Bí mật tàn nhẫn sau song sắt các sở thú không muốn khách biết

0
165

Sở thú không phải ngôi nhà dành cho động vật hoang dã. Nơi này hầu như không cưu mang những con vật có nguy cơ tuyệt chủng và chỉ chú trọng việc kiếm lời từ số tiền đã bỏ ra.

Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 1
1. Động vật hóa điên vì bị nuôi nhốt: Trong tự nhiên, voi đi bộ khoảng 48 km/ngày, hổ, báo hay sư tử cũng lang thang rất xa để săn mồi. Tuy nhiên, so với thiên nhiên rộng lớn, ngôi nhà của chúng trong sở thú chỉ là chuồng nhốt chật hẹp. Các con thú không thể thực hiện các thói quen thường ngày. Điều này khiến chúng chán nản và nổi điên. Người ta còn gọi triệu chứng này là zoochosis hay hội chứng sở thú. Ảnh: Latest Stories.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 2
Khi mắc chứng này, con vật có thói quen rập khuôn hành động hoặc tự làm đau mình. Năm 2016, một con cá voi sát thủ tên Morgan đã nhoài người lên thành bể nằm. Ban đầu, người ta nghĩ Morgan chỉ đang mệt. Tuy nhiên, sau khoảng 10 phút con cá voi vẫn nằm im, tất cả mới hiểu đang có chuyện không ổn xảy ra. Theo các nhà bảo vệ động vật, hành động của con cá voi Morgan giống như tự sát để thoát khỏi cuộc sống tù túng sau 16 năm bị nuôi nhốt. Ảnh: Pinterest.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 3
2. Số phận các con thú trưởng thành: Theo PETA, người đến sở thú thường có xu hướng thích xem những con vật nhỏ. Để chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở đã nhân giống rộng rãi để tạo ra những con thú nhỏ dễ thương, hút khách. Số lượng thú tăng lên nhưng cơ sở vật chất có hạn, do đó, các con trưởng thành, không kiếm được nhiều tiền sẽ bị bán đi. Ảnh: San Diego Travel Blog.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 4
Hiệp hội Sở thú và Thủy cung châu Âu (EAZA) từng tiết lộ các đơn vị thành viên được khuyến khích giết chết những con vật không mong muốn. Theo họ, các con vật này sẽ chiếm không gian sống và làm tốn thời gian của người nuôi giữ. Ở một số trường hợp, con vật sẽ bị đem đi đấu giá hoặc bán cho các rạp xiếc thú.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 5
3. Sở thú không thực sự giúp bảo tồn động vật: Nhiều sở thú luôn tự nhận họ có trách nhiệm cao cả trong việc bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, PETA phủ nhận hoàn toàn việc này. Theo PETA, hầu hết loài được nuôi nhốt trong sở thú đều không thuộc danh sách bị đe dọa. Đa số sở thú chỉ nhận nuôi những con vật phổ biến. Ảnh: San Diego Zoo Animals.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 6
Việc nuôi nhốt động vật hoang dã trong chuồng không thể gọi là cứu giúp. PETA khẳng định nếu các sở thú muốn cứu động vật khỏi tuyệt chủng, điều đầu tiên họ cần làm là bảo vệ môi trường sống của chúng thay vì tống tất cả vào “tù”. Ảnh: NYC Thai.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 7
4. Sở thú không dạy gì cho bạn: PETA bình luận việc dạy cho khách tham quan về cuộc sống của các loài vật hoang dã là “lời nói dối tệ hại nhất” mà sở thú đưa ra. Điều duy nhất du khách được chứng kiến là những con vật buồn rầu, chán nản với cuộc sống gò bó. Ảnh: Reid Park Zoo.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 8
Hầu hết du khách chỉ dành vài phút để xem thông tin về các con vật họ thấy. Ngay cả khi họ muốn biết nhiều hơn, điều này cũng bất khả thi bởi chú thích bên ngoài chỉ gồm tên con vật, chế độ ăn uống và điều kiện sống. Những hoạt động thường ngày của động vật trong tự nhiên không hay được nhắc đến do cuộc sống của chúng chỉ bảo quanh bởi 4 bức tường. Nhiều loài sống theo bầy đàn thường bị tách để nuôi một mình hoặc nhiều lắm là theo cặp. Ảnh: ZSL.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 9
5. Sở thú giết chết động vật: Sở thú không đơn thuần như nhà tù với các con vật. Đôi khi, nơi đây còn được ví như chốn địa ngục. Trong năm vừa qua, PETA, NatGeo và nhiều tổ chức hoạt động vì động vật đã chứng kiến vô số trường hợp con thú bị bỏ đói trong thời gian dài. Tại Indonesia, đa số sở thú đều kém chất lượng, không thể cung cấp đồ ăn và dịch vụ y tế cho con vật. Ảnh: NatGeo.
Bi mat tan nhan sau song sat cac so thu khong muon khach biet hinh anh 10
Trong một số trường hợp, động vật còn bị chết do ngộ độc thức ăn mà khách tham quan ném vào. Sở thú Indonesia từng ghi nhận trường hợp con vật tử vong sau khi bỏ bụng 2 kg nhựa. Một số con vật được cho ăn quá nhiều nhưng thiếu môi trường vận động lại sinh ra béo phì và nhiều bệnh khác. Ảnh: Toledo Blade.
Nghẹn lòng cảnh động vật bị bỏ đói trong sở thú, phải cầu xin đồ ăn Trên thế giới, nhiều sở thú thiếu điều kiện kinh tế nên không thể cung cấp cho các con vật môi trường sống tốt. Họ mặc chúng uống nước bẩn, ăn rác thải và thậm chí chết vì đói.

Nguồn: News.zing.vn

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn