Có nên nói với sếp rằng mình mắc chứng bệnh tâm lý?

0
33

Nhiều nhân viên lo sợ không được sếp thông cảm nếu nói mình bị vấn đề về sức khỏe tâm thần, song bạn nên chia sẻ với cấp trên để được hỗ trợ giải quyết các công việc.

met moi noi cong so anh 1

Nhiều nhân viên lo sợ không được sếp thông cảm nếu nói mình bị vấn đề về sức khỏe tâm thần, song bạn nên chia sẻ với cấp trên để được hỗ trợ giải quyết các công việc, dự án.

met moi noi cong so anh 2met moi noi cong so anh 3

Theo Vice, những cuộc thảo luận về sức khỏe tinh thần ngày càng phổ biến, song không phải ai cũng biết về cách nói đến chủ đề này tại nơi công sở. Dưới đây là những lưu ý khi một người muốn nói về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc.


Chia sẻ về vấn đề sức khỏe tâm thần với sếp

Dù cởi mở hơn về vấn đề tinh thần tại nơi làm việc là điều tốt, thực tế vẫn có những rủi ro khi bạn tiết lộ về tình trạng của mình.

Nhiều người khi tâm sự về chứng trầm cảm với sếp lại bị hiểu nhầm là quá yếu đuối để giải quyết một dự án cụ thể, mất cơ hội được đề bạt lên vị trí cao hơn dù hoàn toàn đủ điều kiện, hoặc bị phân biệt đối xử theo những cách khác nhau.

Cách an toàn nhất là chỉ tiết lộ tình trạng sức khỏe tâm thần, hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác tại nơi làm việc khi bạn có yêu cầu cụ thể để giúp giải quyết nó, bởi nhiều khi cấp trên có thể không biết phải xử lý thế nào khi nghe về vấn đề trên.

Cấp trên thường cho rằng chia sẻ về sức khỏe tâm thần có nghĩa bạn đang nhờ họ giúp đỡ. Tuy nhiên, sếp có thể đưa ra một quyết định không phù hợp với mong muốn của bạn, ví dụ đưa bạn ra khỏi dự án vì cho rằng điều đó quá sức với bạn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi tiết lộ về vấn đề sức khỏe tâm thần đều sẽ trở nên tệ. Nếu quản lý từng có kinh nghiệm xử lý các vấn đề tương tự, bạn sẽ được giúp đỡ để đưa ra cách giải quyết tốt hơn.


Yêu cầu sự hỗ trợ

Nhân viên có quyền yêu cầu nghỉ làm để tham gia các buổi trị liệu tâm lý. Thay vì giải thích quá nhiều, bạn chỉ cần nói rõ ràng điều mình cần, ví dụ: “Thời gian tới, tôi sẽ có những cuộc hẹn khám sức khỏe hàng tuần, nó kéo dài khoảng 1 tiếng vào thứ 5. Tôi có thể đến văn phòng sớm hơn để có thời gian về đi khám được không?”.

Với rất nhiều cấp trên, thông tin rõ ràng đó là tất cả những gì họ cần biết. Nhưng có thể sếp của bạn sẽ hỏi sâu vào chi tiết, vì người đó lo lắng cho bạn, lo cho dự án bạn đảm trách hay đơn giản chỉ là tò mò. Bạn có thể từ chối giải thích thêm nếu không thoải mái.

Tương tự như việc nhiều người cần một chiếc ghế xếp hay sô pha để nghỉ ngơi khi quá mệt tại văn phòng, những người có vấn đề sức khỏe tâm thần đôi khi cũng cần có môi trường thích hợp để cân bằng lại.

Tại Mỹ, có đạo luật riêng yêu cầu người sử dụng lao động phải trao đổi với những nhân viên có vấn đề về thể chất lẫn tinh thần để cung cấp “điều kiện thích hợp” để giúp họ thực hiện chức năng của từng vị trí. Đó có thể là thay đổi lịch trình, giảm bớt sự căng thẳng, thời gian nghỉ điều trị tâm lý…

Khi yêu cầu thay đổi môi trường làm việc, bạn có thể sẽ phải đưa ra văn bản hoặc yêu cầu từ bác sĩ để hoàn tất thủ tục, nhưng không nhất thiết phải tiết lộ tình trạng cụ thể của mình.


Làm gì khi hiệu quả công việc bị ảnh hưởng bởi vấn đề tâm lý?

Nếu vấn đề tâm thần khiến bạn bị tụt lại trong công việc hoặc phải vật lộn để đạt được hiệu suất công việc mà sếp yêu cầu, trong một số trường hợp, nên báo cáo để cấp trên biết chuyện gì đang xảy ra với bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhấn mạnh rằng mình đang cố gắng để hoàn thành chúng, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ trị liệu, phải dùng thuốc. Không cần và không nên đi sâu vào chi tiết bệnh tình, nhưng hãy thừa nhận rằng bạn thấy vấn đề của mình và đang tích cực khắc phục nó.

Cuộc trò chuyện cởi mở có thể khiến sếp cho bạn nhiều thời gian hơn để giải quyết vấn đề. Tất nhiên không thể tránh được rủi ro nếu cấp trên không có sự cảm thông với vấn đề sức khỏe tâm thần, nhưng nói ra vẫn là cách tốt nhất.

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn