Sớm được chú ý nhờ tài năng, song trái ngược với kỳ vọng, nhiều người được xem là thần đồng ở Trung Quốc lại có lựa chọn gây tranh cãi.
Lựa chọn kết hôn của “thần đồng thơ nhí” Tian Xiaofei gây nuối tiếc cho nhiều bạn bè. Trong khi đó, cuộc đời “sớm nổi chóng tàn” của những tài năng như Bao Yuyang, Ning Bo, He Shilong lại vừa đáng thương, vừa đáng trách vì không được giáo dục toàn diện, khiến họ rơi vào bi kịch hoặc sai lầm.
Bao Yuyang
10 tuổi bắt đầu vào trung học phổ thông, 13 tuổi chính thức trở thành sinh viên trẻ nhất của ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), đó là những gì miêu tả về “thần đồng Toán học” Bao Yuyang, sinh năm 1991, ở Hồ Bắc.
Theo Sina, Bao chỉ mất 8 năm để học toàn bộ kiến thức, chương trình học của ba cấp Tiểu học, THCS và THPT. Thời điểm những năm 2000, Bao gây chú ý trong cộng đồng cha mẹ và người dân Trung Quốc bởi thành tích đặc biệt. Theo Sina, Bao chỉ mất 8 năm để học toàn bộ kiến thức, chương trình của ba cấp tiểu học, THCS và THPT.
Trong đó, cậu học tiểu học hết 4 năm và THCS chỉ một năm. Nam sinh được đặc cách tuyển thẳng vào khối THPT của ĐH Sư phạm Huazhong danh tiếng tại Hồ Bắc. Cậu được ngưỡng mộ vì khả năng ghi nhớ siêu phàm. Nhiều người đã từng đặt kỳ vọng về cậu bé này. Nhưng “thiên tài chín ép” đã để lại nhiều nuối tiếc.
Phóng viên của tờ Beijing Youth Daily chia sẻ khi tiếp xúc, Bao thể hiện là cậu bé thiếu lễ phép, kỹ năng giao tiếp kém. Giáo viên cũng nhận xét cậu quá tự cao, trừ Toán học, các môn tiếng Trung, Anh văn, nghệ thuật kém đến mức thảm hại. Sau đó, Bao cũng phải nghỉ học vì không thể hòa nhập với anh, chị khác trong trường.
He Shilong
He Shilong sinh năm 2000, ở Liêu Ninh. Từ năm 3 tuổi, He Shilong đã được học thư pháp. Nhờ sự chăm chỉ và tài năng vốn có, cậu sớm thông thạo các kỹ thuật mà nhiều học sinh trưởng thành cũng khó lĩnh hội.
He Shilong nổi tiếng từ năm 3 tuổi nhờ trình viết thư pháp tuyệt kỹ. Ảnh: Sina. |
Theo KK News, năm 8 tuổi, He Shilong trở thành thành viên của Hiệp hội Sách Quốc gia. Cậu bé đến từ Liêu Ninh lập kỷ lục là thành viên nhỏ tuổi nhất của tổ chức này, nhận được cơn mưa lời khen.
Truyền thông Trung Quốc tung hô Shilong với biệt danh “thần đồng thư pháp”, “thiên tài sở hữu nét chữ rồng bay”…
Tuy nhiên, cuộc đời của Shilong rẽ sang hướng khác khi một bức thư pháp ngẫu hứng 4 chữ được đem đấu giá và giúp cậu thu về 16.400 USD. Cậu bé chính thức bước vào con đường “viết chữ lấy tiền” dưới sự quản lý của cha, mẹ.
Do chỉ tập trung thư pháp và nổi tiếng sớm, nam sinh không chú tâm các môn học khác. Kết quả, đến thời điểm này, ngoài thư pháp, Shilong không hiểu biết bất kỳ điều gì.
Cậu bị phê phán vì tính cách thực dụng, thiếu kỹ năng xã hội. Các môn như Toán, Văn cũng bị xem nhẹ nên Shilong là cậu bé thiếu hụt kiến thức trầm trọng. Ở tuổi 20, Shilong bị lãng quên. Nhiều người tiếc cho một tài năng và lên án cha mẹ của em chạy theo đồng tiền.
Tian Xiaofei
Nữ “thần đồng” đến từ Cáp Nhĩ Tân sinh năm 1971 trong một gia đình trí thức, ngay từ nhỏ, Tian Xiaofei sớm bộc lộ tài năng thơ ca. Năm 4 tuổi, Tian sở hữu nhiều bài thơ hay đăng trên Thiên Tân Nhật báo. Chính vì thế, truyền thông Trung Quốc khi ấy không tiếc lời gọi bà là “thần đồng thơ nhí”.
Tian cũng nhờ đó có cơ hội làm bạn với nhiều nhà thơ nổi tiếng khác ở Thiên Tân.
