Bí mật bên trong hai ngôi cổ mộ 3.500 tuổi

0
Bí mật bên trong hai ngôi cổ mộ 3.500 tuổi

Mặc dù đã từng bị xáo trộn qua từng thời kỳ thế nhưng do đất đá vùi lấp khiến những kẻ “mộ tặc” không thể đột nhập, các nhà khảo đã tìm thấy hàng ngàn mẩu vàng – là tàn dư của các tấm vàng từng lót sàn các ngôi mộ…

Hai ngôi cổ mộ có niên đại khoảng 3.500 năm được các nhà khảo cổ học người Mỹ phát hiện và khai quật tại một địa điểm thuộc thành phố cổ Pylos, miền nam Hy Lạp. Mái vòm của 2 ngôi cổ mộ đã sụp đổ, bên trong chứa đầy đất và đá vụn khiến những kẻ cướp mộ không thể đột nhập để lấy cắp cổ vật.

Tuy nhiên, qua các triều đại, chúng đã bị xáo trộn và không giống như một ngôi mộ thời Mycenaea khác được tìm thấy vào năm 2015, chứa kho báu vàng bạc, đồ trang sức và cánh tay bằng đồng được chôn cất cùng vị vua, được cho là người cai trị vùng Pylos đời đầu.

Bí mật bên trong hai ngôi cổ mộ 3.500 tuổi - 1

Ngôi cổ mộ Tholos IV được Cơ quan Khảo cổ Hy Lạp bảo tồn.

Bên trong 2 ngôi cổ mộ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các chuỗi hạt làm từ hổ phách, một chiếc nhẫn vàng và một mặt dây chuyền bằng vàng chạm khắc hình đầu của nữ thần Ai Cập cổ đại Hathor. Điều đó cho thấy mối liên kết giữa văn hóa và thương mại thời kỳ đồ đồng. Phát hiện này đặc biệt quan trọng vì đã làm sáng tỏ giai đoạn đầu của nền văn minh Mycenaea tại Hy Lạp.

Ngôi mộ lớn hơn có đường kính 12m, các bức tường đá cao 4,5m, thấp hơn một nửa so với chiều cao ban đầu. Ngôi mộ còn lại có kích thước bằng 2/3 ngôi mộ lớn và các bức tường cao 2m. Cả 2 ngôi mộ đều thuộc kiểu lăng mộ có công trình ngầm hình vòm khổng lồ dành riêng cho hoàng gia Mycenae, có thể đạt tới chiều cao 15m.

Bí mật bên trong hai ngôi cổ mộ 3.500 tuổi - 2

Hình ảnh khu vực trước khi được khai quật được chụp từ trên cao.

Bí mật bên trong hai ngôi cổ mộ 3.500 tuổi - 3

Hình ảnh chụp từ trên cao: Ngôi cổ mộ Tholos VI ở bên phải và Tholos VII ở bên trái.

Bí mật bên trong hai ngôi cổ mộ 3.500 tuổi - 4

Một mặt huy hiệu chiến binh Pylos.

Bí mật bên trong hai ngôi cổ mộ 3.500 tuổi - 5

Mặt dây chuyền bằng vàng chạm khắc khắc hình đầu của nữ thần Ai Cập cổ đại Hathor.

Hai ngôi cổ mộ này được phát hiện bởi cặp vợ chồng Jack L. Davis và Sharon R. Stocker – các chuyên gia khảo cổ học tại Đại học Cincinnati, những người đã nghiên cứu địa điểm này từ năm 1992. Cũng chính họ đã phát hiện ra ngôi mộ Chiến binh Griffin chứa kho báu và nhiều đồ trang trí trong đó vào năm 2015.

Nguồn: http://cand.com.vn/Cuoc-song-muon-mau-goc/Bi-mat-ben-trong-hai-ngoi-co-mo-3-500-tuoi-574575/Nguồn: http://cand.com.vn/Cuoc-song-muon-mau-goc/Bi-mat-ben-trong-hai-ngoi-co-mo-3-500-tuoi-574575/

Nguồn: 24H.COM.VN