Cách đối phó với câu hỏi ‘Bao giờ cưới?’

0

Những câu hỏi giục cưới từ phía gia đình, họ hàng có thể gây áp lực vô hình và chia rẽ các cặp yêu nhau.

doi pho voi cau hoi bao gio cuoi anh 1

Những câu hỏi giục cưới từ phía gia đình, họ hàng có thể gây áp lực vô hình và chia rẽ các cặp yêu nhau.

doi pho voi cau hoi bao gio cuoi anh 2doi pho voi cau hoi bao gio cuoi anh 3

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều cặp vợ chồng trẻ thích sống thử hơn kết hôn, và khoảng 1/4 phụ huynh đã có con nhưng chưa cưới, theo New York Times.

Quan điểm xã hội về hôn nhân cũng đã thay đổi. Hiện nhiều người tin rằng việc một cặp vợ chồng sống chung mà chưa tổ chức đám cưới là điều có thể chấp nhận được. Tất nhiên, không phải ai đều ủng hộ quan điểm này.

“Khi một cặp lựa chọn không cưới và người thân cho rằng họ có quyền can thiệp vào quyết định đó, nhiều lời đàm tiếu sẽ nổ ra, gây chia bè phái trong gia đình”, Katherine Hertlein, nhà trị liệu mối quan hệ và giáo sư tại Đại học Nevada (bang Nevada, Mỹ), chia sẻ. Theo bà, điều này có thể gây chia rẽ cặp vợ chồng.

Vào dịp cuối năm, nếu bạn có dự định trở về nhà thăm gia đình và gặp những người tò mò về ngày cưới của mình, dưới đây là một số cách trả lời mà vẫn tôn trọng đối phương.

Quyết định thông tin nào có thể công khai và ai sẽ là người chia sẻ chúng

Các cặp cần thống nhất một số quan điểm chung và quyết định trước những gì họ muốn tiết lộ với người khác.

Ngoài ra, nếu người đặt câu hỏi là họ hàng của bạn, bạn nên chủ động trả lời trước, còn bạn trai/gái sẽ đóng vai trò hỗ trợ và ngược lại. “Chiến thuật” này sẽ giúp giảm thiểu tối đa lý do để người họ hàng này đổ lỗi cho bạn trai/gái của bạn.

“Những cuộc trò chuyện này có thể kéo theo nhiều căng thẳng. Tôi không muốn người không trực tiếp liên quan đến gia đình phải chịu gánh nặng tiêu cực và nhận trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định”, giáo sư Hertlein nói.

Đừng hành động một mình

Một số thành viên gia đình có thể cố gắng chia rẽ và dồn bạn vào chân tường với những câu hỏi cưới xin khi bạn không có bạn trai/gái bên cạnh. Ở trường hợp này, giáo sư khuyên rằng bạn nên tạm hoãn bất kỳ cuộc thảo luận nào cho đến khi có mặt bạn trai/gái.

doi pho voi cau hoi bao gio cuoi anh 4doi pho voi cau hoi bao gio cuoi anh 5

Ảnh: John Hope Photography.

Tránh tập trung vào thời điểm cưới xin

Nếu đang tính đến chuyện kết hôn trong tương lai, bạn nên tránh thảo luận về nó với các thành viên trong gia đình.

“Thuật ngữ ‘thời điểm thích hợp’ là một khái niệm trừu tượng và gây khó hiểu. Bởi vậy, các gia đình sẽ tìm nhiều cách giúp đẩy nhanh tiến độ diễn ra đám cưới, khiến các cặp khó chống lại sự can thiệp của họ hơn”, giáo sư Hertlein nói.

Vì vậy, thay vì thuyết phục bố mẹ, họ hàng bằng một thời điểm cưới khả thi, bạn chỉ cần chia sẻ rằng bạn và người yêu vẫn đang thảo luận về kế hoạch kết hôn.

Irina Firstein, nhà tâm lý học ở quận Manhattan (thành phố New York, Mỹ), cho biết các cặp hoàn toàn có thể nói với mọi người rằng mình vẫn đang tìm hiểu thêm và sẽ tuyệt vời hơn nếu không ai giục cưới vì “điều đó chỉ gây áp lực cho chúng tôi mà thôi”.

“Bạn có thể bảo rằng bạn đánh giá cao sự quan tâm và hiểu nỗi lo lắng của họ, nhưng những câu hỏi đó đang gây ra vấn đề cho mối quan hệ giữa bạn và người yêu. Sau đó, bạn khẳng định thêm rằng khi ngày cưới được ấn định, bạn sẽ thông báo cho họ đầu tiên”, bà nói.

Đừng ngại đặt ra giới hạn

Nếu người thân tỏ ra thiếu tôn trọng quyết định của bạn, bạn có thể phải thiết lập giới hạn và tránh tham gia một số hoạt động chức năng trong gia đình.

Theo nhà tâm lý học Firstein, quyết định tránh xa người thân không nhất thiết phải kéo dài vĩnh viễn, nhưng cần thiết để cứu vãn mối quan hệ. Khoảng thời gian tránh mặt cho phép đôi bên bớt căng thẳng hơn về chuyện cưới xin.

Cùng nhau đối mặt với vấn đề

Thông thường, các thành viên gia đình sẽ ngừng hỏi ‘Bao giờ cưới?’ khi bạn đã ấn định ngày, hoặc họ thấy bạn đánh giá mối quan hệ tình cảm của mình bằng những cách khác ngoài chuyện hôn nhân.

Hãy hiểu rằng những cuộc đối đáp với người thân về chuyện cưới xin có thể khiến bạn và người yêu gần nhau hơn.

“Những giai đoạn căng thẳng về mặt tinh thần, cảm xúc cho thể giúp tăng cường mối quan hệ”, giáo sư Hertlein khẳng định.

“Nếu bạn và đối phương đang hỗ trợ lẫn nhau, truyền tải chung một thông điệp, cảm thấy bền chặt như một cặp, hay biết đặt ra giới hạn bảo vệ mối quan hệ, hai bạn sẽ càng thắm thiết hơn. Và đó sẽ là trải nghiệm gắn kết tuyệt vời”, bà nói.

Nguồn: News.zing.vn