Đây là một trong những mục tiêu được đề ra tại dự thảo chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2023.
Tại dự thảo này, Chính phủ nêu rõ quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong bối cảnh đại dịch có khả năng còn kéo dài và diễn biến phức tạp.
Dự thảo mới tiếp tục đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, bảo đảm cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở. Ngành y tế đặt mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất các ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19 và không để quá tải hệ thống y tế do các nguyên nhân khác; bảo đảm kiểm soát đại dịch sớm nhất…
Đồng thời, dự thảo chiến lược nêu rõ quan điểm phòng, chống dịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài trên cơ sở đạt tỷ lệ bao phủ vaccine nhanh nhất có thể; kết hợp áp dụng đồng bộ với xét nghiệm, cách ly, điều trị, thực hiện yêu cầu 5K, đề cao ý thức người dân và áp dụng công nghệ thông tin.
Các biện pháp phòng, chống dịch phải linh hoạt theo diễn biến của dịch trên cơ sở khoa học và đáp ứng với tình hình thực tiễn; bảo đảm hài hòa giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Dự thảo mới của Chính phủ nhằm bảo đảm hài hòa giữa phòng, chống dịch với khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội. Ảnh: Duy Hiệu. |
Hơn 95% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm đủ hai liều vaccine trong năm nay
Dự thảo chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2023 gồm 6 mục tiêu.
Mục tiêu 1: Giảm sự lây lan của dịch Covid-19 với trên 95% cá nhân tuân thủ 5K kể cả khi đã đạt tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Mục tiêu này cũng yêu cầu trên 95% ca mắc mới được phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời, phấn đấu 100% các tỉnh, thành phố đủ năng lực tự thực hiện xét nghiệm và làm chủ công nghệ xét nghiệm mới.
Mục tiêu 2 nêu rõ trước ngày 31/12, trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng đủ mũi vaccine phòng Covid-19 và phấn đấu 80% dân số từ 12 tuổi đến 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Ngoài ra, từ đầu năm 2022, trên 95% dân số từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 và tiêm tăng cường.
Mục tiêu 3 là nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến.
Trong đó, yêu cầu của dự thảo là đáp ứng tối thiểu 2% số giường ICU tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và linh hoạt giảm tỷ lệ số giường ICU sau khi đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19.
Tất cả chính quyền cấp huyện thiết lập và vận hành trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, cung cấp oxy y tế cho trạm y tế cấp xã để phòng chống dịch. Tất cả tỉnh, thành phố bảo đảm thuốc, hóa chất, thiết bị, vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch theo kịch bản địa phương đã duyệt của địa phương.
Bản dự thảo đặt mục tiêu trong hai tháng cuối năm, Việt Nam hoàn thành kế hoạch 80% trẻ 12-18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu. |
Mục tiêu 4 là bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19. Trong đó, 100% phụ nữ mang thai, trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người có bệnh nền và các nhóm nguy cơ khác tại cơ sở cách ly tập trung, địa bàn cách ly y tế vùng (phong tỏa), giãn cách xã hội được bảo đảm an toàn, tiếp cận đầy đủ công bằng các dịch vụ y tế, an sinh xã hội.
Mục tiêu 5 là bảo đảm thông tin, truyền thông chủ động trong định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội; bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch thống nhất toàn quốc.
Mục tiêu 6 là bảo đảm duy trì các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và sinh hoạt của người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19: 100% các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đào tạo… chủ động thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch đã được phê duyệt và cập nhật kết quả đánh giá an toàn lên bản đồ an toàn Covid-19.
Xã hội hóa tiêm chủng vào thời điểm thích hợp
Để hiện thực hóa các mục tiêu trong chiến lược chống dịch, Chính phủ dự kiến đưa ra 12 giải pháp trong chiến lược phòng chống dịch bệnh từ nay tới năm 2023.
Trong đó, triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 quốc gia đảm bảo tăng độ bao phủ vaccine theo nguyên tắc ưu tiên nhóm người có nguy cơ cao, rủi ro; tổ chức tiêm chủng cho trẻ em, tiêm tăng cường; thực hiện tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn dân, miễn phí và xã hội hóa tiêm chủng vào thời điểm thích hợp.
Chính phủ và Bộ Y tế yêu cầu giám sát phát hiện sớm các ca nhiễm, ổ dịch; khuyến khích người dân chủ động, tự xét nghiệm để sớm phát hiện lây nhiễm; việc điều trị F0 được điều trị liên thông tại nhà, khu cách ly tập trung, bệnh viện.
Bên cạnh đó, các cơ sở khám, chữa bệnh cần củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19; tổ chức y tế tuyến xã theo nguyên tắc không phân theo địa giới hành chính.
Ngành y tế có trách nhiệm chủ động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện mua dự phòng phòng, chống dịch theo các kịch bản được phê duyệt. Các đơn vị xây dựng cơ chế mua sắm tập trung sinh phẩm, thuốc để dự phòng theo khu vực.
Các khu cách ly y tế, vùng thực hiện giãn cách xã hội phải được cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu theo tinh thần miễn phí hoặc xã hội hóa. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ cung cấp gói cứu trợ khẩn cấp, túi an sinh xã hội cho trẻ em, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, không nơi lương tựa.
Chính phủ và Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục duy trì Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, thí điểm và triển khai các mô hình, tổ chức, tổ nhóm thiện nguyện, cá nhân tham gia hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn để sáng chế ra vaccine, thuốc điều trị Covid-19.
Dịch Covid-19
Đà Nẵng sẽ tổ chức dạy học trực tiếp tùy theo cấp độ dịch Covid-19
Giáo dục
Giáo dục
Ngày 8/11, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến ký văn bản về việc chuẩn bị điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Các bệnh khiến trẻ dễ chuyển nặng khi mắc Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Trẻ em mắc Covid-19 hầu hết đều ở trong tình trạng nhẹ, không triệu chứng. Tuy nhiên, một số căn bệnh có thể khiến các em dễ rơi vào tình trạng nguy kịch khi nhiễm nCoV.
Làm gì khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2?
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo hướng dẫn từ HCDC, thay vì tới bệnh viện, người dân cần tự cách ly và thông báo với tổ Covid-19 cộng đồng, trạm y tế.
Thêm 8.467 ca Covid-19, số lượng bệnh nhân nặng tăng
Sức khỏe
Sức khỏe
Tính từ giữa tháng 10 đến nay, đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới trong ngày của nước ta vượt ngưỡng 8.000 F0.
Điều kiện xuất viện đối với F0 là trẻ em
Sức khỏe
Sức khỏe
Bộ Y tế quy định F0 là trẻ em nếu không có triệu chứng sẽ được ra viện khi đã điều trị tối thiểu 10 ngày, có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 9.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn