi Nhỏ – bãi tắm hình bán nguyệt; Gành Hang – vách đá lớn dựng đứng sát biển; đỉnh Cao Cát;…

Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm hòn Đen, hòn Trứng, hòn Giữa, hòn Đỏ, hòn Tranh, cách Phú Quý khoảng 10 phút đi ca-nô.

Trên đảo có nhiều góc chụp ảnh ấn tượng. Ảnh: Phạm Trọng Nghĩa

Đảo Điệp Sơn, Khánh Hòa

Đảo Điệp Sơn (vịnh Vân Phong) nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang (cũ) hơn 60km và du khách di chuyển bằng cano từ Vạn Giã ra đảo trong 15 phút.

Vài năm trở lại đây, đảo Điệp Sơn là điểm đến thu hút du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ, nước biển xanh, trong veo, bờ cát trắng mịn, được ví von như “Maldives phiên bản Việt Nam”.

Từ trên cao nhìn xuống, cụm đảo Điệp Sơn giống hình ông Phật đang nằm, nên người dân còn gọi đây là đảo Phật nằm.

Từ tháng 6-9, đảo Điệp Sơn thu hút rất đông du khách. Video: Đức Tùng Travel

Tại đây có con đường cát trắng “hiếm có khó tìm”, lúc ẩn lúc hiện giữa đại dương mênh mông, được gọi là “Thủy đạo Điệp Sơn”. Con đường nối liền hòn Bịp, hòn Quạ và hòn Ó.

Những ngày nắng đẹp, nước biển trong vắt, du khách còn có thể chiêm ngưỡng từng đàn cá bơi lội hay san hô.

cao ky nhan 3543.jpg
Con đường cát trắng giữa biển độc đáo. Ảnh: Cao Kỳ Nhân

Hiện nay, tại Điệp Sơn chưa có nhiều đơn vị khai thác du lịch. Các đơn vị đang làm tour đảo Điệp Sơn chú trọng tới yếu tố bảo vệ cảnh quan, giữ gìn nét đẹp hoang sơ của đảo. 

Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Đảo Lý Sơn gồm 3 đảo là Cù Lao Ré (đảo Lớn), đảo An Bình (đảo Bé) và hòn Mù Cu, nằm cách đất liền khoảng 30km, tương đương 45 phút ngồi tàu cao tốc. Thời điểm lý tưởng để khám phá huyện đảo này là từ tháng 4-8, trời nắng, ít mưa, biển lặng. 

Ở đảo Lớn, du khách nên ghé thăm cột cờ trên đỉnh Thới Lới với chiều cao 20m, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là nơi có thể bao quát khung cảnh biển đảo xanh trong ấn tượng.

Ngoài ra, nơi đây còn có hang Câu đẹp hùng vĩ, với một bên là núi cao, các vách đá dựng thẳng đứng, một bên là biển xanh, bờ cát dài trắng mịn; cổng Tò Vò; chùa Hang; chùa Đục; chợ cá… 

W-chùa hang lý sơn.jpg
Chùa Hang – điểm đến linh thiêng nổi tiếng của Lý Sơn. Ảnh: Linh Trang

Với 15-20 phút di chuyển bằng ca-nô, du khách có thể tới đảo Bé – thiên đường biển xanh như ngọc, nơi được ví như “Maldives của Việt Nam”.

Cuộc sống trên đảo bình dị, mộc mạc với những ngôi nhà nhỏ nằm hướng ra biển để đón nắng, gió, người dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, trồng rau màu… Ngoài bơi lội, du khách có thể trải nghiệm chèo SUP, thuyền kayak, thuyền thúng…

đảo bé lý sơn.jpg
Đảo Bé được ví như “Maldives của Việt Nam”. Ảnh: Linh Trang

Đảo Phú Quý, Lâm Đồng (trước là Bình Thuận)

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, cù lao Khoai Xứ là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết khoảng 120km về phía đông nam. Thời điểm thích hợp để khám phá đảo là từ khoảng tháng 12 đến tháng 6 năm sau với biển êm, gió nhẹ, trời trong xanh. 

Phú Quý được mệnh danh là tiểu Maldives của Việt Nam. Thời gian di chuyển ra đảo từ 2,5-3,5 tiếng tùy loại tàu.

514414871_24473056272287156_3421556437602587792_n.jpg
Phú Quý mang vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh: Phạm Trọng Nghĩa

Đây là hòn đảo hoang sơ với nhiều điểm khám phá rất đẹp như vịnh Triều Dương – một bãi tắm nhỏ nước xanh và lặng bên bãi cát mịn trải dài; bãi Nhỏ – bãi tắm hình bán nguyệt; Gành Hang – vách đá lớn dựng đứng sát biển; đỉnh Cao Cát;…

Ngoài ra, du khách có thể ghé thăm hòn Đen, hòn Trứng, hòn Giữa, hòn Đỏ, hòn Tranh, cách Phú Quý khoảng 10 phút đi ca-nô.

Trên đảo có nhiều góc chụp ảnh ấn tượng. Ảnh: Phạm Trọng Nghĩa

Đảo Điệp Sơn, Khánh Hòa

Đảo Điệp Sơn (vịnh Vân Phong) nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang (cũ) hơn 60km và du khách di chuyển bằng cano từ Vạn Giã ra đảo trong 15 phút.

Vài năm trở lại đây, đảo Điệp Sơn là điểm đến thu hút du khách nhờ vẻ đẹp hoang sơ, nước biển xanh, trong veo, bờ cát trắng mịn, được ví von như “Maldives phiên bản Việt Nam”.

Từ trên cao nhìn xuống, cụm đảo Điệp Sơn giống hình ông Phật đang nằm, nên người dân còn gọi đây là đảo Phật nằm.

Từ tháng 6-9, đảo Điệp Sơn thu hút rất đông du khách. Video: Đức Tùng Travel

Tại đây có con đường cát trắng “hiếm có khó tìm”, lúc ẩn lúc hiện giữa đại dương mênh mông, được gọi là “Thủy đạo Điệp Sơn”. Con đường nối liền hòn Bịp, hòn Quạ và hòn Ó.

Những ngày nắng đẹp, nước biển trong vắt, du khách còn có thể chiêm ngưỡng từng đàn cá bơi lội hay san hô.

cao ky nhan 3543.jpg
Con đường cát trắng giữa biển độc đáo. Ảnh: Cao Kỳ Nhân

Hiện nay, tại Điệp Sơn chưa có nhiều đơn vị khai thác du lịch. Các đơn vị đang làm tour đảo Điệp Sơn chú trọng tới yếu tố bảo vệ cảnh quan, giữ gìn nét đẹp hoang sơ của đảo. 

Nguồn: Vietnamnet

5 hòn đảo ở miền Bắc biển xanh, cát trắng, có nơi hoang sơ không lo đắt đỏ

Dưới đây là gợi ý 5 hòn đảo ở miền Bắc, gần Hà Nội, có biển xanh, cát trắng, cảnh quan ấn tượng, phù hợp để du lịch hè 2025.

Nguồn: Vietnamnet

TIN MỚI NHẤT