Trước khi chết, hoàng đế của triều Thanh đã phải chịu cuộc sống cầm tù, chịu bao đè nén. Nhất là khi Chân Phi – người ông yêu quý bị Từ Hy cho người đẩy xuống giếng chết. Và sau này cái chết của ông lại gây nhiều nghi vấn.
Tử Cấm Thành ghi lại dấu ấn của vua Quang Tự. |
Tên tuổi của vua Quang Tự gắn liền với phong trào Duy Tân nổi tiếng bị thất bại trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết quyền lực trong triều vẫn bị Từ Hy Thái Hậu với tư tưởng bảo thủ nắm giữ. Những người muốn thay đổi hoặc là bị giết hoặc là bị bắt, ngay cả hoàng đế Quang Tự cũng bị Từ Hy giam lỏng trong đào Doanh Đài, sống như một kẻ tù tội “muốn bay nhưng không có cánh, muốn đi nhưng không có thuyền”.
Ngày 14/11/1908 Hoàng đế Quang Tự băng hà ở đảo Doanh Đài sau 10 năm bị cầm tù. Nhưng sau đó, chưa đầy một ngày, Từ Hy thái hậu sau khi buông rèm chấp chính, nắm giữ triều đình cả nửa thế kỷ cũng qua đời. Điều trùng hợp này làm cho mọi người phải suy nghĩ. Dường như có uẩn khúc trong cái chết của Hoàng đế. Bởi vì trước đó Từ Hy và phe phái của bà đã sớm có âm mưu phế bỏ ông. Bởi vì cho dù Quang Tự lúc này chỉ là một Hoàng đế hư danh giống như một bù nhìn trong tay Từ Hy nhưng rốt cuộc ông vẫn trẻ hơn Từ Hy đến 30 tuổi. Đó cũng là một mối họa cho Thái hậu. Từ Hy và những kẻ theo tư tưởng ngoan cố bảo thủ của bà đã lấy lý do “Hoàng đế lâm bệnh đã lâu, không thể nắm giữ triều chính, cai trị thiên hạ”, nhưng việc này không thành vì các đại thần triều Thanh phản đối.
Căn cứ theo những gì mà người hầu cận bên hoàng đế Quang Tự, người ta có thể kết luận: Quang Tự là do Từ Hy hại chết.
Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh – Phổ Nghi đã viết sách Nửa đời của tôi, trong đó có đoạn: “Hoàng đế Quang Tự đã chết sau khi dùng thuốc của Viên Thế Khải tặng cho”. Ngự y của Hoàng đế cũng xác nhận, ông qua đời khi lâm vào tình trạng bụng đau dữ dội. Nguyên nhân về cái chết của Hoàng đế Quang Tự, đa số đều cho rằng ông chết do bệnh. Điều này đã được ghi rõ trong chính sử.
(Theo Bí ẩn về lịch sử nhân loại)
Nguồn: Vnexpress.net