Ở vùng Lahuxi phía tây Ấn Độ, các tín đồ của đạo Hindu xây một ngôi miếu chuột. Ngôi miếu được hình thành vào thế kỷ 15. 500 năm trở lại đây, ngôi miếu luôn nghi ngút hương khói, các thiện nam tín nữ không ngừng tới đây.
Chuột được sủng ái ở phía tây Ấn Độ. |
Ngôi miếu thực sự trở thành thiên đường của loài chuột. Mỗi khi các tín đồ gõ mõ tụng kinh, chuột nghe âm thanh này hình thành phản xạ có điều kiện từ các hang chạy ra. Sau một hồi dò xét, chúng chạy đến tranh cướp thức ăn ở giữa miếu đường. Chuột được sủng ái như vậy là do quan niệm chuột như một vị thần cai quản mọi việc đại sự của trần gian. Đã là thần thánh thì không ai được xúc phạm đến, vì vậy sủng ái sứ giả của thần là lẽ đương nhiên.
Năm 1927, một số địa phương của Ấn Độ xảy ra dịch chuột khiến nhiều người chết vô kể. Điều kỳ lạ là ở vùng đất này lại không xảy ra dịch chuột, mọi người may mắn thoát bệnh, điều đó càng củng cố lòng tin của họ với chuột.
Hòn đá văn hoá ở Ấn Độ
Người dân Bang-da và vùng lân cận Gia-ba-da lại tôn thờ hòn đá văn hoá của riêng mình. Đây chính là sự khác biệt rõ nét nhất giữa các dân tộc thiểu số Ấn Độ.
Đại đa số thôn làng, bộ lạc đều dùng những viên đá thô để đục đẽo thành những chiếc bàn, ghế đá. Ở chiếc bàn đá chính của mỗi thôn, hằng năm đều tổ chức một nghi lễ cúng tế. Người ta để trên bàn một con lợn, rượu máu lợn và một đống hạt ngũ cốc để cầu được mùa, ngoài ra còn dùng trứng gà làm cống phẩm. Bên cạnh còn có một phiến đá to dùng làm chỗ ngồi cho các thần linh. Người dân cũng dùng đá để làm bia mộ cho người chết. Khi cúng tế, người ta đặt hạt kê, rượu và thức ăn trên đó rồi cùng mời người chết về ăn. Có khi người ta còn trồng thêm một cây mít hoặc một cây xoài bên cạnh phiến đá để cho linh hồn của người chết về ngồi hóng mát. Vì thế, nhiều hòn đá trở thành nét tượng trưng cho văn hoá của người dân.
(Theo Phong tục tập quán các nước)
Nguồn: Vnexpress.net