Kinh nghiệm du lịch: Tổng hợp các bài viết về kinh nghiệm du lịch, các vấn đề thường gặp khi đi du lịch, chia sẻ tư vấn kinh nghiệm du lịch của những người đã từng đi du lịch chia sẻ và để lại kinh nghiệm du lịch cho những du khách cần những kinh nghiệm du lịch cần thiết.
Giải quyết các vấn đề khi đi chơi cùng trẻ nhỏ cần có kinh nghiệm phong phú. Hãy nghĩ trẻ em chính là người bạn đồng hành tuyệt nhất.
Cần lưu ý nhiều điều nếu chuyến đi của bạn có trẻ con. Ảnh: Kars4kids.
Đi đâu
Lựa chọn điểm đến phù hợp là tiêu chí hàng đầu để có kỳ nghỉ ý nghĩa cùng bọn trẻ. Nên chọn nơi có độ an toàn cao, đặt phòng khách sạn có cung cấp dịch vụ cho trẻ.
Kế hoạch ra sao
Hướng trẻ học cách khám phá thế giới và thoát ra khỏi những điều quen thuộc của chúng. Đặt trước dịch vụ nôi hay xe đẩy ở khách sạn, hỏi thêm về các tiện ích dành cho trẻ nhỏ. Tập quen với thời gian ở nơi bạn sắp tới và thay đổi đồng hồ sinh học để tránh bị mệt do lệch múi giờ.
Ảnh: Kahanelaw.
Mang gì
Nên mang những đồ nhẹ, nhiều công dụng. Vali nên có bánh xe để bọn trẻ có thể tự kéo dễ dàng. Nên chuẩn bị quần áo làm bằng chất liệu có thể dễ giặt sạch. Chuẩn bị đồ cho em bé đầy đủ.
Mang theo đồ ăn nhẹ, sách, truyện tranh và đồ chơi trong hành lý xách tay. Tải những bộ phim, trò chơi vào thiết bị điện tử.
Đi như thế nào
Nếu đi máy bay, nên chọn giờ bay vào ban đêm đối với chặng bay dài, để bọn trẻ có thể ngủ. Em bé dưới 2 tuổi sẽ được miễn phí vé nếu ngồi trong lòng người lớn. Đối với những chuyến bay dài, các hãng hàng không thường cung cấp nôi. Tuy nhiên, số lượng nôi trên máy bay giới hạn, do đó nên đặt sớm khi mua vé.
Du lịch gia đình. Ảnh: Happyvacationtravel.
Làm gì
Khi du lịch cùng trẻ con, nên kết hợp những chuyến khám phá nền văn hóa của bạn với các hoạt động vui nhộn để không làm trẻ buồn chán. Tham gia những tour quanh thành phố, tới những điểm du lịch nổi tiếng.
Hãy cho trẻ cơ hội khám phá thế giới bằng chính con mắt và cảm nhận của chúng. Đưa cho chúng một chiếc máy ảnh compact hay kỹ thuật số, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mà chúng đã chụp và ghi lại được.
Philippines có hơn 7.000 hòn đảo, đem lại cho du khách cơ hội trải nghiệm một nền văn hóa độc đáo, thưởng thức ẩm thực tươi ngon và khám phá những bãi biển tuyệt đẹp.
Manila: Nằm trên đảo Luzon, thủ đô của Philippines hấp dẫn du khách với kiến trúc Tây Ban Nha thời thuộc địa và các tòa nhà cao ốc mới xuất hiện. Ngoài pha trộn hài hòa giữa cổ điện và hiện đại, cùng ẩm thực và văn hóa đầy màu sắc, Manila còn là cửa ngõ để du khách đến các địa điểm nổi tiếng khác. Cô gái lai Pia Wurtzbach người Philippines đã đăng quang tại cuộc thi Miss Universe 2015 sáng 21/12 (giờ Hà Nội) tại Las Vegas, Mỹ. Ảnh: Theunlikelybartender/Wordpress.
Boracay: Có thể nói hòn đảo nằm cách Manila hơn 300 km là một trong những điểm đến đưa Philippines lên bản đồ du lịch thế giới. Làn nước xanh biếc, bãi cát trắng mịn, rừng cây nguyên sơ và những khu resort hàng đầu thế giới khiến đây là điểm nghỉ dưỡng mơ ước của nhiều người. Ảnh: Hdwallpapers.
Thành phố Cebu: Thành phố này như cuốn du khách vào một bữa tiệc sôi động, với bề dày lịch sử được lưu giữ trong các bảo tàng, cuộc sống về đêm rộn rã, ẩm thực độc đáo và những chuyến lặn để đời. Ảnh: Vigattintourism.
Bohol: Bohol là một tỉnh của Philippines, gồm đảo Bohol và hơn 70 đảo nhỏ xung quanh. Đây là điểm đến nổi tiếng với những rạn san hô tuyệt đẹp, hệ động thực vật hoang dã phong phú và các địa hình độc đáo. Trên đảo chính, gần thị trấn Carmen, khu vực Chocolate Hills có hơn 1.200 ngọn đồi chuyển màu nâu cacao vào mùa khô, một trong những thắng cảnh siêu thực nhất thế giới. Ảnh: Roughguides.
Đảo Palawan: Được vinh danh là hòn đảo đẹp nhất thế giới, Palawan giống như một thiên đường bí mật, với những vịnh nước xanh trong. Tới đây, du khách sẽ có cơ hội chèo thuyền kayak giữa biển và núi, khám phá những khu rừng nguyên sơ, nằm dài trên bãi cát trắng mịn và lặn ngắm động vật biển. Ảnh: National Geographic.
El Nino: Nằm trong khu vực bảo vệ của tỉnh Palawan, El Nino là thiên đường cho những du khách mê hoạt động trên biển. Bạn có thể bơi lội, chèo thuyền kayak, leo núi, khám phá các hang động, lặn biển… Ảnh: Neil-wade/Photoshelter.
Thành phố Baguio: Nằm trên đảo Luzon, thành phố này là nơi có nhiều trường đại học và khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, thu hút khách nhờ nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè. Bạn có thể khám phá các công trình cổ, đi mua sắm hoặc ghé thăm khu ruộng bậc thang cách thành phố không xa. Ảnh: Orientwind.
Puerto Princesa: Đây là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, nằm ở bờ bắc đảo Palawan. Ngoài thiên nhiên hoang dã, thị trấn xinh xắn này còn có một trong những hiện tượng tự nhiên độc đáo nhất: sông ngầm Puerto Princesa. Kỳ quan thiên nhiên này là hệ thống sông ngầm có thể qua lại được dài nhất thế giới. Ảnh: Backpackingpilipinas.
Đảo Malapascua: Hòn đảo nhỏ nhắn với làng chài bình yên hấp dẫn du khách bởi những điểm lặn tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới bạn có thể thường xuyên thấy cá nhám đuôi dài, ngoài ra còn có cá đuối và cá mập đầu búa. Các bãi cát trắng mịn, làn nước trong vắt với rặng dừa xanh tươi cùng các rạn san hô rực rỡ đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm khó quên. Ảnh: 8thingstodo.
Donsol: Nằm ở tỉnh Sorsogon, nơi có các bãi biển hoang sơ, thác nước hùng vĩ và hang động chưa được khám phá, làng chài Donsol là điểm đến tuyệt vời để ngắm cá mập voi. Những con vật khổng lồ hiền hòa này xuất hiện từ tháng 11 năm trước tới tháng 6 năm sau. Du khách có thể đi thuyền dọc sông Donsol qua các rừng đước, ngắm hàng triệu con đom đóm bừng sáng trong đêm, đi bắt tôm kiểu truyền thống và thưởng thức hải sản tươi ngon. Ảnh: Thecoraltriangle.
Bạn là người yêu khám phá và thích những điểm đến mới, trên bước đường du lịch có thể gặp phải sự cố lạc đường. Làm thế nào để trở về nơi cần đến, đặc biệt là ở một nơi nguy hiểm?
Trước khi đi: Nếu đang đi tour, bạn nên ghi lại số điện thoại của trưởng đoàn và hướng dẫn địa phương. Khi đi chơi, nên mang theo địa chỉ của khách sạn để có thể hỏi đường hoặc đi taxi, xe ôm… Học một số câu thông dụng theo tiếng địa phương hay viết ra giấy sẵn trong tay để bạn có thể báo những điều mình muốn cho cảnh sát hay hỗ trợ y tế.
Điều quan trọng nhất là hãy ghi nhớ địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam ở nơi bạn đến trước chuyến đi.
Ngoài ra, bạn nên trang bị sim 3G, 4G cho điện thoại ngay khi đặt chân xuống sân bay nước ngoài để có thể tiện tra cứu bản đồ điện tử, hoặc tối thiểu thì cũng phải mua một tấm bản đồ và đánh dấu khách sạn của mình cũng như các địa điểm có trong lịch trình vào đó.
Mua bảo hiểm du lịch là điều bắt buộc và sẽ có rất nhiều tác dụng nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào trên đường đi.
Khi bị lạc: Điều đầu tiên khi bị lạc là phải hết sức bình tĩnh để có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Hốt hoảng chỉ làm cho kẻ xấu chú ý và dễ dàng lợi dụng bạn mà thôi. Tiếp đó, hãy dừng lại ở điểm lạc và bắt đầu định hướng trở lại. Nhớ trong đầu khu vực và tên mà mình muốn đi, sau đó hỏi bất cứ người đi đường nào.
Nếu không biết tiếng, bạn hãy lấy bản đồ ra và chỉ vào điểm khách sạn đã đánh dấu, hoặc những địa điểm lớn như nhà thờ, quảng trường, trung tâm mua sắm… mà bạn đã đi qua. Ở những trung tâm nhiều người, bạn sẽ rất dễ dàng tìm taxi, phương tiện công cộng để trở về.
Chú ý: Nếu đi du lịch ở những quốc gia khá phức tạp như Ấn Độ, châu Phi, một số nước Trung Đông khi tình hình chính trị mất ổn định, phải đặt an toàn lên hàng đầu. Nên tránh đi vào những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, trở ngược lại đường cũ khi cảm thấy đã đi quá xa, giữ thái độ điềm tĩnh nếu có bị kẻ lạ quấy rầy.
Một số nước như Nam Phi khuyến khích rằng, khi đi đường thỉnh thoảng bạn nên nhìn vào cửa kính của các cửa hàng để xem có ai đang theo chân mình không, nhằm đề phòng bị cướp. Khi bị đe dọa, hãy cứ để bọn chúng lấy, đừng chống trả sẽ có thể gây nguy hiểm về tính mạng. Cất tiền ở nhiều chỗ để luôn có kinh phí dự trữ.
Còn ở Ấn Độ, du khách cũng được khuyên không nên đi du lịch một mình, đặc biệt là nữ, không đi theo người lạ; trò chuyện với các tay cò chỉ làm họ thêm đeo bám. Nếu lạc đường, có thể hỏi thăm nhưng phải lắng nghe một cách kỹ lưỡng họ nói gì, chú ý về giá cả mà các tay lái richshaw (loại xe 3 bánh ở Ấn), xe lam hay taxi đưa ra, trả giá kỹ trước khi ngồi lên xe.
Các nước Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE cũng nằm trong danh sách quốc gia không an toàn khi bị lạc đường, các tay cò mồi thường lợi dụng sự hoảng loạn của du khách để kiếm tiền. Nên hỏi đường từ người nữ hơn là nam, đặc biệt với các du khách nữ, đồng thời luôn tỏ thái độ bình thản cho dù trong lòng bạn đang lo lắng thế nào đi nữa.
Đảo Nam Du với cảnh quan hoang sơ kỳ vĩ, cùng những bãi biển tuyệt đẹp, hải sản tươi ngon sẽ cho bạn một hành trình khám phá thú vị.
Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách TP Rạch Giá 83 km đường biển. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ, nằm đan xen nhau, tạo thành một thế vững chắc giữa đại dương trông rất đẹp. Quần đảo nằm dưới sự quản lý của xã An Sơn và Nam Du.
Quần đảo Nam Du tuyệt đẹp khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Hải An.
Phương tiện di chuyển
Muốn tới đảo Nam Du, trước tiên bạn phải đến Rạch Giá.
Xe khách từ TP HCM đi Rạch Giá mất khoảng 6 tiếng. Mọi người chọn xe Phương Trang chuyến 23h15. Xe giường nằm 40 chỗ chạy trong đêm có giá 145.000 đồng.
Từ Rạch Giá, du khách sẽ đón tàu ra đảo Nam Du, khoảng 2 tiếng nếu đi tàu cao tốc, hoặc 5 tiếng nếu đi tàu thường. Tàu sẽ không ra khơi nếu biển động từ cấp 6 trở lên. Giá vé 210.000 đồng một lượt. Du khách nên đặt vé trước 1 tuần.
Tàu cao tốc đưa bạn đến hòn Củ Tron. Muốn đi tham quan các hòn xung quanh, bạn thuê tàu khác. Giá khoảng 250.000 đồng một người.
Ngoài ra bạn có thể thuê xe máy tại các khu nhà trọ với giá khoảng 150.000-200.000 đồng một ngày để vi vu khắp đảo, hoặc đón xe ôm đi khám phá ngọn hải đăng với giá 50.000 đồng một lượt và 80.000 đồng khứ hồi.
Lưu trú
Trên đảo hiện có nhiều nhà nghỉ, từ tiện nghi phòng máy lạnh với mức giá 350.000 đồng, đến phòng quạt với mức giá tối đa là 200.000 đồng.
Thuê lều ngủ trên bãi biển là lựa chọn thú vị cho những ai thích cảm giác phiêu lưu. Bãi cát rộng ở Hòn Dầu là địa điểm thích hợp, giá thuê bãi khoảng 30.000 đồng một người, giá thuê lều là 40.000 đồng một người.
Gợi ý lịch trình
Từ tháng 12 đến tháng 3, biển êm và trong xanh nên là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá đảo Nam Du. Với hành trình 3 ngày, bạn có thể khám phá những điều thú vị ở đảo Nam Du.
Bãi Mến hoang sơ. Ảnh: QuocKt.
Ngày thứ nhất: Hòn Lớn (Hòn Củ Tron) – bãi Cây Mến
Nếu đi chuyến xe đêm và tới Rạch Giá vào sáng sớm, tầm trưa bạn sẽ ra đến Hòn Lớn. Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, hãy tản bộ ra bãi Cây Mến. Bãi biển này được xếp vào hàng đẹp nhất trong quần đảo Nam Du. Thật tuyệt khi được nằm trên bờ cát trắng trải dài để tận hưởng cảm giác thư thái, đắm chìm trong gió biển mênh mang.
Trước mắt bạn, màu xanh của rừng, của biển hòa với màu xanh của những hàng dừa đã đứng giữa đất trời 7-8 thập kỷ, mở ra khung cảnh hoang sơ kỳ vĩ. Biển ở đây rất dịu. Bạn sẽ được thỏa thích đắm mình dưới làn nước xanh ngắt mát rượi, bắt ốc ở bãi đá, lặn bắt cá hoặc ngắm san hô đủ màu.
Bạn hãy thưởng thức những trái dừa tươi vừa được hái xuống, có vị ngọt mát đặc biệt Nán lại bãi Mến đến chiều muộn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Giữa đất trời bao la gió biển lồng lộng, ngắm hình ảnh vầng dương rực rỡ từ từ khuất sau đường chân trời hẳn là một trải nghiệm khó quên.
Sau đó, bạn có thể ra bến cảng, mua hải sản với giá rất rẻ và có một bữa tối ngay sát biển với sò điệp, mực trứng, tôm, ghẹ, cá bớp, đặc biệt nhất là cá xanh xương nướng cuốn bánh tráng. Hương vị tươi ngon đậm đà vị biển sẽ mang lại cho bạn một bữa tối hấp dẫn.
Bãi Ngự nhìn từ trên cao. Ảnh: embebu.
Ngày thứ hai: Hòn Ngang – hòn Mấu – hòn Dầu – hòn Hai Bờ Đập
Trước khi lên đường thám hiểm cho ngày thứ hai, bạn có thể đặt trước chủ nhà trọ nấu cơm để nếm thử mùi vị cơm nhà của người dân ở đảo.
Mỗi ngày có hai chuyến đò từ Hòn Lớn qua Hòn Ngang, lúc 7h và 15h. Sau 30 phút, bạn sẽ đến với trung tâm xã Nam Du. Ở hòn Ngang, bạn sẽ được tham quan làng cá biển với gần 60 lồng bè nuôi cá bớp và cá bống mú. Bờ cảng là dãy nhà sàn san sát chạy dài 2 km. Bạn sẽ không thấy phương tiện giao thông nào di chuyển trên con đường nhỏ 1,5 m.
Hòn Mấu rộng khoảng 200 ha, với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi ban tặng 5 bãi biển tuyệt đẹp. Trong đó, hai bãi cát trắng mịn hiếm nơi nào có được là bãi Nam vốn là mặt tiền đảo và bãi Chướng cát trắng nước trong; còn lại là ba bãi đá: bãi Bắc, bãi Ðá Ðen và bãi Ðá Trắng. Lý tưởng nhất là bãi Đá Đen, có nhiều loại đá đẹp, đa màu sắc, hoa văn.
Ở hòn Mấu, du khách sẽ được đi thuyền câu cá, lặn bắt hàu, ăn nhum. Bạn có thể khám phá một lát cắt thú vị về đời sống ngư dân khi được tận mắt nhìn thấy họ đan lưới, đi thuyền. Đến đây, bạn nhớ ăn cháo mực để cảm nhận miếng mực thơm, dai mềm hòa quyện trong tô cháo thơm ngon. Hòn Mấu còn có Dinh Ông là miếu thờ Ông Nam Hải.
Từ hòn Mấu qua hòn Dầu rất gần. Ở đây tương đối lớn so với các đảo khác. Rừng nguyên sinh chiếm khoảng 90% diện tích và nức tiếng với “cây dừa Hawaii” nằm đổ ra biển, những rặng san hô dày tuyệt đẹp cho du khách có cơ hội đeo kính và lặn biển ngắm san hô cùng những đàn cá đủ màu tung tăng.
Hòn Hai Bờ Đập với những hàng dừa tuyệt đẹp là địa điểm thường được chọn làm nơi tập trung cắm trại, câu cá của các bạn trẻ.
Ngày 3: Hải đăng – hồ nước ngọt nhân tạo
Tham quan ngọn hải đăng và hồ nước ngọt bằng xe máy sẽ cho bạn cảm giác chinh phục đầy thú vị. Hải đăng Nam Du nằm trên đỉnh hòn Lớn, được xem là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam, nhờ ở đỉnh đồi cao hơn 300 m so với mực nước biển. Hải đăng không quá hoành tráng, nhưng cũng thật tuyệt khi lên đó tham quan đài radar, đứng ngắm bao quát khung cảnh tuyệt đẹp của toàn bộ quần đảo Nam Du.
Khi quay về, bạn có thể ghé dốc Ông Tình, ngắm toàn cảnh Bãi Ngự từ trên cao. Bãi Ngự nằm ở phía tây hòn Lớn, tương truyền vua Gia Long từng dừng chân lại đây. Mùa khô, bãi này vẫn đầy đủ nước ngọt trong khi các khu vực khác thiếu nước trầm trọng. Tại đây vẫn còn một cái giếng luôn đầy nước mà dân địa phương đặt tên là giếng Vua, vì cho rằng giếng được đào khi vua đặt chân đến.
Sau đó, bạn có thể đi tham quan hồ nước ngọt nhân tạo ở xã An Sơn. Đây vốn là công trình do nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng. Tới nơi này, bạn có thể tìm hiểu thêm về sinh hoạt của người dân trên đảo.
Đến khoảng 10h, bạn trở về dọn hành lý trả phòng để ra bến tàu đi chuyến 12h15 để về lại Rạch Giá.
Ăn uống
Đừng quên thưởng thức các món ngon hải sản khi đến đây. Ảnh: Cungphuot.
Đến biển, không thể không thưởng thức hải sản. Mực, tôm, ghẹ… ất tươi ngon và giá mềm. Danh sách những đặc sản phải nếm thử khi đến Nam Du còn có cá xanh xương nướng bẹ chuối, sò điệp nướng mỡ hành, cháo nhum, mực trứng hấp gừng, canh chua cá bớp…
Quà mua về
Được làm từ những con cá còn tươi nguyên, khô cá ở đảo Nam Du là một đặc sản hấp dẫn để bạn mua về làm quà. Ngoài ra, vài hòn đá độc đáo hoặc vỏ sò nhặt ở các bãi tắm sẽ là một chút gợi nhớ cho bạn về những trải nghiệm hấp dẫn ở quần đảo thơ mộng này.
Thiên nhiên còn quá nhiều điều để ta khám phá và tận hưởng chuyến đi thực sự ý nghĩa, hơn là chỉ tới, chụp ảnh, chia sẻ lên mạng xã hội rồi về.
Đặt ra quy tắc cho bản thân: Nếu là một người dễ bị phân tâm và thấy khó có thể thư giãn, hãy làm việc chăm chỉ hơn, đưa bản thân vào khuôn khổ, để rồi tận hưởng một kỳ nghỉ đúng nghĩa.
Thử trải nghiệm mới: Hãy thử những trải nghiệm mới mẻ, dù đơn giản hay khó khăn. Bạn sẽ có cơ hội khám phá những điều thú vị từ những thứ rất bình thường.
Lên kế hoạch: Ghi lại những điều bạn muốn làm trong chuyến đi và thảo luận với người bạn đi cùng. Điều này sẽ kích thích bạn và kết quả là bạn thực sự sẽ trải nghiệm những điều đó.
Biến chuyến đi thành cuộc phiêu lưu: Chuyến đi bắt đầu ngay khi bạn bước ra khỏi nhà. Hãy thực sự tận hưởng Tận dụng thời gian để tìm hiểu lịch sử về nơi sẽ đến, ngắm cảnh và hỏi người bản xứ về văn hóa địa phương.
Thoát ra khỏi vòng an toàn: Hãy ra khỏi khách sạn và hòa mình vào văn hóa địa phương. Dùng bữa tại những nhà hàng xung quanh và thử các món ăn khác nhau.
Lên kế hoạch phiêu lưu: Hãy đi theo một con sông từ đầu nguồn ra tới biển, hay tới một thành phố và khám phá các quốc gia lân cận. Càng khám phá những điều mới lạ, bạn sẽ có ít thời gian để lo lắng về công việc.
Đừng bận tâm tới mạng xã hội: Thay vì lúc nào cũng chăm chăm nhìn vào email hay mạng xã hội, hãy chọn một tờ báo và tìm hiểu thêm về nơi bạn đang đi du lịch, hay những tin tức quốc tế trong đó.
Khám phá những điều chưa biết: Càng khám phá những điều mới lạ, chuyến đi của bạn sẽ càng ý nghĩa và đáng nhớ hơn.
Chi tiêu thông minh: Hãy tận dụng những phần thưởng, lợi ích từ các dịch vụ để giúp chuyến đi của bạn tiết kiệm được chi phí, mà không kém phần thú vị.
Sắp xếp công việc trước khi đi: Đừng ngại ngần thông báo với đồng nghiệp về chuyến đi của bạn. Nếu nhất định phải liên hệ, bạn chỉ được gọi vào một thời gian nhất định.
Các loại thuế và phí phát sinh trên chuyến đi có thể làm bạn phát hoảng. Những bí quyết bỏ túi dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát chi phí một cách thông minh trước hành trình.
15 USD/chiều đi từ sân bay. Nếu tự lái, bạn còn phải trả phí bến bãi ở sân bay. Vì vậy điều quan trọng là kiểm tra khoảng cách từ sân bay đến khách sạn và đặt phương tiện trước nếu có thể. Nếu bạn muốn gọi taxi hay Uber, hãy hỏi trước về cước phí.” src=”https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/jaroin/2015_12_18/2_1.jpg” />
Đưa đón sân bay: Taxi, xe bus, tàu… hay phương tiện gì đi nữa vẫn ngốn của bạn ít nhất 15 USD một chiều đi từ sân bay. Nếu tự lái, bạn còn phải trả phí bến bãi ở sân bay. Vì vậy điều quan trọng là kiểm tra khoảng cách từ sân bay đến khách sạn, và đặt phương tiện trước nếu có thể. Nếu bạn muốn gọi taxi hay Uber, hãy hỏi trước về cước phí. Ảnh: Kevin Coles/Flickr.
Thuế xuất cảnh và nhập cảnh: Nhiều nước áp dụng loại thuế này với các mức khác nhau tùy thuộc vào thời gian lưu trú. Thuế thường được trả tại sân bay hoặc bao gồm trong tiền vé máy bay. Bạn nên tìm hiểu trước về loại thuế này để chuẩn bị trước tiền mặt. Nhiều nước phát triển không chấp nhận thẻ tín dụng khi trả thuế. Ảnh: Jevgenjis Slihto/Flickr.
Phí visa: Nhiều nước yêu cầu phải có visa trong lúc nhập cảnh, tùy thuộc vào thời gian lưu trú. Phí visa ở mỗi nước cũng khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về phí và các giấy tờ cần thiết khi xin visa tại website của đại sứ quán các nước. Ảnh: Paul Davidson/Flickr.
Cước điện thoại chuyển vùng: Nếu không có simcard của nước sở tại, bạn sẽ phải trả cước chuyển vùng khá cao khi gọi điện thoại ở nước ngoài. Cách tốt nhất là mua một thẻ sim khi tới nơi. Ảnh: FaceMePLS/Flickr.
Tiền tip: Mỗi nước có tập quán riêng về tiền tip. Ở một số nước, tip còn bị coi là thô lỗ, ví dụ như ở Nhật. Trong khi ở những nước khác, không tip là không thể chấp nhận được. Trước khi khởi hành, bạn hãy tìm hiểu về phong tục của nước đến. Ở các nước như Australia và New Zealand, bạn không cần phải tip, còn phổ biến tiền tip là 15% hóa đơn ở các nước khác. Các dịch vụ như giúp việc, khuân vác hành lý, pha chế đồ uống hay lái xe, dọn phòng cũng thường được tip. Ảnh: Mike McKay/Flickr.
50 USD tiền mặt trước khi lên đường. Đỗ xe ở các thành phố lớn cũng khá đắt đỏ. Nếu bạn đỗ ở một khách sạn, hãy hỏi trước về biểu phí để có chuẩn bị kịp thời.” src=”https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/jaroin/2015_12_18/7_1.jpg” />
Phí đỗ xe: Hãy nghiên cứu lộ trình và các loại phí cầu đường trước khi đến. Bạn nên mang theo ít nhất khoảng 40-50 USD tiền mặt trước khi lên đường. Đỗ xe ở các thành phố lớn cũng khá đắt đỏ. Nếu bạn đỗ ở một khách sạn, hãy hỏi trước về biểu phí để có chuẩn bị kịp thời. Ảnh: Oli Scarff/Getty.
5 USD một lần rút, trong khi phí chuyển tiền đi nước ngoài có thể mất từ 1 – 3%. Tốt nhất bạn nên mang theo tiền mặt để tránh phí chuyển đổi ngoại tệ ở sân bay.” src=”https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/jaroin/2015_12_18/8_1.jpg” />
Phí chuyển tiền, phí ATM: Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng và loại thẻ tín dụng, bạn có thể phải chịu các biểu phí khác nhau khi ở nước ngoài. Phí ATM thường trên 5 USD một lần rút, trong khi phí chuyển tiền đi nước ngoài có thể mất từ 1-3%. Tốt nhất bạn nên mang theo tiền mặt để tránh phí chuyển đổi ngoại tệ ở sân bay. Ảnh: Milos Bicanski/Getty.
Giá hàng hóa ở sân bay khá đắt đỏ: Các mặt hàng như sách, tạp chí, kẹo cao su, gối cổ, đồ lưu niệm là những thứ bạn thường mua vào phút chót khi ở sân bay. Bạn nên tránh mua ở đây vì giá thường khá cao. Ảnh: Pablo Blazquez Dominguez/Getty.
Các trường hợp khẩn cấp: Chi phí y tế ở nước ngoài thường rất cao nếu bạn không có bảo hiểm quốc tế. Nếu đi du lịch dài ngày ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước đang phát triển, bạn nên cân nhắc về việc mua bảo hiểm du lịch. Ảnh: Scott Olson/Getty.
Thuế và phí khách sạn: Đồ uống trong tủ lạnh khách sạn, phí đỗ xe, phí sử dụng Wi-Fi… là những khoản phụ trội đáng kể. Bạn sẽ không phải hối tiếc nếu kiểm tra kỹ về các loại phí này trước khi đặt phòng. Ảnh: Ian Forsyth/Getty.
Thuế địa phương: Thuế khác nhau theo mỗi nước và mỗi bang, vì vậy bạn hãy đừng ngạc nhiên nếu bạn không phải trả thuế mua quần áo ở nước mình, nhưng lại bị đánh thuế tới 8% ở nước khác. Sự khác biệt về giá thuê xe, bảo hiểm, khách sạn, đồ ăn, quần áo hay đồ uống cũng là điều nên tìm hiểu trước. Ảnh: Ian Berry/Getty.
Dùng trà chiều trên tầng 57, mua sắm ở khu chợ trời vào Giáng sinh, tham quan vườn hoa được trang trí theo chủ đề Noel… sẽ mang đến cho bạn góc nhìn khác về đảo quốc sư tử.
Vào mùa Giáng sinh và Tết Dương lịch, đảo quốc sư tử được trang hoàng rực rỡ cùng như có rất nhiều chương trình để bạn tham quan, khám phá và tìm hiểu. Dưới đây là lịch trình gợi ý cho một chuyến nghỉ ngơi cuối năm nay.
Ngày 1
Những món ăn hấp dẫn trong tiệc trà chiều tại Sky on 57.
9h: Bay chuyến Việt Nam – Singapore.
13h: Hoàn tất thủ tục nhập cảnh. Về khách sạn nhận phòng. Nghỉ ngơi.
14h: Đến Marina by Sand dùng trà chiều.
18h: Ăn tối với dim sum. Điểm nhấn của bữa ăn là món bánh bao 18 nếp gấp.
20h: Tham quan quốc đảo về đêm.
22h: Về khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 2
Con đường trên không giữa các siêu cây lung linh trong đêm.
8h: Ăn sáng.
10h: Đến bảo tàng quốc gia Singapore. Bảo tàng mới khai trương vào đầu tháng 11. Công trình được tái sử dụng từ tòa thị chính và tòa án tối cao.
12h: Đến nhà hàng buffet lẩu.
14h: Đến Christmas Market at Loewen tại Dempsey Hill (Blk 71 Loewen Road), phiên chợ trời chỉ hoạt động vào dịp Giáng sinh để tham quan và mua sắm. Mặt hàng không phong phú, nhưng bạn có thể cảm nhận không gian thanh bình, yên tĩnh, nhiều cây xanh tại khu vực này.
16h: Tiếp tục tham quan phiên chợ Giáng sinh tại Chijmes. Phiên chợ này nhiều gian hàng hơn, mặt hàng phong phú hơn.
18h: Đến The garden by the bay, tham quan vườn hoa được trang trí theo chủ đề “Cửa hàng của ông già Noel”. Sau đó, bạn sử dụng thang máy để đến hệ thống OCBC trên cao để di chuyển giữa các siêu cây. Cả hai điểm này đều đóng cửa từ 21h.
20h: Ăn tối với thực đơn Giáng sinh.
22h: Tiếp tục tham quan The garden by the bay.
23h: Về khách sạn
Ngày 3
Trải nghiệm trong phòng tạm giam tại nơi từng là tòa án tối cao của Singapore.
8h: Ăn sáng.
13h: Đến Orchard Road tham quan, mua sắm. Hầu hết các thương hiệu tại đây đều có chương trình giảm giá.
Bạn nên chú ý sắp xếp thời gian, khởi hành ra sân bay khoảng 4 tiếng trước chuyến bay về Việt Nam.
Gặp các geisha, tắm suối nước nóng, ngắm hoa anh đào, leo núi Phú Sĩ… là những trải nghiệm giúp du khách hiểu hơn về văn hóa độc đáo của Nhật Bản.
1. Xem geisha hay maiko biểu diễn: Là biểu tượng của vẻ đẹp và sự tinh tế, các geisha biểu diễn các điệu múa truyền thống, được ca ngợi trong thơ ca của Nhật Bản. Họ được đào tạo nghệ thuật pha trà, làm thơ và viết thư pháp. Nghề geisha phát triển rực rỡ từ cuối thế kỷ 18 tới Thế chiến II, khi phụ nữ phải tới làm việc ở nhà máy để phục vụ chiến tranh. Ảnh: Germmagazine.
37 USD), gồm cả một buổi tiệc trà với maiko (geisha tập sự) trước giờ trình diễn.” src=”https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/ngtmns/2015_12_17/2.jpg” />
Du khách có thể xem các buổi biểu diễn miễn phí vào một số thời điểm trong năm. Bình thường, giá vé cũng khá dễ chịu, đắt nhất khoảng 4.500 yên (37 USD), gồm cả một buổi tiệc trà với maiko (geisha tập sự) trước giờ trình diễn. Ảnh: Daily Mail.
Tokyo có các buổi biểu diễn này vào dịp mùa xuân hoặc mùa thu, cùng tiệc trà thường niên ở đền Kitano Tenmangu vào ngày 25/2. Trong tiệc trà, các geisha và maiko sẽ phục vụ hơn 3.000 khách tới ngắm hoa mận. Họ cũng phục vụ bia vào mùa hè ở rạp hát Kamishichiken Kaburenjo. Gion Shinmonso Ryokan cũng có vườn bia geisha với các điệu múa truyền thống vào buổi tối. Ảnh: Mcisf.
2. Leo núi Phú Sĩ: Núi Phú Sĩ không chỉ có vẻ đẹp say đắm lòng người, mà còn là nơi ở của thánh thần với người Nhật Bản. Ngọn núi kỳ vĩ này là Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Timepeaks.
Các lều nghỉ qua đêm mở cửa từ 1/7-27/8 hàng năm. Bạn có thể khởi hành từ chân núi, qua 10 trạm để lên đỉnh, hoặc bắt đầu từ trạm số 5 nơi đường cho xe chạy kết thúc. Nếu leo vào buổi đêm, du khách sẽ được ngắm mặt trời mọc, hoặc bạn có thể đi vào ban ngày và xuống hôm sau. Trong vô số tuyến đường dẫn lên đỉnh Phú Sĩ, đường Yoshida có nhiều dấu tích lịch sử, đền miếu và quán trà cổ nhất. Ảnh: Greenpeace.
3. Ngâm mình trong suối nước nóng: Tắm suối nước nóng là một truyền thống ở Nhật Bản, nhờ địa hình núi lửa dẫn tới việc hình thành nhiều suối tự nhiên. Ảnh: Japanistas.
Nhiều gia đình thường đi nghỉ ở các khu suối nước nóng như ở Atami, nơi bạn có thể nghỉ qua đêm và thăm thú nhiều suối nước nóng quanh vùng. Ảnh: Macaronmagazine.
4. Dự tiệc ngắm hoa anh đào: Không chỉ là loài hoa nổi tiếng của Nhật Bản, hoa anh đào còn là biểu tượng của vẻ đẹp trong thoáng chốc và ẩn dụ về sự phù du của cuộc sống. Mọi người thường tổ chức các buổi dã ngoại, ca hát và ăn uống dưới những gốc hoa anh đào rực rỡ. Ảnh: Ibtimes.
Mùa hoa chỉ kéo dài khoảng 2 tuần, sau đó những cánh hoa rụng xuống phủ kín mặt đất như một lớp tuyết hồng. Những điểm tổ chức tiệc ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở Nhật là công viên Hirosaki, di tích lâu đài Takato và Yoshinoyama. Ảnh: Japanculturereview.
5. Xem đấu võ sumo trực tiếp: Sáu giải đấu sumo lớn được tổ chức hàng năm ở Nhật Bản, rải rác dọc Tokyo, Osaka, Nagoya và Fukuoka với vé được phân phối qua mạng. Những vận động viên sumo đầu tiên được cho là các cựu võ sĩ samurai. Ảnh: Japantimes.
6. Trải nghiệm lễ hội của đạo Shinto: Đạo Shinto truyền thống dựa trên tục thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Nhật. Các tín đồ tôn thờ tự nhiên, do đó bạn sẽ thấy các lễ hội cầu mùa màng bội thu vào mùa xuân và lễ thu hoạch vào mùa thu. Đừng bỏ qua những lễ hội được nhiều người yêu thích như Kanamara Phallus và Gion (Kyoto). Ảnh: Nippon.
7. Đi theo đường hành hương Shikoku: Trong hơn 1.200 năm qua, người Nhật đã khoác áo trắng và hành hương trên tuyến đường dài 1.350 km, qua 88 đền miếu thờ Phật. Đạo Phật là một trong những tôn giáo quan trọng của Nhật Bản, bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 6. Mục tiêu của đường hành hương Shikoku là để tìm được sự thức tỉnh. Người Nhật tới đây vì nhiều lý do, như cầu cho người ốm nhanh khỏi và người thân đã mất được siêu thoát. Không như tuyến đường Kumano, đường Shikoku không cấm phụ nữ. Ảnh: Bondi-acupuncture.
Nhiệt độ các tỉnh miền núi phía Bắc đang giảm sâu, có băng giá và tuyết. Nếu định đi săn tuyết cuối tuần, bạn nên chuẩn bị tốt trang phục, đồ dùng để có chuyến đi thú vị, an toàn.
Chuẩn bị
Trang phục: Nhiệt độ những nơi tuyết rơi thường từ 0 độ C hoặc thấp hơn. Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để giữ ấm.
Một đôi giày chống nước, lót lông rất có tác dụng trong thời tiết lạnh. Tốt nhất là dùng ủng, vì bạn có thể di chuyển trong lớp tuyết dày mà không bị ướt.
Bạn nên sử dụng miếng dán giữ nhiệt, mặc quần tất, và quần ngoài dày dặn, chống nước, tránh tuyết bám càng tốt vì có thể nghịch tuyết lâu mà không bị ướt.
Rất nhiều bạn trẻ háo hức khi được chạm vào tuyết.
Chuẩn bị một chiếc áo khoác thật ấm, có khả năng chống nước, chống gió cùng một vài chiếc áo len giữ nhiệt mặc trong. Các cửa hàng bán đồ du lịch còn có đồ bó ống chân để tránh tuyết rơi vào giày.
Khẩu trang, mũ len, khăn len, găng tay, bịt tai, tất chân cũng không thể thiếu.
Vật dụng
Dầu gió, dầu gừng và miếng dán nhiệt được bán ở các hiệu thuốc. Bạn sử dụng để dán dưới tất hoặc để trong túi áo, giữ ấm đáng kể.
Nếu đi xe máy và cẩn thận, bạn hãy thêm một bộ giáp bảo hộ để chạy xe an toàn hơn. Đôi găng tay lái xe dày, có hạt cườm giúp cầm lái không bị trơn.
Bộ áo quần mưa chống tuyết rơi hoặc ô để che, túi chống nước cho các đồ điện tử.
Trạm Tôn là địa điểm được nhiều người lựa chọn làm nơi ngắm tuyết, vì khu vực này rất thuận lợi cho việc di chuyển và có nhiều tuyết.
Đặt nhà nghỉ và đồ ăn
Mỗi khi có thông tin miền núi phía Bắc giá lạnh, rất nhiều người đổ về Sa Pa, đặc biệt là dịp cuối tuần. Phòng khách sạn có thể nhanh chóng được đặt hết. Bạn nên nhờ người quen đặt phòng trước hoặc đặt phòng qua một số website chất lượng. Khu vực cuối chợ Sa Pa có nhiều nhà nghỉ cho bạn lựa chọn.
Bạn nên ăn uống đầy đủ để có sức, hỏi giá trước khi ăn để tránh bị chặt chém. Trên đường lên Trạm Tôn (cách Sa Pa 15 km) ngắm tuyết cũng có nhiều lán bán trứng, khoai nướng…
Cách di chuyển
Từ Hà Nội, bạn đi tàu lên thành phố Lào Cai rồi bắt ôtô lên Sa Pa, hoặc thuê xe máy chạy lên Sa Pa, Nhìu Cồ San, Y Tý…
Đi xe giường nằm lên Sa Pa sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Chọn chuyến đêm, ngủ một giấc, sáng hôm sau bạn đã đến nơi.
Nhiều bạn lựa chọn đi xe máy từ Hà Nội. Đây là điều không khuyến khích vì rất dễ mất sức, chạy quãng đường xa trong giá lạnh và mưa, đầy rẫy nguy hiểm. Nhiều bạn chạy xuyên đêm để kịp đến Sa Pa trong dịp này, sẽ rất mệt mỏi, không có sức để chơi.
Di chuyển an toàn
Trước khi thuê xe, bạn kiểm tra thật kỹ. Bánh cần ma sát tốt, máy khỏe và lên ga bình thường. Nên chọn xe số, vì dễ đi.
Cần chú ý các chỉ dẫn an toàn, không phanh gấp, không bơm lốp xe quá căng, và nên xịt bớt hơi trước khi đi vào vùng tuyết.
Khi đùa nghịch với tuyết, các bạn đừng quên tạo ra các hình người tuyết độc đáo.
Khi di chuyển vào vùng có sương mù, bạn nên bật đèn và xi nhan để thông báo tín hiệu. Nên giữ thẳng xe khi vào cua.
Di chuyển trong thời tiết mưa tuyết dễ ngã do mặt đường trơn trượt. Vì vậy, bạn hãy đi chậm, và chủ động tư thế ngã, đi xe ở số thấp và cố gắng đi giữa đường hơn là sát vực.
Trong thời gian diễn ra lễ hội (29/12/2015-3/12016), bạn nên tránh khu vực đông đúc, giá cao, để tận hưởng thành phố ngàn hoa trọn vẹn.
Di chuyển như thế nào?
Đến TP Đà Lạt:Hiện các chuyến bay đến Đà Lạt đã không còn chỗ, bạn chỉ có thể đến đây bằng đường bộ. Bạn có thể mua vé xe của các hãng chất lượng cao, đi ôtô riêng hay xe máy. Nếu đi xe khách, bạn nên đặt luôn cả vé chiều về.
Các vườn dâu đều đang vào vụ. Bạn có thể mua vé tham quan. Ảnh: Zen Nguyễn.
Tại Đà Lạt: Bạn có thể di chuyển bằng ôtô, xe taxi hay thuê xe máy. Nếu thuê xe máy, bạn nên đặt với khách sạn ngay khi đặt phòng. Giá thuê xe máy trong dịp này tăng khoảng 2-3 lần so với hàng ngày (300.000-400.000 đồng một ngày).
Ở đâu?
Hiện nay, một số khách sạn trong khu vực trung tâm và ngoại ô Đà Lạt vẫn còn nhận khách đặt phòng cho dịp lễ. Giá phòng bị đẩy lên khá nhiều so với các tháng trong năm.
Nhà nghỉ Beepub đã đẩy phòng đơn giá 170.000 đồng lên 990.000 đồng. Khách sạn La Pesee cũng báo giá phòng một giường, một sao là 400.000 đồng. Yêu cầu chung là khách phải thanh toán trước. Vì thế, khi đặt phòng, bạn cần hỏi giá và cân nhắc trước khi quyết định.
Nếu không có ý định tham gia các hoạt động về đêm, bạn có thể tham khảo đặt phòng ở khu vực Di Linh, Đơn Dương…
Lượng khách đổ về Đà Lạt khá nhiều, thời tiết dịp khá lạnh, bạn cần cân nhắc kỹ phương án cắm trại.
Bánh mì xíu mại Đà Lạt. Ảnh: An Huỳnh.
Ăn gì?
Trong dịp lễ, các điểm ăn uống có tiếng của Đà Lạt như bánh canh Xuân An, bánh căn Tăng Bạt Hổ, nem nướng bà Hùng, khu ăn vặt chợ Đà Lạt, ấp Ánh Sáng chắc chắn sẽ rất đông và mức giá bị đẩy lên khá nhiều. Để tiết kiệm chi phí và không phải chờ đợi phục vụ, bạn chịu khó ra khu vực ngoại thành, khu vực gần trường đại học, cao đẳng, các quán ăn dọc đường đến các điểm tham quan.
Các điểm tham quan
Các điểm tham quan nhất định phải đến trong dịp này là các điểm trưng bày hay hoạt động của lễ hội. Ngoài ra bạn đừng quên check-in tại các điểm có tiếng của thành phố hoa như Langbian, Suối Vàng, Thung lũng vàng, thác Preen, thác Cam Ly, chợ Đà Lạt và chợ Âm Phủ…
Hiện nay, các vườn dâu Đà lạt đều đang chín. Bạn có thể mua vé tham quan. Đồi cỏ hồng, hoa cải trắng và mai anh đào đã nở. Đó là những điểm tham quan, chụp hình tuyệt đẹp.
Thác Preen thơ mộng. Ảnh: PVhuong.
Mang theo gì?
– Trang phục thoải mái.
– Áo khoác mỏng, khăn choàng, kem và son dưỡng ẩm.