Tian Xiaofei trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất của Đại học Harvard năm 20 tuổi, song, khi bà lấy thầy hướng dẫn, nhiều người trong đó có cha mẹ kịch liệt phản đối. Ảnh: Sohu. |
Năm 13 tuổi, khi đi ngang qua cổng trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, Tian nói với mẹ rằng mình nhất định sẽ theo học tại đây. Kết quả, chỉ một năm sau, bằng sự thông minh và vốn kiến thức sâu rộng, Tian chinh phục ban giám khảo của Đại học Bắc Kinh, được đặc cách tuyển thẳng vào ngôi trường danh giá.
Tại đây, nữ sinh theo học chuyên ngành Văn học Anh – Mỹ, khoa Ngôn ngữ phương Tây.
Năm 1989, Tian chính thức tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh khi chỉ mới 18 tuổi. Sau đó, sự nghiệp của bà khá thuận lợi, liên tiếp gặt hái nhiều thành công. Năm 1991, bà lấy bằng thạc sĩ Văn học Anh tại Đại học Nebraska California, Mỹ, lập kỷ lục trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất của Đại học Harvard khi 20 tuổi.
Tuy nhiên, quyết định và lựa chọn của phụ nữ này trở thành vấn đề bàn tán của nhiều người. Tian kết hôn với giáo sư cố vấn Stephen Owen, hơn bà 33 tuổi.
Chênh lệch tuổi tác khiến chuyện tình của nữ “thần đồng” gặp ý kiến trái chiều. Cha, mẹ của Tian kịch liệt phản đối.
Nhưng với Tian Xiaofei, Stephen vừa là người thầy, vừa người bạn tri kỷ. Điều đó giúp bà vượt qua nhiều định kiến và phản đối từ xã hội, can đảm theo đuổi tình yêu và cuộc sống tự do của mình.
Zhang Xinyang
Năm lên 10, Zhang Xinyang (sinh năm 1995, ở Liêu Ninh) trở thành sinh viên đại học trẻ nhất Trung Quốc. 13 tuổi, cậu tiếp tục học lên thạc sĩ và 16 tuổi là nghiên cứu sinh ngành Toán học.
Nhờ thành tích này, Zhang được mệnh danh là “tiến sĩ tuổi 16”, “tiến sĩ nhỏ tuổi nhất” Trung Quốc. Cái tên Zhang Xinyang trở thành niềm hy vọng của nhiều người.
Zhang Xinyang được mệnh danh là “tiến sĩ nhỏ tuổi nhất của Trung Quốc. Nhưng cuộc đời của cậu sớm có nhiều ngã rẽ sai lầm. Ảnh: Sina. |
Tuy nhiên, cậu có tâm lý sống hưởng thụ, xa hoa và bắt cha mẹ phải bán tài sản để mua nhà ở Bắc Kinh đắt đỏ.
Năm 2011, cậu trượt một số môn trong khóa học, đối mặt nguy cơ bị đuổi khỏi trường nên nghĩ tới chuyện tự tử. Cuối cùng, năm 2018, Zhang được cố vấn hướng dẫn và lấy được bằng tiến sĩ.
Sau đó, thông tin về cậu cũng không còn được đăng tải. Không ít người bày tỏ nỗi thất vọng, bởi cách phát triển sai lệch, thực dụng của thiên tài nhí.
Ning Bo
Sinh năm 1965, ở Giang Tây, Ning Bo thuộc thế hệ “thần đồng đời đầu” của Trung Quốc.
Năm 1978, khi mới 13 tuổi, nhiều người đã biết đến cậu thông qua cuộc đấu cờ vua với một cựu lãnh đạo. Trong trận đấu trí đó, Ning Bo giành chiến thắng. Cái tên Ning Bo lập tức xuất hiện trên trang nhất nhiều tờ báo và cả truyền hình Trung Quốc.
Từ khi 2,5 tuổi, Ning Bo đã thuộc hơn 30 bài thơ; 3 tuổi đếm được đến 100; 4 tuổi học hơn 400 từ Hán; 5 tuổi bắt đầu đi học. 6 tuổi, cậu bé bốc thuốc Đông y để chữa bệnh; 8 tuổi thuộc nằm lòng chuyện Thủy Hử.
Ván cờ khiến Ning Bo nổi tiếng. Ảnh: KK News. |
Vài năm sau, trong một lần trả lời phỏng vấn truyền thông, Ning Bo buồn bã thừa nhận rằng mình là sản phẩm của thời đại. Nếu tuổi trẻ có thể quay lại, anh sẽ không gia nhập lớp học thần đồng, cũng không sống một cuộc đời như vậy. Bản thân anh cũng nhớ lại nỗi đau khi nhận phải phản ứng tiêu cực từ dư luận.
Nguồn: News.zing.vn