Những tàn tích còn sót lại của nơi này khiến du khách tưởng tượng về một thành phố từng rất thịnh vượng, giàu có, phồn hoa ở Iran trước đây.
Persepolis ngày trước
Shiraz là thành phố lớn thứ 6 ở Iran và là thủ phủ của tỉnh Fars. Những nhà thờ Hồi giáo màu hồng nổi bật, xuất hiện khắp nơi, nhưng Persepolis để lại trong tâm trí du khách nhiều ấn tượng nhất. Persepolis trước đây là kinh đô nghi lễ của Đế quốc Achaemenes (khoảng 550-330 TCN). Nó nằm cách thành phố Shiraz, tỉnh Fars, Iran 60km về phía đông bắc. Phần còn lại của Persepolis có từ năm 515 TCN. Thành phố này thể hiện phong cách kiến trúc Achaemenes, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.
Đây là một công trình mang tính bước ngoặc ở Iran, nó gần như đại diện cho vinh quang của Đế chế Ba Tư trước đây. Ngày nay, nó vẫn có một vị trí sâu sắc trong tâm trí của người Iran. Các video du lịch của Iran Airlines và người ta thường sử dụng Persepolis như một điểm thu hút mang tính biểu tượng.
Điều này cho thấy Persepolis thực sự là một điểm thu hút không thể bỏ qua ở Iran, so với những nơi khác thì có ít khách du lịch ở đây. Bởi vị trí nơi này cách xa trung tâm thành phố, xung quanh là sa mạc, khiến nó mang đậm màu sắc bí ấn và yên bình.
Nói về Persepolis, không thể không nhắc đến “vua của các vị vua”, Darius I. Năm 520 trước Công nguyên, Darius I bắt đầu cho xây dựng thành phố cổ này. Thành phố cổ Persepolis mất 70 năm mới hoàn thành và trải qua 3triều đại Darius I, Xerxes I và Artaxerxes I. Ngay cả khi chỉ còn lại những tàn tích, chúng ta vẫn có thể thấy nó phảng phất một thời huy hoàng. Quy mô và khung cảnh vô cùng tráng lệ.
Nhưng không ai ngờ rằng chỉ 200 năm sau khi Persepolis được xây dựng, Alexander Đại đế đã tấn công Ba Tư và phá hủy thủ đô lộng lẫy này.
Persepolis ngày hôm nay
Persepolis bây giờ là một quảng trường rất rộng, xung quanh được bao phủ bởi 2.500 cây xanh, được trồng nhân dịp kỷ niệm 2500 ngày thành lập Ba Tư. Vé vào nơi này có giá 33.000 VNĐ.
Sau khi đi qua các đại lộ rợp bóng cây, ở cuối con đường, du khách có thể thấy một khu đá khổng lồ, nhiều tảng đá lớn được xếp gọn tạo thành lối đi. Các bức phù điêu 2 bên rất đẹp. Du khách có thể cảm nhận được sự thịnh vượng của đế chế Ba Tư trước đây. 35 quốc gia phụ thuộc và 23 dân tộc đã tỏ lòng kính trọng với các hoàng đế Ba Tư và quyên góp rất nhiều gia súc, cừu và ngựa.
Khi bước lên bục, du khách sẽ thấy một cánh cổng rất lớn, trang trí nhiều hình gia súc. Người Ba Tư cổ đại ca ngợi gia súc là động vật có quyền năng nhất, vì vậy du khách có thể sẽ nhìn thấy rất nhiều con bò tại tàn tích Persepolis sót lại.
Sau khi băng qua cổng chính, du khách sẽ thấy cung điện tinh xảo nhất ở Persepolis, trong đó có hội trường Apardana, một nơi có sức chứa lên tới 10.000 người. Ngay cả sau chiến tranh, nhiều hội trường vẫn có nhiều bức phù điêu tinh xảo vẫn chưa bị phá hủy, hầu hết trong số đó phản ánh triều đại Ba Tư, thực sự rất tráng lệ.
Bên cạnh hội trường Apardana, có một tòa nhà đẹp không kém, là nơi vua Xerxes I thượng triều mỗi ngà. Vì thế sự nơi này được trang hoàng rất sang trọng, các tác phẩm được chạm khắc bằng đá tinh xảo, minh chứng cho một thời kỳ rất thịnh vượng.
Trên sườn đồi phía sau là những ngôi mộ của vua Artaxerxes II và III, kiến trúc giống với những ngôi mộ Ba Tư thông thường. Sau khi bước vào đây, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ bức tranh Persepolis, nơi du khách sẽ thấy những tàn tích khổng lồ của thành phố cổ này, ngay cả khi chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ còn sót lại.
Một số người nói rằng vua Alexander đã trả thù cho việc cướp bóc của Ba Tư nên đã phá hủy Persepolis. Mặc dù chúng ta không biết chính xác đó là gì, nhưng không thể phủ nhận rằng đế chế hùng mạnh một thời đã bị phá hủy ngay lập tức. Bây giờ chúng ta chỉ có thể tưởng tượng qua ký ức hoặc các di tích còn lại.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/cach-day-2500-nam-noi-nay-tung-la-thanh-pho-giau-co-va-lon-nhat-iran-d46…Nguồn: https://baogiaothong.vn/cach-day-2500-nam-noi-nay-tung-la-thanh-pho-giau-co-va-lon-nhat-iran-d462420.html
Nguồn: 24H.COM.VN