
VTV.vn – Trải qua bao biến cố, cây gạo vẫn đứng hiên ngang, song hành cùng người dân. Cây trở thành niềm tự hào, biểu tượng sức sống mãnh liệt của một vùng đất.
Cây gạo mọc dưới chân một ngọn núi đá vôi, có tuổi đời khoảng 500 năm. Trải qua bao biến cố, cây gạo vẫn đứng hiên ngang, trở thành “linh hồn” của làng.
Cây gạo cao chừng 30m, tán vươn rộng khoảng 20m, mỗi tán với nhiều bông hoa được tạo như những hình thù rất độc đáo giữa không trung.
Hoa gạo có hoa màu cam, 5 cánh dày, rực rỡ khoe sắc giữa khung cảnh bình yên của làng quê
Hoa gạo thường nở vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm, tô thắm thêm cho cảnh quan làng quê thành một bức tranh tuyệt đẹp.
Trên các cành cây gạo có nhiều loài thực vật khác ký sinh tạo nên quần thể thực vật độc đáo trong khu bảo tồn cộng đồng voọc gáy trắng Tuyên Hóa.
Mùa hoa gạo đến, nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo để kiếm ăn, tạo nên khung cảnh làng quê yên bình, đẹp mắt
Quyện trong màu xanh của đồng ruộng và núi đồi, cây hóa gạo đã tạo nên hình ảnh làng quê thân thuộc, yên bình
Trải qua năm tháng, cây gạo vẫn vững vàng, hiên ngang che chở cho dân làng và được người dân xem như “báu vật”
Năm 2024, cây gạo ở Thạch Hóa được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là “Cây di sản Việt Nam” đầu tiên ở Quảng Bình và đây cũng là cây cổ thụ duy nhất ở tỉnh này được công nhận cây di sản.
Nguồn: Vtv