Đa dạng nghề gốm sứ Trung Quốc

0
177

Nghề gốm sứ tỉnh Sơn Đông Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, gốm sứ của khu vực Truy Bác lại càng nổi tiếng. Người Sơn Đông thường gọi nghề gốm sứ là “Đốt lò”, cái lõi làm đồ gốm phần lớn là hình vòng, các đồ gốm thường là chum, chậu, hũ, ấm, chõ đồ cơm…

Đĩa cá vùng Sơn Đông.

Đĩa cá vùng Sơn Đông.

Cá luôn luôn là đề tài trang trí. Trong tiếng Hán, Ngư đồng âm với tiếng Dư trong dân gian. Ngư mang ngụ ý giàu có dư dật, tượng trưng cho con cái đầy đàn và trường thọ. Chiếc đĩa vẽ hình con cá xanh là sản phẩm lò nung sứ dân gian, trông đơn giản, dày dạn, dung tích tương đối lớn. Chiếc đĩa có hình con cá này vẽ bằng tay, con cá hình tròn này phù hợp với tạo hình, thế nhưng tạo hình, công vẽ, lên màu, đều nung trên các lò khác nhau, dưới sự hoàn thành của các thợ khác nhau, cho nên hình con cá trên mỗi đĩa cũng khác nhau.

Ban đầu đường nét hình con cá tương đối nhỏ, đặc biệt là đường nét vẩy cá hình lưới đều đặn như thật, vẩy cá màu đỏ thẫm. Về sau nét vẽ vẩy cá trở nên phóng khoáng. Vẩy cá cũng không phải là hình lưới nữa mà nặng về tả ý. Ảnh trên cho thấy, cột sống lưng cá được thể hiện bằng một nét, trông trôi chảy mạnh mẽ, tạo hình cá nhẹ nhõm phóng khoáng, không dè dặt, thể hiện tính cởi mở khoáng đạt.

Thời cổ Trung Quốc, mọi người thích nằm loại gối bằng gốm cho mát, gối gốm còn là của hồi môn, trẻ em cũng thường gối đầu, trên gối thường có mấy chữ “Gối sống lâu”, có những chiếc gối gốm trên có hai chữ “Trấn trại” để đuổi tà tránh nạn. Vào thời nhà Tống và nhà Đường (thế kỷ 7-13) trở lại đây, có các loại gối gốm ba màu, gối tráng men có hoa văn, gối tráng men trắng.

Bình cổ.

Bình cổ Giới Thủ.

Chiếc bình (ảnh bên) có hình ảnh nhân vật trong tuồng truyền thống tương đối điển hình, thể hiện phong cách nghệ thuật đồ gốm ở Giới Thủ, tỉnh An Huy (miền trung Trung Quốc). Chủ đề là hình ảnh các nhân vật trong cốt truyện tuồng truyền thống, đó là các quan văn quan võ, vẽ trên diện tích rộng của lõi bình màu đỏ, hình nhân vật nổi bật. Quan văn đứng trước bàn, một tay vuốt râu, một tay cầm quạt, nét mặt ôn hoà sinh động. Quan võ cắm gươm trong thắt lưng, một tay vuốt râu, môṭ tay giơ lên đầu, giơ chân, thần thái oai phong. Hai nhân vật này đều mặc trang phục như trong cốt chuyện tuồng truyền thống. Nhân vật được chạm nổi, đường nét có cái chung cái riêng phối hợp một cách rất khéo léo. Chiếc bình trông đơn giản, miệng bình thẳng, cổ hơi hẹp, bụng bình to, không có những chi tiết rườm rà như loại gốm nung trong lò quan phủ, trông đơn giản và gần gũi.

Sứ Thanh Hoa thịnh hành vào thời nhà Nguyên (1206-1368), phục vụ hai đối tượng là quan lại và thường dân.

Sứ Thanh Hoa bình dân có mặt tại khắp Trung Quốc, sản lượng nhiều hơn so với sứ Thanh Hoa dành cho quan lại, phong cách đa dạng, có cầu kỳ cũng có đơn giản mộc mạc. Đồ sứ có công nghệ cầu kỳ thường có mặt trong các nhà quan lại thương gia. Đồ sứ thô sơ thường dùng trong các gia đình thường dân.

Đồ sứ Thanh Hoa dân dã trông hoạt bát, mộc mạc, nét vẽ phóng khoáng tự nhiên. Hình ảnh đề tài đồ sứ Thanh Hoa rất rộng, với hình ảnh phản ánh đời sống xã hội và nhân vật trong tục ngữ, non nước, chim muông thú vật, hoa lá quả cành, thơ từ văn chữ, phù hiệu tốt lành, một số truyền thuyết, tình tiết tiểu thuyết, các nhân vật tuồng truyền thống được đưa vào trang trí cho đồ sứ một cách khéo léo, trông mới mẻ và độc đáo.

Bát sứ Thanh Hoa.

Bát sứ Thanh Hoa.

Chiếc bát sứ Thanh Hoa Đáo Mã Đào, đơn giản vui mắt, màu men mịn màng như ngọc, vòng ngoài miệng bát dày dặn, bên trong lòng bát và bên ngoài bát đều có hình ảnh trang trí, vừa tránh bị bỏng tay lại vững vàng. Hình ảnh nhân vật Đáo Mã trông khái quát, không nhấn mạnh đường nét tỉ mỉ, mà nhấn mạnh động tác và hình thái, chỉ đơn giản có vài đường nét. Hình vẽ nhân vật và trang phục phong phú, đa dạng, nhưng không rườm rà, rối loạn.

Ấm sứ Thanh Hoa là một trong những loại sứ truyền thống Trung Quốc. Đồ sứ này xưa nay vẫn sử dụng. Người Trung Quốc dùng cả đồ sứ ngoại quốc, kết hợp đặc điểm ấm chén uống trà của phương Tây, thiết kế ra loại ấm trà Thanh Hoa. Xung quanh ấm vẽ hình ảnh thời cổ, phẩm vẽ màu xanh, khiến ấm trà Thanh Hoa trở thành đồ gốm sứ công nghệ được các nhà sưu tập yêu mến.

Ấm gốm Thanh Hoa.

Ấm gốm Thanh Hoa.

Trong ấm gốm bên, hình bên ngoài hay đường vẽ trên bề mặt ấm trà đều mang đậm phong cách dân gian. Miệng ấm trông hóm hỉnh, phần cổ ấm có mấy đường nét của hình học. Phần chính là hình ảnh thường thấy trong các câu chuyện dân gian, nhân vật ngây thơ, không kiêu kỳ. Đường vẽ thô không tỉ mỉ, trông tự nhiên phóng khoáng. Chiếc ấm trà đôn hậu, đường vẽ nhẹ nhõm khiến mọi người cảm thấy gần gũi.

Đồ gốm có ưu điểm là toàn thân đều tráng men, khiến chúng không rỉ nước ra ngoài. Khi gõ lên mình chúng, tiếng giòn tan, không hề có vết rạn nứt trên bề mặt, rất trơn tru, tiện cho khi rửa.

Hũ rượu gốm tráng men màu sẫm có thể đựng hai lít rưỡi rượu, phần cổ thắt lại để tránh rượu váng ra ngoài, cổ có hai chiếc vòng nhỏ, tiện khi treo. Hình của chiếc hũ này thẳng đứng, dài nhỏ nhưng vững, trông đoan trang đẹp mắt. Chiếc bình màu vàng sẫm, trông thanh nhã, trên bình có khắc hai chữ Hán “Năm cân” trông rắn chắc, bên ngoài mềm mại, bên trong cứng rắn, nét bút trôi chảy. Hình bên ngoài, màu men và nét chữ có vẻ đẹp chất phác, tự nhiên, đồng thời lại toát ra vẻ nho nhã.

Đồ gốm có ưu điểm là toàn thân đều tráng men, khiến chúng không rỉ nước ra ngoài. Khi gõ lên mình chúng, tiếng giòn tan, không hề có vết rạn nứt trên bề mặt, rất trơn tru, tiện cho khi rửa.

Đĩa rồng Quỳ.

Đĩa rồng quỳ.

Đường nét con rồng quỳ là hoa văn thường thấy trên đồ bằng đồng trong thời nhà Thương (năm 1600-1046 TCN), có khi có hai con rồng quỳ hợp thành con Thao Thơ (loại dã thú phàm ăn trong truyền thuyết Trung Quốc). Trên các đồ bằng đồng thời cổ Trung Quốc thường được trang trí hình đầu con Thao Thơ, gọi là văn hoa Thao Thơ. Vào thời nhà Nguyên, Minh và Thanh (thế kỷ 13 đến thế kỷ 19) có rất nhiều đĩa hình rồng giống như hình chiếc đĩa vẽ rồng quỳ này.

Đĩa sứ rồng quỳ tương đối trắng, màu vẽ Thanh Hoa trông đạm bạc. Miệng đĩa và phần đáy đĩa đều có hai đường vòng tròn, giữa đĩa vẽ con rồng quỳ, phần bụng vẽ hai con đang uốn khúc bay lượn. Xung quanh có hoa lá, trông sít nhưng không rối loạn, hư hư thực thực tương xứng nhau.

(Theo ChinaBroadcast)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn