Những người sử dụng vitamin C ở dạng bổ sung có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều và gặp các tác dụng phụ, trong đó, phổ biến nhất là rối loạn tiêu hóa, ứ sắt, sỏi thận.
Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng, có trong nhiều loại trái cây và rau quả. Cung cấp đủ vitamin C giúp bạn duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chữa lành vết thương, giữ cho xương chắc khỏe và tăng cường chức năng não.
Một số người cho rằng bổ sung vitamin C liều cao có thể ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, tăng sức đề kháng, phòng Covid-19. Tuy nhiên, nhiều chất bổ sung chứa lượng vitamin C rất cao, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vitamin C là loại vitamin hòa tan trong nước. Trái ngược với vitamin tan trong chất béo, chúng không được lưu trữ ở cơ thể. Thay vào đó, vitamin C bạn tiêu thụ sẽ được vận chuyển đến các mô thông qua dịch cơ thể và bài tiết qua nước tiểu. Cơ thể không dự trữ hoặc tự sản xuất vitamin C nên bạn phải tiêu thụ thực phẩm giàu chất này hàng ngày.
Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa và sỏi thận. Bạn nạp quá nhiều vitamin vào cơ thể với liều lượng lớn hơn bình thường, chúng sẽ tích tụ, có khả năng dẫn đến các triệu chứng quá liều.
Hầu hết mọi người không cần bổ sung vitamin C vì có thể dễ dàng nhận đủ bằng cách ăn thực phẩm tươi, đặc biệt là trái cây và rau xanh.
Tác dụng phụ khi dùng vitamin C liều cao
Gây khó tiêu
Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc hấp thụ nhiều vitamin C là khó tiêu hóa. Nói chung, những tác dụng phụ này không xảy ra khi ăn thực phẩm mà do uống ở dạng bổ sung. Bạn có nhiều khả năng gặp các triệu chứng tiêu hóa nhất nếu tiêu thụ hơn 2.000 mg cùng lúc. Do đó, giới hạn trên có thể chấp nhận được (TUL) là 2.000 mg mỗi ngày đã được chứng minh.
Các triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất khi hấp thụ quá nhiều vitamin C là tiêu chảy và buồn nôn, trào ngược axit dạ dày.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc hấp thụ nhiều vitamin C là khó tiêu hóa. Ảnh: Brainstudy. |
Gây ứ sắt
Vitamin C được biết có tác dụng tăng cường hấp thu sắt. Nó có thể liên kết với sắt không heme, được tìm thấy trong thực phẩm thực vật. Sắt không heme không được cơ thể bạn hấp thụ hiệu quả như sắt heme (có trong các sản phẩm từ động vật). Một nghiên cứu ở người lớn cho thấy sự hấp thụ sắt tăng 67% khi họ uống 100 mg vitamin C trong bữa ăn.
Tuy nhiên, những người có tình trạng làm tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể như bệnh huyết sắc tố nên thận trọng với việc bổ sung vitamin C. Trong những trường hợp này, bổ sung vitamin C quá mức có thể dẫn đến thừa và lắng cặn sắt, gây tổn thương nghiêm trọng tim, gan, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương.
Sỏi thận
Vitamin C dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng oxalate (một chất thải của cơ thể). Oxalate thường thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, oxalate có thể liên kết các khoáng chất và tạo thành tinh thể, dẫn đến hình thành sỏi thận. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, nguy cơ phát triển sỏi thận.
Một nghiên cứu cho thấy người lớn uống bổ sung 1.000 mg vitamin C 2 lần/ ngày trong 6 ngày, lượng oxalate họ bài tiết tăng 20%. Ăn nhiều vitamin C không chỉ liên quan lượng oxalate niệu nhiều hơn mà còn tác động tới sự phát triển của sỏi thận, đặc biệt nếu tiêu thụ lượng lớn hơn 2.000 mg.
Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.Ảnh: The Healthy. |
Các trường hợp về suy thận cũng đã được báo cáo ở những người đã dùng hơn 2.000 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này rất hiếm, đặc biệt ở người khỏe mạnh.
Bổ sung bao nhiêu vitamin C là đủ?
Thực tế, bạn không thể nhận được quá nhiều vitamin C từ chế độ ăn uống. Ở những người khỏe mạnh, bất kỳ lượng vitamin C bổ sung nào được tiêu thụ vượt quá lượng khuyến nghị hàng ngày qua thực phẩm sẽ được thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, nguy cơ quá liều vitamin C xảy ra khi mọi người dùng thực phẩm chức năng bổ sung và trong một số trường hợp. Ví dụ, những người có tình trạng tăng nguy cơ thừa sắt hoặc dễ bị sỏi thận nên thận trọng với lượng vitamin C của họ.
Nếu bạn chọn bổ sung vitamin C, tốt nhất nên dùng loại chứa không quá 100% nhu cầu hàng ngày của bạn. Đó là 90 mg mỗi ngày cho nam giới và 75 mg ở phụ nữ.
Vitamin C nói chung an toàn cho hầu hết mọi người nếu bạn nhận được nó từ thực phẩm, thay vì thực phẩm chức năng. Những người sử dụng vitamin C ở dạng bổ sung có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều và gặp các tác dụng phụ. Trong đó, tác dụng phụ phổ biến nhất là triệu chứng tiêu hóa, hậu quả nghiêm trọng hơn như ứ sắt và sỏi thận. Trường hợp thiếu hụt vitamin C hiếm khi xảy ra ở người khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung vitamin C liều cao dưới chỉ định của bác sĩ.
Dịch Covid-19
Thứ trưởng Bộ Y tế: Khi Trung ương rút quân, y tế TP.HCM sẽ nặng gánh
Sức khỏe
Sức khỏe
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết trong quá trình rút lực lượng chi viện, đơn vị Trung ương sẽ dần chuyển giao công việc cho các bệnh viện tầng cao của thành phố.
Bộ Y tế: Nghiêm cấm mọi hành vi trục lợi từ tiêm vaccine Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
“Thủ trưởng chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tiêu cực trong việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại đơn vị mình”, công điện của Bộ Y tế nêu rõ.
Thêm 10.011 người mắc Covid-19 tại 35 tỉnh, thành phố
Sức khỏe
Sức khỏe
Dù ca mắc Covid-19 mới trong đợt bùng phát dịch lần 4 vẫn ở mức khá cao, số lượng F0 khỏi bệnh cao hơn nhập viện là tín hiệu đáng mừng nhiều tuần qua.
Cách dùng khẩu trang sai khiến bạn dễ nhiễm nCoV ở nơi làm việc
Sức khỏe
Sức khỏe
Tôi có thói quen đeo khẩu trang khi đi đường để phòng nCoV nhưng tới văn phòng làm việc lại tháo ra. Vậy tôi có nguy cơ mắc Covid-19 không?
Hơn 2,3 triệu người ở TP.HCM đã được tiêm vaccine Sinopharm
Sức khỏe
Sức khỏe
Theo báo cáo của TP.HCM, tất cả người được tiêm đều an toàn, sức khỏe ổn định.
Nguồn: News.zing.vn