Cũng là đá bào nhưng ở mỗi nước lại có những điểm khác nhau như thế này đây

0
Cũng là đá bào nhưng ở mỗi nước lại có những điểm khác nhau như thế này đây

Đá bào là thức ăn mùa hè mà nước nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại một biến tấu đặc trưng.

Hè tới mang theo nắng chói chang và không khí nóng nực, nhưng kèm theo đó cũng là vô vàn món ăn ngon và đá bào là một trong số đó. Đá bào là một món tráng miệng lạnh đã có từ thời xa xưa chứ không cần phải đợi đến lúc văn minh phương Tây mang điện lạnh đến. Đá bào được làm bằng cách bào mỏng và mịn các khối đá để ăn kèm với nước sốt và nhiều món khác. Đây là phương pháp giải nhiệt mà người xưa vẫn luôn làm để chống chọi lại trước cái nóng mùa hè. Tuy chỉ là đá bào, nhưng bạn có biết là ở mỗi quốc gia khác nhau cũng có những phiên bản khác nhau hay không? Hãy cùng chúng mình khám phá nhé:

Thái Lan

Nguồn: Eating Thai Food.

Món đá bào Thái Lan có tên là Thai nam kang sai, ăn kèm với nhiều nguyên liệu khác nhau như trái cây, các loại thạch hoặc các viên bột nhỏ như trân châu. Tuy nhiên, “trái khoáy” với các món đá bào khác, những thức ăn kèm không được gọi là “topping” vì chúng nằm ở dưới cùng. Đá bào sẽ được để lên sau cùng, trên các món ăn kèm được chọn. Thai nam kang sai được ăn kèm với nước siro ngọt và nước cốt dừa.

Lượng topping vô cùng đồ sộ của đá bào kiểu Thái.

Malaysia

Món Ais kacang của Malaysia được xem là một loại đá bào, thường được người Malaysia gọi tắt là ABC (Air Batu Campur, một tên gọi khác của Ais kacang, có nghĩa là “đá trộn”). Ngày xưa, Ais kacang thường chỉ bao gồm đá bào với đậu đỏ, tuy nhiên theo thời gian thì món này ngày càng phát triển và đa dạng. Hiện tại, ais kacang thường xuất hiện với “visual” nhiều màu sắc tươi tắn nhờ vào cocktail trái cây cũng như các loại sốt.

Cũng là đá bào nhưng ở mỗi nước lại có những điểm khác nhau như thế này đây - Ảnh 3.

Hàn Quốc

Cũng là đá bào nhưng ở mỗi nước lại có những điểm khác nhau như thế này đây - Ảnh 4.

Hàn Quốc nổi tiếng với món patbingsu (팥빙수), một món đá bào ăn kèm topping. Trong đó, “pat” nghĩa là đậu đỏ và bingsu có thể dùng để chỉ các món đá bào nói chung. Hiện tại, bingsu Hàn Quốc mang nhiều biến tấu với các loại trái cây và nguyên liệu hiện đại như kem, sữa, phô mai… nhưng món patbingsu truyền thống ngày xưa chỉ bao gồm đá bào, đậu đỏ, bánh gạo và bột đậu nành hoặc một số món trái cây khác. Tiền thân của patbingsu được cho là đã xuất hiện từ thời Joseon (1392 – 1910). 

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, món đá bào được gọi là kakigori và đã xuất hiện từ những thế kỷ 11. Người Nhật lưu trữ những tảng băng từ mùa đông và mang chúng ra để bào vào mùa hè. Kakigori truyền thống không có nhiều topping mà chỉ được ăn kèm với các loại siro ngọt. Trước thế kỷ 19, kakigori là món mà chỉ giới quý tộc mới có thể ăn. Đá bào Nhật thường rất mịn, tựa như tuyết vậy và đây cũng chính là điểm khiến kakigori khác biệt so với nhiều loại đá bào khác.

Cũng là đá bào nhưng ở mỗi nước lại có những điểm khác nhau như thế này đây - Ảnh 5.

Kakigori truyền thống của Nhật Bản không có topping nhiều mà chỉ ăn cùng siro cùng sữa.

Cách truyền thống để làm kakigori là dùng một máy bào băng bằng tay. Tuy hiện tại đã có nhiều máy móc chạy bằng điện, một số hộ gia đình cũng như người bán hàng rong nhỏ lẻ vẫn còn sử dụng máy bào tay.

Trung Quốc

Cũng là đá bào nhưng ở mỗi nước lại có những điểm khác nhau như thế này đây - Ảnh 6.

Baobing (phiên âm Hán Việt là “bào băng”) là món đá bào thường xuyên được ăn vào mùa hè. Có ghi chép rằng Baobing đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ bảy. Đây là món đá bào với lượng lớn đá cùng nhiều loại topping, trong đó phổ biến nhất là nước đường, sữa đặc, đậu đỏ, đậu xanh và trân châu (đúng vậy, hạt trân châu trong trà sữa quen thuộc với chúng ta ngày nay). Ngày xưa, người Trung Quốc bào đá bằng một công cụ tương tự như cái vồ (một dụng cụ kim loại giống búa với mặt gai nhọn) nên đá bào không được mịn như bây giờ.

Nguồn: KENH14.VN