Chuyến đi thót tim của nữ du khách tới đảo rắn độc Brazil

0
284

Ilha da Queimada Grande (tên khác là đảo Rắn) ở Brazil được nhiều người ví như điều tồi tệ hơn cả cơn ác mộng dữ dội nhất của con người. Do vậy, khi Tara Brown, du khách Australia, quyết định tới đây, mọi người đều kịch liệt phản đối và dùng mọi lời lẽ để ngăn cản cô.

Rắn hổ lục đầu vàng dù là loại cực độc, nhưng vẫn bị đối mặt với nguy cơ bị bắt trộm. Chúng được nhiều kẻ buôn lậu mua lại với giá 30.000 USD một con. Cái giá khá cao này đã khiến nhiều người liều mạng. Ảnh: News.

Những kẻ buôn lậu mua lại rắn hổ lục đầu vàng với giá 30.000 USD một con khiến nhiều người liều mạng săn bắt loại rắn cực độc này. Ảnh: News.

Tara cho biết, cô là người luôn hào hứng với những chuyến phiêu lưu, mạo hiểm. Những địa điểm mới luôn hấp dẫn cô. Khi được một nhà sản xuất của chương trình 60 minutes (Australia) thuyết phục tới đảo Rắn, cô gái trẻ đã nhận lời, vì đây là cơ hội duy nhất để khám phá nơi được bảo vệ nghiêm ngặt. Sau đó, Tara mới biết rằng, nơi này có khoảng 4.000 con rắn hổ lục đầu vàng. Mật độ rắn trên đảo là1-5 con trên một m2.

Đây là loài rắn nằm trong top rắn độc trên thế giới. Nọc độc của nó gây ra sưng, đau đầu, nôn mửa, bầm tím, xuất huyết máu trong nước tiểu, chảy máu đường ruột, suy thận, xuất huyết não và hoại tử nghiêm trọng tại các mô cơ bắp.

Tara được tận tay chạm vào những con rắn độc. Ảnh: News.

Tara được tận tay chạm vào những con rắn độc. Ảnh: News.

Cách bờ biển Sao Paulo khoảng 33 km, đảo Rắn là một nơi hoang vắng. Chính phủ Brazil cấm bất kỳ ai đặt chân đến đây mà chưa xin phép. Mỗi năm, chỉ vài nhà khoa học tới nghiên cứu và hải quân làm nhiệm vụ tuần tra quanh đảo để đảm bảo không có người lạ lại gần. Trên thực tế, nơi này quá nguy hiểm và cũng ít người dám tự tiện xâm nhập.

Khi nhóm của Tara trò chuyện với dân địa phương về hành trình tới đảo, họ cũng bị nhiều người khuyên ngăn: “Đó không phải ý tưởng hay. Bạn không nên đến đó”. Thậm chí, những ngư dân tốt bụng còn kể cho cô nghe về một truyền thuyết rằng có một gia đình đã bị giết ở đó. Cướp biển chôn kho báu trên đảo và những con rắn được đưa tới để bảo vệ kho báu. Người dân bản địa khẳng định, họ không bao giờ đến đó.

Nhà sinh học Australia Bryan Fry cũng nói rằng, khi bị rắn hổ lục đầu vàng cắn, đó sẽ là một cái chết đau đớn. Nạn nhân sẽ hét lên.

Nhưng mọi thứ vẫn không ngăn cản được Tara và đoàn quay phim. Đó là nhóm phóng viên đầu tiên của Australia đặt chân đến hòn đảo. Họ phải mất 6 tháng để được cấp phép khám phá nơi này.

Chuyến đi thót tim của nữ du khách tới Đảo rắn độc Brazil

 
 
Chuyến đi thót tim của nữ du khách tới Đảo rắn độc Brazil

Video: NatGeo.

Nhóm của Tara được trang bị đầy đủ thiết bị và có một đội y tế đi cùng. Xe cứu thương, máy khử rung tim, mặt nạ chống độc và y bác sĩ túc trực trên đất liền luôn bật chế độ chờ. 

Tara không thích rắn, nhưng cô trấn an mình mọi thứ sẽ ổn. Khi lên đảo, đi sâu vào trong khu rừng nhiệt đới, Tara luôn đề cao cảnh giác về việc rắn có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào. Phần lớn thời gian trong hành trình, điều mà Tara mong mỏi nhất chính là hy vọng không gặp bất kỳ con rắn nào. Đôi lúc, Tara cũng lại gần các con rắn và chụp ảnh. Nhưng chúng đều đang trong trạng thái an toàn nhất – ngủ. Tuy vậy, đó vẫn là những lúc căng thẳng nhất của cô.

Dù nguy hiểm, loài rắn độc này vẫn được con người tìm kiếm. Các nhà khoa học đã lấy độc của chúng để sản xuất huyết thanh chống độc và ứng dụng trong việc phát triển các loại thuốc mới trong tương lai.

Tara khẳng định đây chắc chắn không phải kỳ nghỉ lý tưởng của mình. Tuy nhiên, cô vẫn muốn đến đảo Rắn nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với sự hữu ích mà loại rắn độc này mang lại cho con người, cũng như vinh danh các nhà nghiên cứu dũng cảm dám lên đảo.

Theo News

Nguồn: Vnexpress.net

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn