Hiệp hội Kỹ sư Máy bay Quốc tế nhận định nhiều hãng hàng không đang đặt an toàn tính mạng của hành khách trước ưỡi hái tử thần bởi sức ép cắt giảm chi phí.
Theo Telegraph, Hiệp hội Kỹ sư Máy bay Quốc tế (AEI), đại diện cho 4.000 nhân viên cơ khí tại 30 quốc gia cho biết ngành công nghiệp hàng không đang thất bại trong việc rút kinh nghiệm từ các vụ rơi máy bay, dẫn đến số lượng tai nạn hàng không ngày càng tăng. Để hạn chế triệt để các tai nạn hàng không thảm khốc, hàng không toàn cầu cần chỉnh đốn lại thái độ đối với sự an toàn của hành khách.
Những mảnh vỡ của máy bay AirAsia gặp nạn. Ảnh: fighter. |
Thảm kịch “có thể tránh được”
Nhóm kỹ sư đưa ra nhận định sau khi báo cáo đầu tiên được công bố về nguyên nhân tai nạn của chuyến bay AirAsia QZ8501 rơi xuống biển Java tháng 12 năm ngoái, khiến 162 người thiệt mạng. Báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia cho biết máy bay gặp nạn có hệ thống điều khiển bánh lái bị lỗi và cách xử trí sai của phi hành đoàn đã khiến tai nạn xảy ra.
Máy bay rơi xuống biển khi hệ thống điều khiển bánh lái bị nứt mối hàn, gửi thông báo lỗi đến bảng điều khiển của phi công. Tuy nhiên, phi công phản ứng bằng cách khởi động lại toàn bộ hệ thống cảnh báo, khiến chế độ lái tự động tắt khiến máy bay mất lái. Bánh lái của máy bau này đã gặp 23 lỗi trong năm trước khi xảy ra tai nạn.
AEI nhận định vụ rơi máy bay hoàn toàn “có thể tránh được” và việc này chỉ ra một điều rằng “ngành công nghiệp hàng không chẳng rút kinh nghiệm gì từ thảm kịch trước đó”. Lời nhận định dựa trên tai nạn với nguyên nhân tương tự của Spanair năm 2008. Tai nạn do lỗi phi hành đoàn và hệ thống cảnh báo cất cánh không hoạt động.
Tai nạn của Spanair năm 2008. Ảnh: antena3 |
Việc thiếu báo cáo về các khiếm khuyết, bất cập trong hệ thống bảo trì; vấn đề tuyển, huấn luyện các thành viên phi hành đoàn và “hệ thống giám sát quản lý không hiệu quả” là nguyên nhân phổ biến của ba tai nạn máy bay kể trên.
Hậu quả từ áp lực chi phí
“Mọi người ắt hẳn nhận thức được rằng các hãng hàng không đang bị lệ thuộc vào chi phí. Giá cả thì không mang lại an toàn nhưng lại tối quan trọng. Phi công và kỹ sư thường phải chịu áp lực khi bị đặt xuống vị trí thứ hai, để đảm bảo máy bay khớp với lịch trình bay tưởng chừng siêu tưởng. Hậu quả của việc này là ngày càng nhiều tai nạn có thể tránh được xảy ra”, AEI cho biết.
AEI cho rằng bài học rút ra từ sự việc này và các tai nạn có thể tránh được là ngành công nghiệp hàng không cần lắng nghe, kết hợp hỗ trợ đứng mực các chuyên gia đang cố gắng bảo đảm an toàn chuyến bay. AEI kêu gọi chú trọng vào 5 nội dung bao gồm tăng chất lượng đào tạo toàn cấp nhân viên, chính phủ đầu tư hơn trong quản lý và tạo lập “văn hóa bay an toàn”.
Máy bay Air Asia tử nạn ngày 28/12/2014 trên đường từ Surabaya, Indonesia, đến Singapore. Sau khi báo cáo điều tra về nguyên nhân xảy ra vụ việc được công bố, Tony Fermandes, công ty Malaysia sở hữu AirAsia bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc” của mình dành cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm kịch và hứa sẽ rút kinh nghiệm xây dựng hàng không an toàn hơn.
Xem thêm Thảm kịch máy bay Nga dập tắt hy vọng của du lịch Ai Cập
Như Bình
Nguồn: Vnexpress.net