Molnupiravir 400 mg được đưa vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ.
Ngày 6/10, Bộ Y tế ra Quyết định về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19”. Hướng dẫn mới nhất này sẽ thay thế hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành hồi tháng 7.
Triệu chứng lâm sàng
Bộ Y tế cho biết thời gian ủ bệnh của SAR-CoV-2 là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày, biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
Khởi phát: Với chủng Alpha là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…
Chủng mới (Delta): Đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ.
Về diễn biến bệnh, đối với thể Alpha, 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng.
Bệnh nhân cũng có thể bị suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.
Đối với thể Delta, tỷ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4,2% Alpha), tỷ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra, chủng Delta liên quan tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra, chủng Delta có tải lượng virus cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác.
Bổ sung thuốc cho điều trị
Theo Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể với 3 loại thuốc: Thuốc kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế Interleukin-6.
Việc dùng thuốc dựa trên nguyên tắc:
– Thuốc chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng, cấp phép lưu hành, cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới, việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.
– Nếu đã được WHO khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất một nước trên thế giới, có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh.
Trong đó, với thuốc kháng virus, Bộ Y tế đã bổ sung thuốc Molnupiravir 400 mg bên cạnh Remdesivir, Favipiravir… Molnupiravir 400 mg chỉ định dùng cho bệnh nhân nhẹ, liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.
Molnupiravir được đánh giá cao trong việc điều trị Covid-19. Ảnh: AP. |
F0 có thể xuất viện sau 10 ngày điều trị
Các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng được ra viện khi đã được cách ly, điều trị tối thiểu 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (CT ≥ 30) vào ngày thứ 9.
Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng được ra viện khi đủ các điều kiện sau: Được cách ly, điều trị tối thiểu 14 ngày; các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp rRT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (CT ≥ 30) vào trước ngày ra viện.
Các trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm rRT-PCR nhiều lần có nồng độ virus CT < 30 được ra viện đủ các điều kiện sau: Đã được cách ly điều trị tại cơ sở tiếp nhận, điều trị Covid-19 đủ 21 ngày tính từ ngày có kết quả dương tính với SARS-CoV-2; các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.
Người được ra viện sẽ được giám sát tại nhà bởi y tế cơ sở và CDC địa phương. Người bệnh sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày (hướng dẫn trước là cách ly 14 ngày), đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào, cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Người bệnh luôn tuân thủ thông điệp 5K.
Đối với người bệnh ra viện thuộc trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm rRT-PCR nhiều lần có nồng độ virus CT < 30, sau khi ra viện phải thực hiện cách ly y tế tại nhà trong 7 ngày; đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào, họ cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.
Dịch Covid-19
Rút lực lượng chi viện chống dịch khỏi TP.HCM trước 15/10
Sức khỏe
Sức khỏe
Tình hình dịch bệnh tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực, do đó, Bộ Y tế đề nghị thành phố sắp xếp để nhân lực hỗ trợ được trở về địa phương công tác.
Áp lực bệnh nhân nặng và tử vong tại TP.HCM đã qua
Sức khỏe
Sức khỏe
Số giường bệnh hồi sức tích cực tại các bệnh viện tầng 3 trống dần cho thấy tình hình điều trị F0 tại TP.HCM có tín hiệu khả quan.
Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi chưa được tiêm vaccine
Sức khỏe
Sức khỏe
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, ngủ đủ giấc, đeo khẩu trang khi ra ngoài…, là những biện pháp giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt và phòng dịch hiệu quả.
Khi nào Đà Nẵng mở cửa đón khách du lịch?
Du lịch – Ẩm thực
Du lịch – Ẩm thực
Các doanh nghiệp và ngành du lịch Đà Nẵng đã sẵn sàng mở cửa đón khách nội địa vào dịp cuối năm nay, khi trên 80% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine.
67% người dân tại TP.HCM được tiêm đủ liều vaccine Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Đây là số lượng người dân trên 18 tuổi tại TP.HCM. Tỷ lệ bao phủ mũi một tại thành phố lên tới 97%.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn