Các bệnh nhân Covid-19 khi trở nặng thường gặp tình trạng viêm phổi kèm theo khó thở, mạch nhanh, SpO2 giảm dưới 94%.
Tôi có người thân đang điều trị Covid-19 tại nhà. Làm thế nào tôi biết người thân đang trở nặng, cần nhập viện điều trị?
Trung Hiếu – Hòa Bình.
Bộ Y tế
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 (cập nhật lần thứ 7) ban hành cùng Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10 của Bộ Y tế, các bệnh nhân có thể phân thành các mức độ như sau:
Nhẹ | Trung bình | Nặng | Nguy kịch | |
Triệu chứng lâm sàng | Không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy… | Không đặc hiệu như mức độ nhẹ | – | – |
Hô hấp | <20 lần/phút; >96% khi thở khí trời | – Có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút – Phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng – SpO2 94-96% khi thở khí phòng. Người bệnh có thể khó thở khi gắng sức (đi lại trong nhà, lên cầu thang) |
Có dấu hiệu viêm phổi kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: + Nhịp thở >25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; + SpO2 <94% khi thở khí phòng. |
Thở nhanh >30 lần/phút hoặc <10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường |
Ý thức | Tỉnh táo, người bệnh tự phục vụ được | Tỉnh táo | Bệnh nhân có thể bứt rứt hoặc đừ, mệt. | Ý thức giảm hoặc hôn mê |
Tuần hoàn | – | Mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường | Nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, huyết áp bình thường hay tăng. | Nhịp tim nhanh, có thể nhịp tim chậm, huyết áp tụt |
X-quang phổi | Bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít | Có tổn thương, tổn thương dưới 50%. – Siêu âm: hình ảnh sóng B | Có tổn thương, tổn thương trên 50% | Có tổn thương, tổn thương trên 50% |
Khí máu động mạch | – | PaO2 /FiO2 > 300 | PaO2/FiO2 200 – 300 | PaO2/FiO2 < 200, toan hô hấp, lactat máu > 2 mmol/L |
Khác | – | – | Siêu âm: Hình ảnh sóng B nhiều | – Thận: Tiểu ít hoặc vô niệu – Siêu âm: Hình ảnh sóng B nhiều |
Dựa trên những triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng nói trên, ê-kíp thầy thuốc, ngành y tế sẽ đưa ra phương án điều trị nguyên nhân, suy hô hấp (thở oxy, HFNC, nằm sấp, thở máy xâm nhập, ECMO…), suy tuần hoàn, bội nhiễm, chống cơn bão cytokin (corticoid, lọc máu, ức chế sản xuất hoặc đối kháng IL receptor), chống đông, triệu chứng (giảm ho, giảm đau), bệnh nền, tâm lý liệu pháp hoặc hỗ trợ khác.
Nguồn: News.zing.vn