Bí mật Vùng Hồ Lớn

0
190

Ethiopia, Somalia, Kenya, Tanzania, Cộng hòa dân chủ Congo, Uganda… đều thuộc Vùng Hồ Lớn châu Phi. Đây là khu vực giàu tài nguyên nhất của lục địa đen, cũng là khu vực thường xuyên xảy ra tranh chấp, xung đột. Vùng Hồ Lớn ẩn chứa nhiều bí mật mà cho đến nay người ta vẫn chưa thể lý giải nổi.

Lần đầu tiên thuật ngữ “Vùng Hồ Lớn” được các nhà địa chất Pháp đưa ra vào năm 1962. Nằm kẹp giữa 5 quốc gia Kenya, Tanzania, Uganda, Rwanda và Burundi có một hồ nước mênh mông, độ sâu đứng thứ hai trong số các hồ nội địa trên thế giới (sau hồ Baikal – Nga). Hồ có diện tích xấp xỉ 250.000 km2, rộng gấp 1,1 lần Uganda, hay gấp 5 lần lãnh thổ Rwanda và Burundi cộng lại. Có thể coi hồ nước này là trung tâm của cả khu vực Đông Phi bởi ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái, thủy lợi, nguồn cá, thủy điện…

Nét văn minh chưa đến được với vùng hồ lớn.

Nét văn minh chưa đến được với Vùng Hồ Lớn.

Cuộc chiến Vùng Hồ Lớn không ngoài tranh chấp nguồn nước và tài nguyên ở dưới và xung quanh hồ. Hồ này cũng gây không ít thảm họa, và nó vẫn chứa những bí ẩn kinh hoàng, thách thức con người và khoa học. Năm 1937, một cột sóng cao tới 350 m nổi lên từ đáy hồ mà đứng cách xa cả trăm km cũng nhìn thấy. Điều đặc biệt là cột sóng không dâng lên rồi hạ xuống ngay, mà nó cứ “trơ như đá, vững như đồng” trong hơn 1 giờ đồng hồ. Thổ dân ở quanh hồ cho biết, dưới hồ có một loài thủy quái khổng lồ, cột sóng là do nó phun ra. Hồ này chứa cả nước mặn và nước ngọt. Phía đông của hồ tiếp giáp Uganda nước mặn như nước biển, người dân có thể làm muối, nhưng phía tây giáp Tanzania lại là nước ngọt. Vì vậy hồ có nhiều loài cá nhất thế giới cùng chung sống, trong đó có cả cá voi trắng.

Năm 1954, người ta bắt gặp hơn 6.000 người đi thuyền từ giữa hồ rồi cập bờ phía Kenya. Sự thật thì hàng chục thế kỷ nay, tộc người Omo vẫn sống trên một hòn đảo ở hồ. Họ cứ ngỡ hòn đảo đó là quốc gia riêng, cho đến khi phát hiện thấy mình đang tồn tại giữa một biển nước bèn rủ nhau làm thuyền độc mộc kéo lên bờ. Chính phủ Kenya không tin, cho đó là phiến quân. Tộc người Omo đành phải tiếp tục cuộc hành trình dài gần 700 km di cư đến miền nam Ethiopia sinh sống. Cuộc sống trên đất liền không thích hợp, đến nay dân tộc Omo chỉ còn hơn 300 người. Vùng Hồ Lớn là nơi nhiều voi nhất châu Phi. Voi nhiều đến nỗi chúng lấn sang đất sống của người. Ở Kenya, trung bình cứ 5.000 người dân có một con voi. Trái với mọi nơi dùng voi làm du lịch và vận tải, người dân miền Bắc Kenya dùng voi để dự báo thời tiết. Khi con voi chui vào các bụi cây rậm rạp có nghĩa là trời sắp có giông bão, mưa lớn. Theo các nhà động vật học, chỉ duy nhất giống voi 3 ngà ở Kenya có năng khiếu khí tượng, chứ các loài voi khác không có biệt tài này.

Miền Tây Nam Ethitopia vẫn duy trì lễ hội độc đáo là xâu khuyên tai cho voi khi nó đủ 5 tuổi. Ethitopia thường xuyên sống trong cảnh nội chiến. Tuy nhiên, dù chiến tranh xảy ra khắp nơi, vùng Mursi vẫn an bình và được bảo vệ bởi ngọn núi nam châm. Máy bay, tên lửa hay súng đạn của các bên đều trở nên vô hiệu bởi từ trường của ngọn núi này. Ngọn núi này chưa bị khai thác bởi không một loại máy móc nào có thể đến gần đây. Thổ dân Omo thường phơi mình trên núi nam châm, và họ coi đó là cách tiêu diệt các bệnh tật trong cơ thể. Điều kỳ lạ là ngay cả bão khi đến vùng Mursi cũng biến mất.

Cách thủ đô Kinsasa của Cộng hòa dân chủ Congo hơn 400 km về phía Tây Bắc, hiện tượng độc nhất vô nhị khi quá trình hình thành các thỏi vàng trong tự nhiên vẫn tiếp diễn. Theo nguyên tắc chung, vàng được hình thành từ cả triệu năm trước, tồn tại rải rác trong lòng đất. Nhưng ở Congo, vàng được đùn ra như sản xuất trong nhà máy, và người ta không thể lý giải điều phi thực tế này.

Vùng Hồ Lớn chứa đựng nhiều bí ẩn ngay trong thế giới tự nhiên. Không ở đâu con người sống phụ thuộc vào tự nhiên như ở Vùng Hồ Lớn. Văn minh chưa đến và những nét hoang sơ vẫn còn.

(Theo Thế Giới Phụ Nữ)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn