5 kiểu kỷ luật con khoa học

0
86

Không có kiểu phạt nào phù hợp với tất cả trẻ em hoặc mọi tình huống. Cha mẹ cần khéo léo cân nhắc phương pháp nếu muốn kỷ luật con.

phuong phap phat con khoa hoc anh 1

1. Kỷ luật tích cực: Đây là hình phạt dựa trên sự khen ngợi và khuyến khích. Thay vì tập trung vào hình phạt, đánh đập, cha mẹ hãy kỷ luật con thông qua những bài học. Phương pháp này sẽ giúp trẻ học được nhiều điều, từ đó biết rút kinh nghiệm về hành vi của mình. Ví dụ, nếu trẻ không muốn làm bài tập, bạn hãy nói rằng: “Mẹ biết con không muốn làm bài tập, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến lớp học của con ngày mai. Giờ chúng ta hãy tìm cách làm bài thật nhanh để cô giáo biết con đã học rất chăm chỉ nhé”. Ảnh: Beenke.

phuong phap phat con khoa hoc anh 2

2. Kỷ luật nhẹ nhàng: Hình thức kỷ luật này tập trung vào việc ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực. Trẻ sẽ bị phạt, nhưng cha mẹ không được phép làm con xấu hổ hoặc tổn thương lòng tự trọng. Thay vào đó, bạn có thể “tận dụng” sự hài hước để đánh lạc hướng con. Điều quan trọng là cha mẹ phải quản lý cảm xúc của mình khi thực hiện việc kỷ luật con. Lấy ví dụ khi trẻ không muốn làm bài tập, bạn hãy cho trẻ lựa chọn, một là làm bài, hai là viết một bản tường trình dài 5 trang để giải thích cho việc này. Khi tình huống được giải quyết, bạn hãy chủ động cùng con thảo luận về việc làm bài tập. Ảnh: Our Small Hours.

phuong phap phat con khoa hoc anh 3

3. Kỷ luật giới hạn: Đây là cách phạt con tập trung vào việc thiết lập những giới hạn và buộc trẻ phải tuân theo. Trẻ sẽ phải tự lựa chọn và chịu hậu quả cho hành vi của mình. Ví dụ, khi trẻ không làm bài tập, bạn hãy đặt ra quy định như: “Con sẽ không được xem tivi nếu tối nay con không hoàn thành bài tập”. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng, nếu hoàn thành nhiệm vụ, các em có thể được chơi mà không bị phạt thêm. Ảnh: LastenMetsola.

phuong phap phat con khoa hoc anh 4

4. Sửa đổi hành vi: Việc sửa đổi hành vi thường tập trung vào các hậu quả tích cực và tiêu cực. Hành vi tốt sẽ được khen ngợi và có thưởng. Ngược lại, phạm lỗi sẽ không được khen hoặc không có thưởng. Ví dụ, khi trẻ không muốn làm bài tập, cha mẹ có thể áp dụng cách kỷ luật sửa đổi hành vi bằng cách cho trẻ xem tivi trong 30 phút hoặc tặng một món quà bí mật. Nếu trẻ không bằng lòng với cách trao thưởng này, bạn hãy thử cách ngược lại là tước đi đặc quyền vốn có của trẻ. Ảnh: iMOM.

phuong phap phat con khoa hoc anh 5

5. Luyện cảm xúc: Luyện cảm xúc là quy trình kỷ luật nhiều bước, tập trung vào việc dạy trẻ quản lý cảm xúc bản thân. Với phương pháp này, cha mẹ hãy giúp con tìm những cách phù hợp để đối phó với cảm xúc, trạng thái của mình. Ví dụ, khi trẻ không muốn học bài, người lớn hãy giúp con định hình cảm xúc bằng những lời sau: “Mẹ biết con buồn vì bài tập quá nhiều khiến con không thể chơi. Môn học đó rất khó, khiến con nản lòng, nhưng mẹ tin rằng nếu con cố gắng hơn một chút, con sẽ hoàn thành bài nhanh thôi. Nếu con vẫn cảm thấy chưa ổn, con có thể nói với mẹ, mẹ sẽ cùng con tìm cách giải quyết nhé”. Ảnh: Verywell Family.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn