Ai làm ra những chiếc bánh mì đầu tiên?

0
Ai làm ra những chiếc bánh mì đầu tiên?

Từ bánh mì (bread) trong tiếng Anh có nguồn gốc và lịch sử hình thành khá đặc biệt.

Nguon goc cua banh mi anh 1

1. Từ bread (bánh mì) có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?

  • Tiếng Do Thái
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Latinh
  • Tiếng Hy Lạp cổ

Từ bread được cho là có nguồn gốc từ tiếng Do Thái, sau đó phổ biến ở nhiều ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như ngôn ngữ Frisia gọi là brea, người Hà Lan gọi là brood, người Đức gọi là brot, người Thụy Điển gọi là bröd, trong khi người Na Uy và Đan Mạch gọi là brød. Một giả thuyết khác cho rằng từ bread có liên quan với break, từ vốn được dùng để chỉ những mẩu bánh mì vỡ. Ảnh: Escoffier Online.

Nguon goc cua banh mi anh 2

2. Trong kinh thánh, bánh mì được gọi là gì?

  • Món quà của Chúa
  • Món quà của sự sống
  • Cây trượng của ẩm thực
  • Cây trượng của sự sống

Theo The Institute for Creation Research, trong kinh thánh, bánh mì được gọi là cây trượng của sự sống. Thuật ngữ bánh mì đôi khi được dùng để chỉ thức ăn nói chung. Sách Commentary của Matthew Henry cũng từng nêu: “Đây là bánh mì, thứ làm tăng sức mạnh cho trái tim con người. Do đó, nó được gọi là cây trượng của sự sống”. Ảnh: Food & Wine Magazine.

Nguon goc cua banh mi anh 3

3. Ai làm ra những chiếc bánh mì đầu tiên?

  • Người Hy Lạp cổ đại
  • Người Ai Cập cổ đại
  • Người Do Thái
  • Người Anh

Theo World History, những chiếc bánh mì đầu tiên do người Ai Cập cổ đại làm ra. Họ cũng được ghi nhận là những người đầu tiên làm ra bánh mì có men. Khi đó, họ dùng một công cụ gọi là “quern” để nghiền nát ngũ cốc thành bột. Bánh mì của người Ai Cập cổ đại có hình dạng khá giống với bánh tortillas của Mexico hoặc bánh chapatis của Ấn Độ ngày nay. Ảnh: At the Mummies Ball.

Nguon goc cua banh mi anh 4

4. Người Ai Cập cổ đại nhào bột bánh mì bằng bộ phận nào?

  • Bàn tay
  • Khuỷu tay
  • Chân

Sau khi ngũ cốc được nghiền nát, người Ai Cập cổ đại sẽ trộn bột với nước trong những chiếc bát khổng lồ được đặt trên sàn. Họ thường dùng chân để nhào bột bánh, thay vì dùng tay như cách làm của người hiện đại. Truyền thống nhào bột bằng chân cũng được du nhập đến Hy Lạp cổ đại. Ảnh: The Historical Cooking Project.

Nguon goc cua banh mi anh 5

5. Từ nào sau đây để chỉ bánh mì trong ngôn ngữ của người Hy Lạp?

  • Psomi
  • Artos
  • Cả hai đáp án trên

Trong tiếng Hy Lạp, từ psomi (bánh mì) có nguồn gốc từ động từ psoo, có nghĩa là chà xát, nghiền nát. Một tài liệu khác nói rằng từ psomi cũng có nguồn gốc từ động từ psomizo, có nghĩa là ăn những mảnh vụn. Một từ khác trong tiếng Hy Lạp để chỉ bánh mì là artos. Người Hy Lạp cổ đại dùng từ artos để chỉ bánh mì hoặc mô tả thực phẩm nói chung. Ảnh: Greece Is.

Nguon goc cua banh mi anh 6

6. Ngoài ăn, bánh mì được người Hy Lạp cổ đại dùng với mục đích gì?

  • Dâng lên các vị thần
  • Làm thức ăn cho động vật
  • Làm vũ khí

Người Hy Lạp cổ đại thường dâng bánh mì lên các vị thần. Loại bánh này được gọi là artos theogonos (bánh của các vị thần). Một trong những vị thần được dâng bánh mì là Demeter, nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc. Vào lễ hội Thesmophoria (ngày vinh danh nữ thần Demeter), người Hy Lạp cổ đại sẽ dâng bánh vào đền Demeter. Đây là lý do lễ hội Thesmophoria còn được gọi là Megalartia, nghĩa là ngày lễ của những ổ bánh mì lớn. Ảnh: Greece High Definition.

Nguồn: News.zing.vn