Chế độ ăn giúp tăng cường đề kháng cho F0, F1 cách ly tại nhà

0
Chế độ ăn giúp tăng cường đề kháng cho F0, F1 cách ly tại nhà

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lối sống khoa học là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, chống chọi sự tấn công của các virus, vi khuẩn.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng giúp chúng ta vượt qua được bệnh tật.

Dựa trên thông tin được cung cấp từ các giảng viên khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, HCDC đã đưa ra một số lưu ý về vấn đề dinh dưỡng, tập luyện cho F0, F1 khi cách ly tại nhà.

Nguyên tắc dinh dưỡng cân đối và đầy đủ

Khi cách ly tại nhà, người dân cần ăn đủ số lượng, đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo nhu cầu theo từng nhóm tuổi, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước.

Mỗi ngày, chúng ta nên ăn đủ 3 bữa chính, có thể thêm 1-3 bữa phụ. Khi chế biến, người dân cần đảm bảo nguyên tắc hợp khẩu vị, sở thích và khả năng nhai nuốt thức ăn. Nếu người bệnh gặp tình trạng chán ăn, đau họng, giảm vị giác, khứu giác, chúng ta có thể chế biến dạng mềm, lỏng, dễ ăn và dễ hấp thu.

Ngoài ra, người dân cần tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình mua, chế biến, sử dụng, bảo quản thực phẩm.

Với trẻ em, người trưởng thành có bệnh lý nền (tiểu đường, tim mạch, suy thận cấp, suy thận mạn…), người bệnh cần thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ hoặc cán bộ dinh dưỡng.

tang cuong de khang cho F0 cach ly tai nha anh 1

Chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng và đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi được bệnh tật. Ảnh: Freepik.

Để tăng cường hệ miễn dịch, chúng ta nên ăn đa dạng thực phẩm theo nguyên tắc đảm bảo nhu cầu chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Protein (đạm) là thành phần nền tảng cơ bản, cấu tạo nên tế bào và mô của cơ thể tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu thiếu protein, cơ thể sẽ bị ức chế việc hình thành kháng thể, giảm khả năng chống lại virus.

Các chuyên gia của Đại học Y Dược TP.HCM khuyến cáo trong bữa ăn hàng ngày đều cần có chất đạm, phối hợp nguồn đạm từ động vật (cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và thực vật (các loại đậu, nấm, đậu phụ).

Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm chứa Flavonoid cũng giúp tăng khả năng chống oxy hóa, miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là nhóm chất được chứng minh có thể ức chế hoạt động của nhiều loại virus.

Người dân cũng nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe (Probiotics) và chất xơ (Prebiotics), nhóm chất béo (đặc biệt là chất béo giàu omega-3). Omega-3 là acid béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được, có vai trò chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch, có nhiều trong dầu cá, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá hồi, basa, cá bơn, cá trích, cá thu, cá ngừ…

tang cuong de khang cho F0 cach ly tai nha anh 2

Chúng ta nên kết hợp dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch. Ảnh: Popsugar.

Chúng ta nên hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu – mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, mỳ tôm…, chứa nhiều chất béo, đường và muối không tốt cho cơ thể. Mỗi ngày, người dân chỉ nên ăn tối đa 5 gram muối, bao gồm lượng muối trong thực phẩm.

Để bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất trong mỗi bữa ăn, bạn có thể tham khảo bảng sau đây:

Nhóm vitamin, khoáng chất

Thực phẩm

Vitamin A

Gan động vật, các loại rau củ có màu vàng, đỏ, xanh sẫm…

Vitamin C

Ổi, cam, chanh, đu đủ, bưởi, nhãn, kiwi, ớt chuông, rau ngót, cần tây, rau đay, rau cải.

Vitamin D

Dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, cá trích

Vitamin E

Dầu thực vật, quả hạch, hạt hướng dương, mầm lúa mì, hạt ngũ cốc toàn phần, đậu phộng, rau bina, cải xoăn

Acid Folic

Thịt bò, cam, các loại rau màu xanh đạm

Vitamin B6

Cá hồi, cá ngừ, các loại trái cây, rau củ đa dạng

Vitamin B12

Trứng, thịt, cá, phô mai

Sắt

Gan động vật, nghêu, vừng, các loại đậu

Kẽm

Các loại sò, thịt động vật, vừng, đậu,

Đồng

Nội tạng động vật và ngũ cốc nguyên cám

Selen

Nội tạng và thịt động vật, hải sản

Flavonoid

Quả họ dâu (berries), trà xanh, cần tây, hành tây, trái cây họ cam chanh bưởi, các loại rau gia vị (húng, tía tô), súp lơ xanh, cải xanh, táo, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh, dầu olive, đậu nành.

Prebiotics

Hạt óc chó, chocolate đen, hành tây, yến mạch, táo, tỏi tây, đậu lăng đỏ

Probiotics

Yaourt (sữa chua), sữa, phô mai, dưa chua, kim chi, tương bần, cà pháo

Chất béo

Cá, quả bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương.

Hạn chế chất béo no (thịt mỡ, bơ thực vật, dầu dừa, phô mai…).

Omega-3

Dầu cá, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá hồi, basa, cá bơn, cá trích, cá thu, cá ngừ

Uống đủ nước theo nhu cầu, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh

Mỗi ngày, cơ thể cần 1,5-2 lít nước. Chúng ta nên uống nước đun sôi để nguội hoặc đã tiệt trùng, uống từ từ, từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày. Ngay cả khi không khát, bạn vẫn nên uống đủ lượng nước được khuyến cáo. Trước khi đi ngủ, chúng ta không nên uống nhiều nước.

Ngoài ra, các loại thức uống có gas, nước ngọt, đồ chứa cồn cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cho những F0, F1 đang cách ly tại nhà.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chúng ta nên tập luyện đều đặn, ngay cả khi ở nhà, cường độ vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe. Mỗi ngày, bạn nên tập luyện tối thiểu 30 phút, tập hàng ngày.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên có lối sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc (7-8 giờ/ngày), không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc. Điều quan trọng là giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ về những điều tích cực, tránh lo lắng thái quá.

Khi cách ly tại nhà, các F0, F1 vẫn cần tuân thủ 5K, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn và tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Tư vấn phòng bệnh Covid-19

Cach phat hien F0 co dien bien nang khi dieu tri tai nha hinh anh

Cách phát hiện F0 có diễn biến nặng khi điều trị tại nhà

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Theo các hướng dẫn y tế ở nhiều quốc gia, bệnh nhân Covid-19 khi điều trị tại nhà nên trang bị máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu để phát hiện sớm tình trạng chuyển biến nặng.

Moi nguy hiem khi benh nhan tieu duong mac Covid-19 hinh anh

Mối nguy hiểm khi bệnh nhân tiểu đường mắc Covid-19

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Tôi mắc bệnh tiểu đường khoảng 6 năm nay. Tôi cần làm gì để phòng nguy cơ bệnh trở nặng nếu mắc Covid-19.

Thu truong Bo Y te: 'Theo doi F0 khong trieu chung rat quan trong' hinh anh

Thứ trưởng Bộ Y tế: ‘Theo dõi F0 không triệu chứng rất quan trọng’

Sức khỏe

Sức khỏe



0

F0 chuyển nặng trong khoảng vài giờ dù không có triệu chứng trước đó. Điều này gây khó khăn cho ngành y tế.

Lam the nao de phong tranh lay nhiem cho cac shipper? hinh anh

Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm cho các shipper?

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Khi dịch Covid-19 bùng phát, người giao và nhận hàng đều rất cẩn trọng. Họ hoàn toàn có thể chủ động trong phòng bệnh bằng một số nguyên tắc đơn giản.

Bo Y te: 10 dieu can lam khi cach ly F0 va F1 tai nha hinh anh

Bộ Y tế: 10 điều cần làm khi cách ly F0 và F1 tại nhà

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết các F0 và F1 không có triệu chứng và bệnh nền có thể được chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà.

Dịch Covid-19

Den cuoi thang 8, 70% nguoi tren 18 tuoi o TP.HCM duoc tiem mui 1 hinh anh

Đến cuối tháng 8, 70% người trên 18 tuổi ở TP.HCM được tiêm mũi 1

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Bộ Y tế đề nghị TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19, đồng ý cho thành phố áp dụng thí điểm mô hình triển khai phù hợp tình hình phòng, chống dịch của địa phương.

Bo Y te thiet lap khan cap 3.000 giuong hoi suc tich cuc tai TP.HCM hinh anh

Bộ Y tế thiết lập khẩn cấp 3.000 giường hồi sức tích cực tại TP.HCM

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Bộ Y tế đã giao các bệnh viện tuyến trung ương thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch.

3.800 benh nhan Covid-19 o TP.HCM duoc xuat vien trong mot ngay hinh anh

3.800 bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM được xuất viện trong một ngày

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), đây là số bệnh nhân Covid-19 được xuất viện trong ngày 28/7.

Vi sao cac dia phuong khong the ap dung mo hinh chong dich cua TP.HCM? hinh anh

Vì sao các địa phương không thể áp dụng mô hình chống dịch của TP.HCM?

Sức khỏe

Sức khỏe



0

“Các địa phương cần xác định biện pháp chống dịch phù hợp với tình hình thực tế, không áp dụng như TP.HCM vì đặc thù lây nhiễm khác biệt”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.

Gan 660.000 lieu vaccine AstraZeneca ve Viet Nam vao sang 29/7 hinh anh

Gần 660.000 liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam vào sáng 29/7

Sức khỏe

Sức khỏe



0

Đây là lần giao vaccine Covid-19 thứ 4 trong tháng 7 thuộc hợp đồng đặt mua giữa AstraZeneca Việt Nam và VNVC dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn