Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt, con người và gia súc nơi đây vẫn sinh hoạt bình thường, chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt.
Ở thị trấn Mandu Baolige, phía đông Nội Mông Cổ, Trung Quốc vào mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới -40 độ C, nhưng gia súc như bò, ngựa, lạc đà ở đây lại không cần chăm sóc đặc biệt. Hầu hết cứu được chăn thành bầy đàn, hàng trăm con cừu chen chúc nhau để sưởi ấm, một hàng lau sậy được dựng cao để chắn gió lạnh. Người dân ở đây còn lấy phân bò và phân cừu khô để đốt cháy sưởi ấm, nó không có mùi và cũng không độc hại.
Cuộc sống chăn nuôi ở đây không gây hại cho thiên nhiên. Ví dụ, người dân nơi đây sẽ tìm nơi gần ao, sông để dựng chuồng trại, không cần đóng mới vật liệu, nếu sau này có chuyển đi cũng dễ dàng tháo lắp. Thông thường họ sẽ sống khoảng 1 năm rưỡi trước khi chuyển đi, sau đó hầu như không có dấu vết gì lưu lại.
Nhiều người trên thảo nguyên này không muốn từ bỏ cuộc sống truyền thống, họ vẫn thích lối sống đơn giản này. Ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá, mỗi buổi sáng người dân vẫn thức dậy dọn dẹp chuồng gia súc, họ luôn mỉm cười hạnh phúc và mãn nguyện trên khuôn mặt. “Đơn giản và hạnh phúc” là bí quyết sống của những người chăn gia súc trên thảo nguyên.
Hầu hết những người chăn nuôi trên đồng cỏ Mông Cổ đều rất yêu quý ngựa, thậm chí một số còn coi ngựa là bạn đời hoặc thành viên gia đình thân thiết nhất của họ. Trên thảo nguyên Nội Mông, mùa lý tưởng để huấn luyện ngựa không phải là xuân, hạ, thu mà là mùa đông lạnh giá, dù thời tiết có lạnh đến đâu, ngựa cũng có thể cầm cự được.
Nhiều con ngựa được bọc móng để có thể di chuyển trên băng. Người Mông Cổ coi ngựa là loài vật rất quan trọng với mình, mỗi người sẽ phải thuần hóa một con ngựa, quá trình này rất vất vả.
Những người chăn gia súc có cách huấn luyện ngựa riêng, đó là quy luật tự nhiên được người Mông Cổ được kế thừa từ xa xưa. Đua ngựa là một sự kiện truyền thống của người Mông Cổ đã được lưu truyền từ hàng nghìn năm nay, giống như “tam nghệ” (tức đua ngựa, bắn cung và đấu vật), nó là một loại hình thi đấu thể hiện đầy đủ bản lĩnh, kỹ năng và lòng dũng cảm của người Mông Cổ.
Những người huấn luyện ngựa giỏi nhất trên đồng cỏ sẽ được những người chăn gia súc kính nể. Khi được hỏi về bí quyết khuất phục con ngựa hung dữ, người huấn luyện ngựa chỉ trả lời đơn giản, mọi người chăn ngựa xuất chúng của Mông Cổ đều thông thạo các quy luật sinh thái của tự nhiên. Động vật (ngựa) cũng là một phần của tự nhiên và có từ lâu đời.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/cuoc-song-tren-thao-nguyen-30-do-nguoi-va-gia-suc-quay-quan-suoi-am-d492…Nguồn: https://baogiaothong.vn/cuoc-song-tren-thao-nguyen-30-do-nguoi-va-gia-suc-quay-quan-suoi-am-d492573.html
Nguồn: 24H.COM.VN