Dựa trên những tiêu chí này, các địa phương sẽ phải đảm bảo một số biện pháp chuyên môn nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Tối 13/10, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế nhằm thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch
Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần
Tỷ lệ này được phân theo 4 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mức một là từ một đến dưới 20; Mức 2 từ 20 đến dưới 50; Mức 3 từ 50 đến dưới 150 và mức 4 từ 50 trở lên. Các địa phương có thể điều chỉnh số ca mắc trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19
Tỷ lệ này được phân theo 2 mức là từ 70% trở lên và dưới 70%. Các địa phương cũng có thể điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Người lao động được tiêm vaccine Covid-19 tại TP.HCM hồi tháng 6. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Trong tháng 10/2021, Bộ Y tế yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine Covid-19. Từ tháng 11, tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine.
Đảm bảo khả năng tiếp nhận, điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến
Theo đó, các tỉnh, thành phố phải có kế hoạch thiết lập cơ sở tiếp nhận, điều trị và bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại cơ sở khám, chữa bệnh thuộc địa phương (gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch cấp độ 4.
Các quận, huyện, thị xã cũng phải có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm nCoV tại cộng đồng và cung cấp oxy cho các trạm y tế.
Dựa trên những tiêu chí này, các địa phương sẽ đánh giá và phân loại thành 4 cấp độ dịch khác nhau. Trường hợp không đạt tiêu chí 3 sẽ không được giảm cấp độ dịch.
Các tỉnh, thành phố cũng cần căn cứ vào diễn biến dịch, độ bao phủ vaccine, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội…), khả năng ứng phó, để có thể điều chỉnh tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp.
Người dân đi lại không cần xét nghiệm Covid-19
Nhằm ứng phó với từng cấp độ, đảm bảo thích ứng an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Bộ Y tế đề xuất một số biện pháp chuyên môn cho các tỉnh, thành phố.
Trong đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân. Đồng thời, chỉ thực hiện xét nghiệm trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
Người dân xếp hàng tại Sân bay Nội Bài (Hà Nội) để trở về TP.HCM sau khi Việt Nam thí điểm mở đường bay nội địa. Ảnh: Việt Linh. |
Với người đã tiêm đủ liều vaccine và khỏi bệnh Covid-19, các tỉnh, thành phố chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Trường hợp cách ly, theo dõi y tế; Người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hay cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Các địa phương được yêu cầu xét nghiệm trường hợp có một trong những biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…; Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên và định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại khu vực, nhóm nguy cơ; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tự tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên cho người nguy cơ cao.
Trong khi đó, hướng dẫn cũng quy định người cao tuổi, có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 18 tuổi thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.
Với hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời tại địa bàn có dịch cấp độ 2, 3, 4, các địa phương có thể tăng số lượng người tham gia/công suất hoạt động trong trường hợp 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh Covid-19 hay có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn