Bỏ việc, bán nhà để sang Australia định cư nhưng mắc kẹt vì dịch

0
Bỏ việc, bán nhà để sang Australia định cư nhưng mắc kẹt vì dịch

Sau hơn một năm chưa thể rời Ai Cập vì các hạn chế Covid-19, Amir Tawdrows cảm thấy “giấc mơ Australia” ngày càng xa vời với gia đình mình.

Amir Tawdrows cùng vợ và 2 con được cấp thị thực để chuyển đến Australia sinh sống vào tháng 2/2020. Anh có visa 489 (thị thực định cư Australia diện tay nghề vùng miền có bảo lãnh). Đây là giấy phép lao động nhằm thu hút nhân tài từ nước ngoài đến xứ sở kangaroo làm việc, theo SMH.

Tawdrows và vợ bỏ việc, bán tài sản, dự kiến chuyển đến Australia vào tháng 4 năm ngoái với hy vọng bắt đầu quá trình trở thành thường trú nhân, sau đó là công dân nước này.

Ông bố 2 con được đề xuất làm 4 công việc vì anh là dược sĩ – nghề đang thiếu hụt, đặc biệt ở các vùng miền của Australia.

Tuy nhiên, đại dịch đã khiến gia đình Tawdrows kẹt lại do Australia đóng cửa biên giới quốc tế từ cuối tháng 3/2020. Ngay cả những người nước ngoài có thị thực cũng không được phép nhập cảnh vào quốc gia này.

Điều này đã tước đi ngôi nhà mới của gia đình 4 người.

Bo viec sang Australia dinh cu nhung mac ket vi dich anh 1

Amir Tawdrows không thể rời Ai Cập tới Australia định cư vì đại dịch Covid-19.

Tương lai dần trôi đi

“Chúng tôi không yêu cầu nhập cảnh ngay bây giờ. Mọi người đều hiểu về tình hình đại dịch”, Tawdrows nói.

Tuy nhiên, với việc biên giới Australia sẽ không mở trở lại cho đến ít nhất giữa năm 2022, gia đình anh không còn đủ khả năng để kiên nhẫn.

Chờ đến khi đó, họ đã mất phân nửa trong 4 năm thị thực có hiệu lực. Điều này rất quan trọng vì để đủ điều kiện trở thành thường trú nhân, họ cần phải dành 2 năm sống trong khu vực cụ thể.

Bên cạnh đó, 15.000 USD phí thị thực và giấy tờ mà vợ chồng anh đã bỏ ra sẽ bị mất.

Tawdrows phải thi để được công nhận là dược sĩ ở Australia. Dù đã vượt qua bài kiểm tra đó, đến tháng 11/2021, anh mới được phép nhập cảnh và đăng ký với Cơ quan Quản lý Hành nghề Y tế Australia.

Tawdrows cảm thấy tương lai của gia đình đang dần trôi đi.

“Chúng tôi loay hoay, không chắc có thể tiếp tục giấc mơ đến Australia hay không. Chúng tôi đang mất thời gian visa”, anh nói.

Tawdrows chỉ có yêu cầu đơn giản: “Chúng tôi muốn chính phủ Australia bảo đảm con đường thường trú nhân hoặc gia hạn thị thực bằng đúng khoảng thời gian đã mất kể từ khi lệnh cấm biên giới được ban hành vào tháng 3/2020”.

Bo viec sang Australia dinh cu nhung mac ket vi dich anh 2

Amir Tawdrows được đề xuất làm 4 công việc vì anh là dược sĩ – nghề đang thiếu hụt, đặc biệt ở các vùng miền của Australia.

Tìm kiếm trên seek.com.au cho thấy hơn 2.000 quảng cáo tuyển dụng ở Australia hiện tại là trong lĩnh vực dược phẩm. Các quảng cáo việc làm trực tuyến hiện là 245.400, mức cao nhất trong 12 năm theo Chỉ số tuyển dụng Internet tháng 5/2021 của Ủy ban Kỹ năng Quốc gia.

Tawdrows là một trong số ít nhất 8.000 người di cư tay nghề cao có thị thực nhưng không thể nhập cảnh vào xứ sở chuột túi.

Riad Abdallah, đại diện cho nhóm những người có visa 489 nhưng bị mắc kẹt, nói rằng họ chỉ yêu cầu sự công bằng.

“Chúng tôi muốn có đủ điều kiện để được thường trú ở Australia vì thị thực cho phép điều đó trước khi Covid-19 gây ra sự gián đoạn”, anh nói.

Lao đao vì lệnh đóng cửa

Bộ Nội vụ Australia cho biết họ đã đưa ra các nhượng bộ cho một số người di cư có tay nghề cao. Tuy nhiên, các điều khoản này chỉ áp dụng cho những người đã ở trong nước.

Trong khi nhân công có tay nghề cao lo lắng, chờ đợi được nhập cảnh và làm việc, những người sử dụng lao động đang kêu gọi chính phủ nới lỏng lệnh đóng cửa.

Colin La Galia, nhà hóa học hữu cơ, phải vật lộn để đảm đương 5 vị trí yêu cầu tay nghề cao tại công ty Epichem có trụ sở tại TP Perth của mình.

Một trong những thành tựu gần đây nhất của công ty ông là hợp tác tạo ra loại thuốc nhằm ngăn nguy cơ bị mù do viêm võng mạc sắc tố.

Galia nói rằng sự đánh giá cao về nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực dược phẩm, do hậu quả của đại dịch, đã giúp công việc kinh doanh của ông khởi sắc.

“Chúng tôi đang có nhiều dự án và khách hàng mới hơn”, ông nói.

Bo viec sang Australia dinh cu nhung mac ket vi dich anh 3

Công ty của Colin La Galia ăn nên làm ra trong đại dịch.

Tuy nhiên, theo Galia, những hạn chế về biên giới của Australia đang khiến cho các ứng viên sáng giá nhất không thể lấp đầy vị trí quan trọng trong công ty, bởi nguồn nhân tài chỉ giới hạn trong số những ai đã ở đây.

Galia đã nhận được 98 hồ sơ ứng tuyển vào một vị trí. Hơn một nửa trong đó là người nước ngoài.

Ông nói: “Các ứng viên ưu tú của chúng tôi đang ở New York (Mỹ) và Đức. Do vậy, chúng tôi tạm bỏ qua họ và tìm kiếm ứng viên khác, dù trình độ không bằng, để thay thế. Trong tình huống cấp bách, chúng tôi buộc phải làm vậy vì khách hàng không thể chờ đợi”.

Theo Galia, giải pháp có thể là chính phủ cho phép các doanh nghiệp tự chi trả và quản lý việc kiểm dịch cho công nhân của họ, bên cạnh giới hạn về số lượng người có thể nhập cảnh vào đất nước mỗi tuần.

Thủ tướng Australia Scott Morrison từng đưa ra ý tưởng tương tự nhằm giải phóng năng lực kiểm dịch của khách sạn cho hơn 35.000 công dân Australia bị mắc kẹt ở nước ngoài.

Trong lĩnh vực điện ảnh và thể thao, các ngôi sao, vận động viên quần vợt được phép cách ly trong chỗ ở do tư nhân tài trợ.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Khoa học và Việc làm Stuart Robert đề nghị chính phủ không vội vàng để giảm bớt tình trạng thiếu hụt.

Ông nói với Sky News Australia: “Chúng ta không có cơ hội thu hút những người di cư có tay nghề cao vì các hạn chế Covid-19. Điều đó lại dẫn đến cơ hội tuyệt vời rằng có thể tập trung vào nhân lực trong nước”.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm cộng đồng từ 27/4/2021

9.266Ca nhiễm

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca
Hà Nội 0 464
Bắc Ninh 15 1485
Vĩnh Phúc 0 92
Đà Nẵng 1 159
Bắc Giang 9 5092
Hà Nam 0 48
Hưng Yên 0 37
TP.HCM 40 1346
Yên Bái 0 1
Quảng Nam 0 3
Đồng Nai 0 1
Hải Dương 0 51
Thái Bình 0 21
Quảng Ngãi 0 1
Lạng Sơn 0 102
Thanh Hóa 0 5
Điện Biên 0 58
Nam Định 0 6
Nghệ An 13 19
Phú Thọ 0 5
Quảng Ninh 0 1
Hải Phòng 0 3
Thừa Thiên Huế 0 5
Đắk Lắk 0 4
Hòa Bình 2 9
Quảng Trị 0 3
Tuyên Quang 0 1
Sơn La 0 1
Ninh Bình 0 4
Thái Nguyên 0 3
Long An 0 11
Bạc Liêu 0 1
Gia Lai 0 1
Tây Ninh 0 1
Đồng Tháp 0 1
Trà Vinh 0 2
Hà Tĩnh 1 77
Tiền Giang 3 43
Bình Dương 12 56
Bắc Kạn 0 2
Lào Cai 1 1

Nguồn: News.zing.vn