7 món nướng miền Tây thấy là thèm

0
47

Hương vị dân dã, thơm lừng của các món nướng sau làm nức lòng tín đồ ẩm thực.

Dac san mien Tay anh 1

1. Đặc sản cá lóc được nướng theo kiểu nào?

  • Nướng đất sét
  • Nướng đá muối
  • Nướng trui

Người miền Tây sở hữu nhiều món ngon từ cá lóc, trong đó cá lóc nướng trui nổi tiếng bậc nhất. Cá lóc đồng tươi được rửa sạch bùn nhớt, rồi người chế biến xiên que tre từ miệng tới đuôi, sau đó cắm xuống đất và ém rơm khô xung quanh để nướng. Món này ngon nhất khi được cuốn cùng bánh tráng, rau sống… chấm vào chén nước mắm pha. Ảnh: Hoai.duy.

Dac san mien Tay anh 2

2. Loại thịt nướng lu nào đặc trưng ở miền Tây?

  • Ếch
  • Chuột đồng
  • Dông

Ở miền Tây, chuột đồng được bán nhiều nhất khi tới vụ lúa. Chuột ăn no lúa chín nên con nào cũng mập, thịt thơm. Những con chuột được sơ chế kỹ, tẩm ướp tỏi, sả, muối, đường, bột ngọt, phết thêm mật ong cho hấp dẫn, sau đó móc vào lu nướng. Đặc sản đồng quê được dọn kèm dưa leo, chuối chát hoặc khế chua, cà chua cắt lát, muối tiêu chanh cùng rau răm. Không phải thực khách nào ghé miền Tây cũng dám thử món ăn này. Ảnh: Ginnyvo0806.

Dac san mien Tay anh 3

3. Loại ốc nào được dùng làm món nướng tiêu phổ biến?

  • Ốc bươu
  • Ốc gạo
  • Ốc vú nàng

Từ những con ốc bươu giòn béo, người ta làm sạch, luộc sơ rồi bỏ lên lửa than nướng, rưới thêm nước mắm, tiêu và bột ngọt. Món ăn được thưởng thức kèm tiêu xanh và rau răm tạo hương vị chua, cay hấp dẫn. Đặc sản này gắn liền với vùng đất Tây Đô. Ảnh: David.gakowski.

Dac san mien Tay anh 4

4. Gà nướng đất sét xuất xứ từ nước nào?

  • Campuchia
  • Thái Lan
  • Trung Quốc

Gà nướng đất sét (hay còn có tên “gà ăn mày”) là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đặc sản này cũng quen thuộc với người miền Tây. Gà được sơ chế kỹ, tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu quan trọng tạo mùi thơm là lá chanh và sả băm nhét vào bụng gà. Khi đã ngấm vị, người làm tiếp tục lấy lá sen, lá chuối bọc quanh rồi đắp đất sét lên cho thật kín, cuối cùng đem nướng từ từ trên lửa nhỏ. Ảnh: Sapconceptstore.

Dac san mien Tay anh 5

5. Khu vực hồ Ô Thum (Tri Tôn, An Giang) nổi tiếng với đặc sản nào?

  • Gà đốt lá chúc
  • Gà đốt lá me
  • Gà đốt lá sầu đâu

Gà được chọn phải là những con thả vườn. Sau khi sơ chế, người chế biến tẩm ướp thịt với sả, ớt, tỏi, đường, muối, lá chúc. Lá chúc có vị the như lá chanh nhưng thơm nồng hơn, không bị đắng. Con gà được dọn ra có màu vàng đẹp mắt, ăn kèm rau sống, dưa leo, nước chấm. Ảnh: Candykun107.

Dac san mien Tay anh 6

6. Món ếch nhồi thịt nướng ở Tri Tôn có nguồn gốc từ đâu?

  • Thái Lan
  • Lào
  • Campuchia

Tri Tôn là huyện nằm tiếp giáp với Campuchia. Món ếch nhồi thịt nướng cuốn hút được cho có nguồn gốc từ đất nước này. Để chế biến, người ta cho thịt heo băm nhuyễn trộn sả, nghệ, lá chúc… vào trong bụng ếch rồi buộc vào cặp tre và nướng lên. Thịt ếch tỏa hương thơm, chín mềm, da vàng, phần thịt heo bên trong mọng nước, ngon ngọt. Ảnh: By.miachee.

Dac san mien Tay anh 7

7. Bò xiên que nướng thường được phục vụ với món nào?

  • Đu đủ đâm
  • Gỏi sầu đâu
  • Bò bía

Kiểu xiên que thịt bò xắt mỏng, hơi lẫn nhiều mỡ, ướp ngũ vị hương rồi nướng chín thơm lừng cũng phổ biến trong ẩm thực vùng Tri Tôn. Món ăn thường được phục vụ kèm đu đủ đâm, một đặc sản có nguồn gốc từ Campuchia, do người Khmer tạo ra. Ảnh: Quanngo_256.

Món hủ tiếu sa tế của vùng sông nước miền Tây Món hủ tiếu đặc biệt này đòi hỏi cách chế biến cầu kỳ, kết hợp nhiều loại gia vị với nhau để tạo nên thành phẩm thơm ngon khó cưỡng cuối cùng.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn