Chứng khoán mất gần 11 điểm

0
Chứng khoán mất gần 11 điểm

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó có nhóm Vingroup là lực cản lớn nhất khiến VN-Index giảm gần 11 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên 21/9 chứng kiến đà bán tháo mạnh mẽ, chỉ số VN-Index lao dốc ngay khi mở cửa và có lúc đánh mất 25 điểm. Tuy nhiên đà rơi thu hẹp dần trong phiên chiều khi tâm lý nhà đầu tư dần ổn định, lực bán giảm đáng kể.

Kết phiên giao dịch, VN-Index mất hơn 10,6 điểm (0,79%) và chính thức mất mốc 1.340 điểm. Nhóm vốn hóa lớn diễn biến tiêu cực nhất trong khi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn tăng điểm. Toàn sàn này có 136 mã tăng (33 tăng trần) trong khi có 275 mã giảm giá và 36 mã đứng ở mức tham chiếu.

Sàn niêm yết HNX gây bất ngờ hơn khi dần thu hẹp mức giảm và sau phiên ATC lấy lại sắc xanh, đóng cửa ở mức cao nhất gần 359 điểm (tăng nhẹ 0,03%). Sàn này theo đó có 129 mã tăng và 115 mã giảm, 45 mã đứng giá. Sàn UPCoM giảm 0,79% trong phiên về mức gần 97 điểm.

VN-Index,  thi truong chung khoan,  co phieu ho Vingroup anh 1

Diễn biến VN-Index phiên giao dịch 21/9. Đồ thị: TradingView

Xét nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN30 vẫn diễn biến khá tiêu cực bởi lo ngại về vụ vỡ nợ của Evergrande tại Trung Quốc, khi có 25/30 mã giảm giá. Trong đó họ “Vingroup” diễn biến tiêu cực nhất khi đẩy lùi chỉ số.

VHM của Vinhomes giảm 3% trong hôm nay về mức thấp nhất các tháng gần đây, trở thành lực cản lớn nhất làm giảm 2,16 điểm vào chỉ số chung. Tương tự khi VIC giảm 1,3% và góp phần làm giảm 1,1 điểm vào VN-Index, VRE cũng mất 3,1% và đẩy lùi chỉ số gần 0,6 điểm.

Ở chiều ngược lại, DGC của Hóa chất Đức Giang tiếp tục chuỗi tăng giá ấn tượng khi tăng 6,2% trong hôm nay lên mức đỉnh lịch sử 156.700 đồng/cổ phiếu, trở thành mã chứng khoán có đóng góp tốt nhất vào chỉ số.

Nhóm ngành bảo hiểm cũng diễn biến tích cực, dẫn đầu là BVH của Tập đoàn Bảo Việt tăng giá 3,3% và MIG tăng trần. Nhiều mã ngành bảo hiểm khác cũng tăng giá mạnh trong phiên như PVI, BLI, BMI…

Áp lực trong phiên chiều không lớn dẫn đến thanh khoản cũng biến động kém đi. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 27.628 tỷ đồng, giảm 5,5% so với phiên hôm qua. Trong đó giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 4,3% xuống 21.950 tỷ đồng. Một điểm tiêu cực khác là khối ngoại bán ròng khoảng hơn 400 tỷ đồng trên HoSE.

VN-Index,  thi truong chung khoan,  co phieu ho Vingroup anh 2

Nhóm VHM, VIC, VRE tác động tiêu cực lên chỉ số. Nguồn: VNDirect.

Trước phiên giao dịch Chứng khoán Asean dự báo VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.345 – 1.350 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.335 – 1.340 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Chứng khoán Rồng Việt nhận định thị trường chứng khoán chưa thể tăng trưởng như kỳ vọng và vẫn đang giao dịch bất ổn. Do đó các nhà đầu tư vẫn phải thận trọng trong việc mua mới và hạn chế tránh mua đuổi các cổ phiếu đã có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Chứng khoán MB cho rằng rủi ro lúc này là việc thị trường thế giới điều chỉnh, do vậy VN-Index có thể retest trendline giảm kể từ tháng 7 trong phiên 21/9, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, … có thể là lực đỡ cho thị trường.

KB Việt Nam nhận thấy rủi ro điều chỉnh thêm vẫn còn hiện hữu nhưng cơ hội duy trì xu hướng tăng điểm vẫn được bảo lưu với 2 vùng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là quanh 1.340 điểm và sâu hơn là 1.320 điểm. Nhà đầu tư có thể duy trì vị thế trung hạn và có thể linh hoạt trải lệnh mua trở lại một phần vị thế trading khi chỉ số quay xuống các vùng hỗ trợ đã đề cập.

Nguồn: News.zing.vn