Suốt hàng nghìn năm qua, người Dukha, hay còn gọi là Tsaatan, đã sống ở những khu rừng xa xôi nhất của Mông Cổ. Tuy nhiên, nền văn hóa của họ đang chết dần.
Khoảng 10 tuần, cộng đồng nhỏ bé này lại di chuyển từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác. Người Dukha là một trong số ít những bộ tộc du mục chăn nuôi tuần lộc còn lại trên thế giới. |
Sinh sống ở vùng Siberia và tỉnh Khovsgol cực Nam của Mông Cổ, người Dukha phụ thuộc vào tuần lộc trên nhiều phương diện của cuộc sống, từ sinh tồn, văn hóa tới tâm linh. Họ cũng là bộ tộc chăn tuần lộc duy nhất ở Mông Cổ. |
Bộ tộc du mục này là một trong những nhóm người đầu tiên thuần hóa động vật. |
Khu vực săn bắn của người Dukha trở thành công viên quốc gia vào năm 2011, khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn. |
Người Dukha không có nhiều điểm chung với các dân tộc khác ở Mông Cổ. Họ sống trong các căn lều urt, thay vì nhà lều kiểu Mông Cổ. Họ chăn nuôi tuần lộc thay cho bò, bò yak hoặc dê, theo Saman giáo thay vì đạo Phật. |
Tuần lộc bơi rất giỏi. Jerry Haigh, một bác sĩ thú y cho động vật hoang dã, người chụp bức ảnh này, cho biết: “Chúng có lớp lông mùa đông rỗng, đóng vai trò như một chiếc áo phao cứu sinh”. |
Một chú tuần lộc có thể đi được 30 km một ngày. |
Bà Enkhatuya là pháp sư trưởng của một nhóm nhỏ người Dukha tới sống cạnh hồ Khovsgol, với mong muốn thu được lợi nhuận từ du lịch. Bà tiếp xúc với những du khách tò mò từ khắp nơi trên thế giới. |
Những người Dukha tới hồ Khovsgol bị chỉ trích rằng khu vực này quá ấm, không hợp với tuần lộc, và họ đang hành hạ chúng để kiếm lợi nhuận. Bà Enkhatuya khẳng định: “Chúng tôi có mối quan hệ sâu sắc với tuần lộc. Chúng giống như gia đình. Chúng tôi sẽ không bao giờ hành hạ chúng”. |
Tuần lộc có vai trò quan trọng trong các truyền thống theo Saman giáo. Tuần lộc trắng được coi là con vật linh thiêng. |
Người Dukha tới hồ Khovsgol mỗi mùa hè để kiếm tiền sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong tương lai, lối sống cổ xưa của họ sẽ khó lòng tồn tại. |
Nguồn: News.zing.vn