Check-in tại “thiên đường sống ảo” hot nhất Việt Nam

0
Check-in tại “thiên đường sống ảo” hot nhất Việt Nam

Nếu một lần đến với Nha Trang, đừng quên ghé thăm “Maldives Việt Nam”.

Điệp Sơn được ví như Maldives của Việt Nam.

Điệp Sơn được ví như Maldives của Việt Nam.

Dân phượt đặt cho Điệp Sơn biết bao cái tên mỹ miều như con đường dưới biển độc nhất vô nhị, đường độc đạo ảo diệu, đảo thiên đường hay Maldives của Việt Nam. Và chẳng biết từ bao giờ cụm từ “thiên đường sống ảo” đã gắn chặt với nơi đây.

Địa điểm tuyệt vời để check in.

Địa điểm tuyệt vời để check in.

Phải chăng vì nó khiến bất kỳ du khách nào tới đây cũng ngỡ rằng mình đang ở thế giới khác. Quả thật chẳng sai, ngay khi đặt chân tới nơi này, chúng tôi đã bị Điệp Sơn hút hồn.

Đúng 7h30 sáng, đoàn chúng tôi gồm 20 người bắt đầu xuất phát di chuyển tới Điệp Sơn bằng ô tô. Khoảng cách di chuyển ước chừng là 60km.

Điệp Sơn nhìn từ phía xa.

Điệp Sơn nhìn từ phía xa.

Đường êm như ru và chỉ mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ chạy xe là tới cảng cá Vạn Giã (Vạn Ninh, Khánh Hòa).

Bình minh tại Điệp Sơn.

Bình minh tại Điệp Sơn.

Con đường giữa biển độc nhất vô nhị tại Việt Nam.

Con đường giữa biển độc nhất vô nhị tại Việt Nam.

Tại đây, đoàn tiếp tục thuê cano di chuyển tới đích đến cuối cùng. Sóng biển vào buổi sáng khá êm, chỉ sau 10 phút, chúng tôi đã có mặt tại “thiên đường sống ảo” tuyệt vời nhất Việt Nam.

Thời điểm lý tưởng để đến Điệp Sơn là từ tháng 12 đến tháng 6.

Thời điểm lý tưởng để đến Điệp Sơn là từ tháng 12 đến tháng 6.

Ai cũng hớn hở đi thay đồ bơi, đầm maxi để tận hưởng ngay cái nắng cái gió ở nơi đây, biển xanh, cát trắng, nắng vàng chẳng ngoa. Được biết, thời điểm đẹp nhất để ghé thăm Điệp Sơn là từ tháng 12 đến tháng 6 vì dòng nước khá êm và trong xanh.

Khi chúng tôi đến, có khá nhiều khách thập phương đã đang bì bõm trên đường độc đạo dưới biển dài khoảng 700m, nối liền đảo giữa và Điệp Sơn lớn. Theo tìm hiểu, tùy thuộc vào thủy triều lên xuống, thường từ 6h sáng con đường sẽ lộ ra, là dải cát màu trắng, rộng chừng 1m và nằm dưới mặt nước chưa đầy nửa mét.

Ngồi giữa biển checkin - bạn chỉ có thể làm điều này khi đến Điệp Sơn.

Ngồi giữa biển checkin – bạn chỉ có thể làm điều này khi đến Điệp Sơn.

Không chần chừ thêm một phút giây nào, 20 người chúng tôi túa ra biển, chọn những góc toàn cảnh rộng để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất trên đảo. Vì ham mê chụp hình quá mà chúng tôi “đốt” hết gần 2 tiếng mới đi hết con đường dưới biển.

Chòi canh ngắm biển.

Chòi canh ngắm biển.

Những chòi canh ngắm biển trông thơ mộng biết mấy, khiến du khách liên tưởng đến thiên đường Maldives đình đám.

Chèo thuyền kayak là hoạt động hấp dẫn nhiều bạn trẻ.

Chèo thuyền kayak là hoạt động hấp dẫn nhiều bạn trẻ.

Nếu bạn thích mạo hiểm có thể trải nghiệm các trò chơi như đua mô-tô lướt sóng, chèo thuyền…

Làn nước trong xanh, mát lạnh.

Làn nước trong xanh, mát lạnh.

Chỗ sâu nhất cũng chỉ chạm mông những cô gái có chiều cao khiếm tốn dưới 1m60 như tôi. Khách đến đây chỉ cần xắn quần, nâng váy cũng dễ dàng qua bên kia bờ. Nhưng càng về trưa, mực nước biển càng dâng cao, thế nên các bạn đừng nên mặc quần hay váy quá dài, tránh di chuyển khó khăn.

Đi bộ trên con đường giữa biển.

Đi bộ trên con đường giữa biển.

Khoảng 11h trưa, đoàn quay lại nhà hàng duy nhất trên đảo để tắm tráng nước ngọt và ăn trưa. Tuy Điệp Sơn còn rất hoang sơ và không phát triển dịch vụ du lịch, khách sạn nhưng đồ ăn rất vừa miệng thực khách. Đặc sắc có món canh cá nấu chua, thịt kho tàu, tôm nướng, mực xào…

Điệp Sơn vẫn còn giữ nhiều nét hoang sơ.

Điệp Sơn vẫn còn giữ nhiều nét hoang sơ.

Ăn trưa xong chừng 1 tiếng, chúng tôi đón cano về đất liền, trở lại cảng cá Vạn Gĩa và đi ô tô trở lại điểm xuất phát.

Tạm biệt Điệp Sơn nhưng trong lòng vẫn còn đầy lưu luyến, nhất định chúng tôi sẽ quay lại “thiên đường hạ giới “này!

Một số lưu ý khác khi tham quan Điệp Sơn là nên thoa kem chống nắng kỹ càng để tránh bị cháy đỏ da như “tôm luộc”. Các bạn cũng có thể mang theo đồ ăn, nước uống từ đất liền đến bởi thực phẩm trên đảo khá hạn chế. Đoạn cầu phao khi cano cập đảo rất chông chênh, du khách nên đi ở giữa để tránh ngã, trượt chân.

Theo Anh Đào

Dân Việt

Nguồn: DANTRI.COM.VN