Cuộc sống buồn tẻ ở biên giới Trung – Triều sau lệnh cấm vận

0
181

Các cửa hàng trên đường phố Đan Đông đều trống rỗng, mọi hoạt động kinh doanh tạm ngừng còn nhân viên Triều Tiên thì uống rượu cho qua ngày.

Bình minh đang ló rạng khỏi chân trời, nhô lên từ phía bờ sông Áp Lục. Tiếng nhạc đỏ rộn ràng phát qua loa phóng thanh. Trên sông, từng nhóm người mải mê làm việc trong huyên náo. Phía Trung Quốc, những tiếng rao lớn “giá tốt đây” diễn ra không ngớt. Họ là những người đang cố bán tiền của Triều Tiên cho du khách đến thành phố Đan Đông.

Trên ảnh là khu vực Phố Koryo, nơi từng có rất nhiều người Triều Tiên sinh sống, làm việc ở Đan Đông. Ảnh: CNN.

Trên ảnh là khu vực phố Koryo, nơi từng có rất nhiều người Triều Tiên sinh sống, làm việc ở Đan Đông. Ảnh: CNN.

Đó là cuộc sống ở Đan Đông, một thành phố giàu có thuộc Liêu Ninh, vào những ngày Triều Tiên chưa bị Liên Hợp Quốc cấm vận. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ tháng 9 năm ngoái, khi Triều Tiên bị Liên Hợp Quốc siết chặt lệnh cấm vận. Điều đó khiến tình hình kinh tế ở Đan Đông cũng suy thoái theo. 

Đến Đan Đông vào những ngày cuối tháng một, du khách sẽ thấy sự im lặng đến thê lương. Các cửa hàng trống rỗng, không có đồ bày bán. Mọi hoạt động kinh doanh đều tạm dừng, còn nhân viên Triều Tiên thì uống rượu cho qua ngày.

Một chiếc xe tải đi từ hướng Trung Quốc tới Triều Tiên qua cây cầu hữu nghị Trung - Triều, nối liền thành phố Đan Đông với Sinuiju, bắc qua sông Áp Lục. Giao thông qua biên giới trên cây cầu này cũng giảm đáng kể từ khi Liên hợp quốc áp dụng lệnh trừng phạt với Triều Tiên. Ảnh: CNN.

Một chiếc xe tải đi từ hướng Trung Quốc tới Triều Tiên qua cây cầu hữu nghị Trung – Triều, bắc qua sông Áp Lục, nối liền thành phố Đan Đông với Sinuiju. Giao thông qua biên giới trên cây cầu này cũng giảm đáng kể từ khi Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh trừng phạt với Triều Tiên. Ảnh: CNN.

Liao là một doanh nhân Đan Đông từng nhập khẩu than từ Triều Tiên. Nhưng sau các lệnh cấm vận, mọi hoạt động đã phải ngừng. Liao cố gắng chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác với Triều Tiên, nhưng rồi mọi thứ đều đi vào ngõ cụt. “Về cơ bản, mọi mặt hàng nhập khẩu đều bị cấm. Tôi tự nói với bản thân số phận mình thế là đã được định đoạt”, ông bày tỏ với phóng viên CNN khi ngồi trầm ngâm hút thuốc gần bờ sông Áp Lục.

“Tôi phải dừng một hoạt động. Có lẽ tôi sẽ phải cho các nhân viên của mình nghỉ việc”, một phụ nữ có thâm niên hơn 20 năm kinh doanh ở Đan Đông cho biết.

Những người Triều Tiên sống ở Đan Đông cũng ít dần, họ phải trở về quê nhà. Tại khu vực có tên gọi là phố Koryo, nơi trước đây lúc nào cũng đông đúc người Triều Tiên, giờ đã vắng bóng người. Các cửa hiệu bị bỏ trống, không người mua kẻ bán.

Những người Triều Tiên còn lại ở Đan Đông cũng không còn hứng thú với buôn bán. “Họ dành cả ngày ngồi trong cửa hàng, uống rượu, chơi bài với nhau để giết thời gian. Cuộc khủng hoảng này nghiêm trọng hơn bất kỳ chuyện gì từng xảy ra trước đấy. Chúng tôi không còn gì để làm ở đây nữa. Tôi hy vọng tình hình sẽ tốt hơn nếu cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hàn Quốc kết thúc tốt đẹp”, một doanh nhân ở Đan Đông cho biết.

Cuộc sống buồn tẻ ở biên giới Trung - Triều sau lệnh cấm vận

 
 
Cuộc sống buồn tẻ ở biên giới Trung – Triều sau lệnh cấm vận

Du khách tham quan cầu hữu nghị Trung – Triều. Video: CGTN.

Đan Đông là thành phố thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, nằm sát với Triều Tiên và chung đường biên giới tự nhiên là sông Áp Lục. Đối diện với Đan Đông là Sinuiju, thành phố thuộc Bắc Triều Tiên. Hai thành phố nối với nhau bằng cầu hữu nghị Trung – Triều. 

Do vị trí địa lý đặc biệt này mà Đan Đông là điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh Liêu Ninh. Nhiều người đến Liêu Ninh đều ghé qua Đan Đông. Tại đây, du khách hiếu kỳ phần nào sẽ được biết rõ hơn về cuộc sống của người dân Triều Tiên – quốc gia luôn nằm trong top bí ẩn nhất thế giới. 

Cuộc sống ở Đan Đông khá sôi động với các hàng quán được mở ra tấp nập để phục vụ du khách. Không ít du khách từng mạo hiểm thuê thuyền máy đi tham quan sông Áp Lục từ phía Đan Đông. Nhưng thực tế họ tìm cách đi du thuyền áp sát phía bờ của thành phố Sinuiju để tận mắt nhìn thấy Triều Tiên.

Tại đây có nhiều quầy hàng, quán ăn của người dân Triều Tiên. Nhiều thương gia, lái xe, nghệ sĩ Triều Tiên cũng sinh sống ở thành phố này, và tất cả đều đến từ bên kia bên giới. Tuy nhiên, chính quyền thành phố sẽ quản lý rất chặt chẽ các cá nhân này, theo CNN.

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn