Chuyến đi sinh tử của Jeff Bezos

0
Chuyến đi sinh tử của Jeff Bezos

Tỷ phú Amazon sẽ bay vào không gian vào ngày 20/7 sắp tới. Chuyến du hành đem lại nhiều rủi ro cho chính ông và cả Amazon.

Jeff Bezos là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Tài sản của ông có thể mua 65.000 chiếc siêu xe Bugatti Chiron, một quần đảo cho bạn bè và người thân hay cả một đội bóng rổ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ông lại quyết định đặt cược tất cả để được bay vào vũ trụ trong vòng 11 phút.

Việc du hành không gian vốn dĩ có nhiều nguy hiểm rình rập dù Blue Origin, công ty phụ trách chuyến đi của vị tỷ phú đã chuẩn bị kỹ càng trong gần một thập kỷ.

Jeff Bezos bay vao khong gian anh 1

Quỹ đạo bay của Blue Shepard. Ảnh: Everyday Astronaunt.

Jeff Bezos sẽ thực hiện một chuyến du hành không gian dưới quỹ đạo, có nghĩa là chuyến bay sẽ không hoàn thành trọn vẹn một quỹ đạo của Trái Đất. Chuyến bay được thực hiện bằng phi thuyền New Sephard do công ty Blue Origin của ông chế tạo.

New Shephard sẽ bay đến độ cao 100 km trên và vòng lại mặt đất ngay lập tức. Để làm được điều này, phi thuyền phải đạt được vận tốc 3.700 km/h và hướng thẳng lên trời cho đến khi tên lửa cạn kiệt nhiên liệu. Sau đó, nó sẽ tự tách rời bộ đẩy tên lửa để phi thuyền tiếp tục lơ lửng trên quỹ đạo bay, lúc này hành khách sẽ được trải nghiệm cảm giác không trọng lực trong chốc lát.

Khi đã đạt độ cao lớn nhất của quỹ đạo, New Shephard sẽ triển khai một hệ thống dù để giảm vận tốc hạ cánh xuống dưới 30 km/h trước khi chạm mặt đất.

Chiếc phi thuyền này vận hành hoàn toàn tự động và đã thực hiện thành công 15 lần bay thử. Nhìn chung, chuyến bay của vị CEO Amazon có độ an toàn ở mức chấp nhận, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc rủi ro không tồn tại.

Jeff Bezos bay vao khong gian anh 2

Tỷ phú Jeff Bezos đứng bên cạnh một phu thuyền của Blue Origin. Ảnh: Al Jazeera.

Các chuyến bay vào quỹ đạo Trái Đất phải chịu một áp lực khủng khiếp. Phần vỏ của tàu vũ trụ có thể đạt mức 2000 độ C và chịu một lực nặng gấp 4 lần trọng lực Trái Đất. Một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của các phi hành gia. Tất nhiên, chuyến bay dưới quỹ đạo sẽ an toàn và đơn giản hơn rõ rệt.

Con người sẽ không sống được ở bầu khí quyển của Trái Đất với độ cao hơn 15 km mà không có đồ bảo hộ. Dù Jeff Bezos bay ở độ cao hơn 100 km, ông vẫn không cần quần áo bảo hộ do khoang chứa của ông đã được điều áp. Ngoài ra, New Shepard còn có mặt nạ oxy và hệ thống thoát khẩn cấp trong trường hợp dù gặp sự cố.

Tuy vấn đề an toàn để được xử lý tối ưu, nguy cơ tử vong của các chuyến bay dưới quỹ đạo vẫn có thể xảy ra.

Jeff Bezos bay vao khong gian anh 3

Bên trong khoang phi thuyền của Blue Origin. Ảnh: Fuentitech.com.

Vào năm 2014, phi thuyền dưới quỹ đạo của Virgin Galactic đã gặp sự cố khi người phi công phụ kích hoạt hệ thống hạ cánh quá sớm. Hành động này khiến phi thuyền phải chịu một lực cản lớn và đã bị bầu khí quyển xé nát thân. Một phi công đã tử vong trong sự cố.

Trước đây, Virgin Galactic đã thực hiện thành công 3 lần bay thử cho phi thuyền này.

Andy Jassy, người kế vị Jeff Bezos tại Amazon là ai? Nhà sáng lập Amazon chuyển giao ghế nóng CEO cho người kế vị Andy Jassy. Ông được kỳ vọng sẽ đưa Amazon tiếp tục bay cao sau thời đại của Jeff Bezos.

Nguồn: News.zing.vn