Ấn Độ – nơi vợ sống lâu hơn chồng bị coi là tội tày đình

0
162

Không có nơi nào để đến, không có chốn nào để ẩn nấp, bị người đời phỉ báng, xua đuổi vì “trót” sống lâu hơn chồng là những điều mà góa phụ ở Ấn Đô phải chịu đựng.

Nhiều du khách khi tới Ấn Độ đều thấy cảm thương khi chứng kiến những góa phụ bản địa gày gò, nhỏ bé. Họ ẩn mình trong bộ đồ truyền thống màu trắng phủ kín người, và sống lặng lẽ trong những căn nhà chung tồi tàn ở nơi hiu quạnh.

Theo truyền thống của người bản địa, đây là cái giá mà những người phụ nữ này phải trả, vì họ “dám” sống lâu hơn chồng mình. Họ phải sống như thế để chuộc lại tội lỗi trên.

an-do-noi-vo-song-lau-hon-chong-bi-coi-la-toi-tay-dinh

Những góa phụ bị cộng đồng chối bỏ và gia đình bỏ rơi. Ảnh: BBC.

Phần lớn người theo đạo Hindu ở Ấn Độ đều tin rằng, phụ nữ chết chồng không nên sống lâu, vì cô ta đã thất bại trong việc nắm giữ tâm hồn của chồng.

Cũng theo truyền thống, góa phụ không thể tái hôn. Cô ấy sẽ phải trốn trong nhà cả ngày, tháo đồ trang sức và mặc áo màu tang. Không chỉ trở thành nỗi xấu hổ cho cả gia đình mình, góa phụ còn mất quyền tham gia vào hoạt động tôn giáo, xã hội ở địa phương. Góa phụ ở Ấn Độ hoàn toàn bị cô lập.

Trước đây, Ấn Độ còn có tục hỏa thiêu người vợ sau khi chồng chết. Họ cho rằng, người vợ nên bước lên giàn thiêu hoặc tự tử, vì cô ta chẳng có lý do gì để sống tiếp trên cõi đời này nữa. Hủ tục này đã được Ấn Độ xóa bỏ.

Không ít góa phụ bị buộc rời khỏi nhà. Họ thường đến hai nơi là Varanasi và Vrindavan. Varanasi được coi là thánh địa hành hương, còn Vrindavan là một thành phố cách Delhi 100 km về phía nam. Tại đây, họ sống trong các đạo tràng dành cho góa phụ (do chính phủ, hoặc doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận xây nên) cho đến cuối đời.

an-do-noi-vo-song-lau-hon-chong-bi-coi-la-toi-tay-dinh-1

Nhiều người biết rằng, khi đặt chân đến đây nghĩa là họ phải gắn bó với đạo tràng cho đến chết, và những ngày tươi đẹp, vui vẻ bên gia đình, người thân như trước kia đã chấm dứt thật sự. Ảnh: BBC.

Khi đến Vrindavan, nhiều người đã bị mất phương hướng hoàn toàn. Họ phải đối mặt với thế giới một mình, không ai giúp đỡ. Họ ngày ngày sống trong đạo tràng, chờ đợi cái chết đến trong sự cô đơn.

“Tôi không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ phải đi ăn xin. Nhưng khi chồng qua đời và tôi 54 tuổi, tôi đã bị người thân đuổi ra khỏi nhà. Tôi phải sống lang thang trên đường phố và một người đàn ông tốt bụng đã giúp tôi mua vé xe lửa để đến Vrindavan”, Lalita, 72 tuổi kể về đời mình.

“Mỗi sáng, chúng tôi dậy từ 5h. Một số trong chúng tôi đến bờ sông Yamuna để rửa mặt mũi chân tay và thực hiện nghi lễ Puja (nghi lễ cầu nguyện buổi sáng). Sau đó chúng tôi trở về đạo tràng, hát những bài hát ca ngợi thần Krishna”, Gayatri, một góa phụ sống tại đạo tràng Meera Sahbagini được xây dựng cách đây 60 năm cùng 220 người khác cho biết.

Sau khi kết thúc việc cầu nguyện, những phụ nữ bắt tay vào công việc hàng ngày. Họ nấu ăn, một mình hoặc theo nhóm 2, 3 người rồi cùng ăn trong một căn phòng hoặc ngoài hành lang của đạo tràng. Sau đó, họ đọc sách tôn giáo và cầu nguyện. Đức tin là thứ duy nhất giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mỗi ngày.

Xem thêm Khu chợ chỉ có nữ giới ở Ấn Độ

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn