Bí thư TP.HCM cho rằng các quốc gia đã chuyển trạng thái sang kiểm soát được dịch và có tỷ lệ nhiễm không vượt quá 10 người nhiễm/triệu dân thì Việt Nam có thể giao thương được.
Tại tọa đàm Đồng hành khôi phục và phát triển kinh tế thành phố 2020 ngày 5/5, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã có bài tham luận về phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh bền vững hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới 2020-2021.
Thống kê và phân tích số ca nhiễm Covid-19 của nhiều quốc gia trên thế giới, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nhận định TP.HCM có thể dự báo thời điểm kiểm soát dịch của một số nước là đối tác đầu tư, thương mại, du lịch. Từ đó, đưa ra quy luật, dự báo thời điểm để chủ động liên hệ các quốc gia này, mở lại nền kinh tế. Qua phân tích tình hình thế giới, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM đề xuất 10 giải pháp tập trung triển khai để phục hồi kinh tế phát triển bền vững.
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: HMC. |
Giao thương với quốc gia nào?
Từ ngày 11/1, khi Trung Quốc thông báo cá ca tử vong đầu tiên, đến hôm nay, thế giới có 212 nước có dịch Covid-19 với 3,6 triệu người nhiễm; hơn 251.000 người chết; và 2,1 triệu người đang điều trị. Ông Nhân nhấn mạnh phải nhìn vào số người đang nằm viện điều trị đánh giá tình hình dịch hiện tại của thế giới.
Bí thư Nhân chỉ ra tháng 1, thế giới có 27 nước có dịch. 1 tháng sau, số nước bị nhiễm tăng vọt và bão hòa dần từ tháng 3, chững lại ở 212 nước có dịch. Ông nhận định đây là dấu hiệu của sự chuyển trạng thái dịch trên thế giới.
Dù số nước bị nhiễm đã có dấu hiệu bão hòa, tuy nhiên, số người bị nhiễm trên toàn cầu vẫn ngày càng tăng và số người đang điều trị (người nhiễm Covid-19 nhưng chưa khỏi bệnh) vẫn chưa giảm ở nhiều quốc gia. Điều này cho thấy hầu hết nước trên thế giới vẫn chưa chuyển trạng thái qua kiểm soát dịch.
Điều đặc biệt trong 212 nước bị nhiễm, có 10 nước chiếm tới 75% tổng số người nhiễm và chiếm 78% số người tử vong trên toàn thế giới.
Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam (trước) và thế giới (sau). Đồ họa Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cung cấp. |
Ông Nhân phân tích từ góc độ phòng dịch, tổng số người nhiễm tăng nhưng số người điều trị giảm là dấu hiệu của một quốc gia đang chuyển giai đoạn, có thể kiểm soát được dịch và có thể giao thương được.
Bí thư TP.HCM cho biết đó có 19 quốc gia trên thế giới đã chuyển giai đoạn, tức số người đang điều trị đã đạt mốc cao nhất và giảm dần. Trong đó, Việt Nam là quốc gia thứ 5 chuyển giai đoạn trên thế giới vào ngày 30/3, trước đó là Trung Quốc (18/2), Hàn Quốc (12/3), Campuchia (26/3), Brunei (27/3).
“Làm ăn phải xem đối tác thương mại bị dịch cỡ nào để biết có làm ăn được không?”, ông Nhân đặt câu hỏi và cho rằng Việt Nam chỉ nên mở cửa giao thương với các đối tác “khỏe”, tức kiểm soát được dịch.
Cụ thể, ông nhận định ngoài điều kiện là quốc gia đã chuyển giai đoạn (thuộc nhóm 19 nước kể trên), Việt Nam chỉ nên giao thương với nước duy trì được tỷ lệ nhiễm không vượt quá 10 người nhiễm/triệu dân.
Chọn lọc giao thương với các quốc gia “khỏe”
Sau phân tích tình hình dịch chung trên thế giới, Bí thư phân tích diễn biến dịch của các nhóm nước là đối tác đầu tư, thương mại, du lịch của Việt Nam và dự báo thời điểm giao thương cùng khả năng phù hợp với từng nhóm.
Đầu tiên là nhóm 14 nước chiếm 80% thương mại của Việt Nam. Trong 14 đối tác thương mại lớn này, có 9 nước đã chuyển giai đoạn. 5 nước chưa chuyển giai đoạn là Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Hà Lan, Singapore và dự báo dịch còn kéo dài.
Lấy ví dụ Hàn Quốc chuyển giai đoạn từ 12/3 nhưng tỷ lệ nhiễm hiện tại đang là 28 người nhiễm/triệu dân. Ông Nhân dự báo đến khoảng 20/5, tỷ lệ nhiễm của Hàn Quốc sẽ giảm xuống 10 người nhiễm/triệu dân và đây là ngưỡng an toàn, có thể làm ăn được. Với những quốc gia “đang ốm” như Mỹ, dù là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam nhưng ông Nhân cho rằng trong ngắn hạn chưa nên giao thương từ nay đến cuối năm.
Áp dụng phương pháp tương tự, Bí thư Nhân đặt ra cột một bắt đầu quan hệ bình thường mới với từng quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong – 6/2020; Thái Lan, Đài Loan – 5/2020… Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho rằng nếu đẩy mạnh buôn bán, trong 7 tháng cuối năm, Việt Nam có khả năng khôi phục 57% giá trị thương mại.
Diễn biến tình hình dịch tại Hàn Quốc (trước) và Mỹ (sau), hai đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Đồ họa Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cung cấp. |
Phân tích nhóm 6 nước là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam (chiếm 80% tổng giá trị đầu tư), lãnh đạo Thành ủy TP.HCM đánh giá nếu làm việc với các đối tác đã “khỏe”, từ tháng 5 đến tháng 8/2020, Việt Nam có thể khôi phục 67% giá trị đầu tư so với năm trước.
Về ngành du lịch, ông Nhân cho hay có 8 nước chiếm 80% thị phần du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Ước đoán từ nay đến tháng 12, nếu mở cửa từng phần, dự báo có 33% lượng khách nước ngoài so với năm trước đến Việt Nam, tương đương 6 triệu người.
Tuy nhiên, ông Nhân chỉ ra bài toán còn để ngỏ và đặt nhiệm vụ phải giải quyết trong 1 tháng tới là kiểm soát như thế nào với số người nhập cảnh lớn, có thể lên tới vài nghìn. Ông đề xuất có thể yêu cầu tất cả người nhập cảnh phải xét nghiệm với điều kiện tiền xét nghiệm cộng vào tiền vé; hoặc đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: HMC. |
Về quan hệ với ASEAN, tổ chức hiện Việt Nam là chủ tịch, ông Nhân cho hay hiện chỉ có Campuchia, Brunei, và Việt Nam đã chuyển giai đoạn. Thái Lan và Lào có thể an toàn. Singapore, Indonesia chưa an toàn, Malaysia chưa thể dự báo.
Bí thư Nhân nhận định các nước sẽ thoát ra khỏi dịch và chuyển trạng thái bình thường mới với thời gian và quy mô khác nhau. Do đó, Việt Nam cần mở cửa kinh tế, du lịch với từng nước, trong điều kiện cụ thể, vào thời điểm khác nhau trong 7 tháng cuối năm. Đồng thời, ông một lần nữa nhấn mạnh thách thức lớn nhất trong thời gian tới là làm sao phát hiện và kiểm soát kịp thời nguy cơ lây nhiễm của trên 6 triệu khách du lịch nước ngoài có thể vào Việt Nam từ 5/2020 đến 12/2020.
Ngăn chặn phá sản của doanh nghiệp
Qua phân tích tình hình dịch, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề xuất 10 giải pháp phục hồi kinh tế cho TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thứ nhất, phòng dịch quyết liệt, phục hồi sản xuất, kinh doanh, và hoạt động xã hội trong điều kiện bình thường mới. Trong đó có: Thực hiện hành vi phòng dịch chuẩn với cá nhân, doanh nghiệp, trường học, cộng đồng, dịch vụ…; Phát hiện, kiểm soát kịp thời tất cả người nhập cảnh mang nguy cơ nhiễm Covid-19.
Thứ hai, ngăn chặn sự phá sản của doanh nghiệp bằng các biện pháp: Hỗ trợ thu nhập cho người lao động để doanh nghiệp không mất lao động (tháng 5, 6/2020); Hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp; Hỗ trợ phục hồi sản xuất, dịch vụ nhắm vào nhu cầu thị trường nội địa gần 100 triệu dân.
Trong đó, ông Nhân nhấn mạnh việc nên hỗ trợ bằng phương thức hậu kiểm để rút ngắn tối đa thời gian giao kinh phí hỗ trợ, giúp doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, hỗ trợ khuyến khích hạn chế thay thế hàng nhập khẩu, nhất là vật tư, thiết bị có lợi thế nguồn gốc địa phương và mở rộng chuỗi giá trị gia tăng trong nước, kể cả sản phẩm xuất khẩu.
Bí thư Nhân hiến kế 10 giải pháp khôi phục kinh tế với Việt Nam. Ảnh: HMC. |
Thứ tư, dự báo kịp thời phối hợp với các nước đối tác chủ yếu về thương mại, đầu tư và du lịch để mở cửa hoạt động kinh tế du lịch với từng nước vào thời điểm phù hợp (tháng 5/2020 đến 12/2020).
Thứ năm, thúc đẩy số hóa tài nguyên của doanh nghiệp, hoàn thành cơ sở dữ liệu số của các ngành kinh tế, hà tầng của thành phố và triển khai quản trị thông minh ở các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện thành phố thông minh.
Thứ sáu, đẩy mạnh đầu tư công tại TP.HCM, phấn đấn tháng 10 giải ngân trên 80%.
Thứ bảy, đẩy mạnh xây dựng khu công nghiệp mới, khu công nghệ cao giao đoạn 2, phê duyệt quy hoạch cục bộ và kêu gọi đầu tư Khu đô thị sáng tạo tương tác cao TP.HCM, đẩy mạnh đầu tư ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tám là hỗ trợ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, vượt thách thức.
Chín là đẩy mạnh các chương trình đề án khởi nghiệp sáng tạo.
Mười là phát huy trí tuệ, nguồn nhân lực của thành phố, cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài đề xây dựng các đề án, quy hoặc cụ thể của 3 chương trình đột phá (đổi mới quản lý, phát triển hạ tầng, phát triển nhân lực và văn hóa) và chương trình trọng điểm (phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực) giao đoạn 2020-2025, định hướng 2030.
Covid-19 lan rộng trên thế giới
Điều ‘bình thường mới’ thời sống chung với dịch Covid-19
Xã hội
Xã hội
Người dân cả nước bắt đầu trở lại với việc duy trì các hoạt động thiết yếu, xác định sống chung với dịch an toàn, bảo đảm vừa phát triển kinh tế – xã hội vừa bảo vệ sức khỏe.
Masan Consumer tặng 10.000 phần quà cho công nhân tại TP.HCM
Đời sống
Đời sống
Dịp lễ, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) kết hợp cùng Thành đoàn TP.HCM tặng quà cho 10.000 công nhân hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.
Con vật mang ‘chìa khóa’ hóa giải Covid-19
Công nghệ
Công nghệ
Hãy gặp Winter – chú lạc đà không bướu 4 tuổi đang sống tại một trang trại thuộc vùng nông thôn nước Bỉ.
Sun Life Việt Nam góp 1 tỷ đồng vào công tác phòng chống dịch Covid-19
Nhịp sống
TTDN
Ngày 28/4, Sun Life Việt Nam thông báo sẽ đóng góp 1 tỷ đồng cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, hỗ trợ cộng đồng trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
01:12
Bãi biển ở Hàn Quốc đông đúc trở lại
Du lịch
Địa điểm du lịch
Tình hình dịch bệnh ở Hàn Quốc có vẻ đã dịu bớt khi không có ca lây nhiễm Covid-19 mới trong xã hội kể từ thứ 5 (30/4). Người dân chọn các bãi biển để thư giãn vào cuối tuần qua.
Nguồn: News.zing.vn