Đại biểu đề nghị mạnh dạn sử dụng ngân sách để tăng tiền an sinh

0
37

Trong hai ngày đầu tiên của đợt họp tập trung, Quốc hội thảo luận trên nghị trường về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch.

Quốc hội thảo luận kinh tế – xã hội, công tác phòng, chống dịch Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
  • Đề nghị sớm phủ vaccine cho người dân tại điểm du lịch

    Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu) dành thời lượng phát biểu để đóng góp ý kiến về khôi phục các hoạt động du lịch trên cả nước, chuẩn bị cho thời kỳ hậu Covid-19. Ông Quân nhấn mạnh đây là ngành chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế và đang bị ảnh hưởng nặng nề.

    Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2021 đã giảm 97% so với cùng kỳ, du lịch trong nước chịu tình cảnh tương tự. Đại biểu đề nghị nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp du lịch, từ xúc tiến quảng bá cho đến xác định thị trường, mục tiêu, đẩy mạnh liên kết vùng, hợp tác giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, hàng hóa, sản phẩm.

    Ông cũng đề nghị cần có chính sách hợp lý hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực này.
    Ngoài ra, người dân, người lao động tại các điểm du lịch cần sớm được tiêm vaccine để đảm bảo an toàn khi mở cửa các hoạt động du lịch quốc tế.

  • Cần tạo điều kiện cho sản xuất quy mô lớn

    Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) trình bày về khó khăn trong phát triển kinh tế nông thôn của bà con tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo bà Hương, đất đai nông nghiệp khu vực này còn manh mún, phân tán, ảnh hưởng đến sản xuất và thu hút đầu tư. Bà đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật Đất đai, tạo điều kiện cho đơn vị sản xuất quy mô lớn, nâng cao giá trị hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

    Đại biểu An Giang cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương và cơ quan liên quan có chính sách, biện pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, phân bón và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho người dân giai đoạn này.
    Bà đề nghị Bộ NN&PTNT phối hợp bộ ngành liên quan, xây dựng mô hình mới, kết nối cung cầu, chuỗi cung ứng đảm bảo hiệu quả, chấm dứt tình trạng “được mùa – mất giá” người nông dân vẫn phải gánh chịu.

    Quoc hoi thao luan tinh hinh kinh te xa hoi anh 1
  • Chuẩn bị khoản ngân sách bất thường để giải quyết tình huống không bình thường

    Là người đầu tiên phát biểu, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Hà Nam) dành nhiều thời gian nói về công tác phòng, chống dịch kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát. Bên cạnh nỗ lực và kết quả đạt được, đại biểu cho rằng vẫn còn những lúng túng trong ứng phó khiến chúng ta phải chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt tại TP.HCM.

    Để phục hồi kinh tế, ông đề nghị quan tâm hơn tới công nhân vì đây là lực lượng vừa qua bị sang chấn tinh thần, điều chưa từng xảy ra, có thể để lại di chứng lâu dài. “Đây là thời điểm phải xem người lao động là động lực tăng trưởng”, ông nhấn mạnh.

    Từ nhận định này, đại biểu Khải đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động.
    Trước hết, cần chính sách hỗ trợ người lao động quay trở lại tìm việc trong môi trường an toàn, hỗ trợ tài chính ổn định cuộc sống, có chính sách khuyến khích người lao động và doanh nghiệp…

    Nhấn mạnh hệ thống an sinh xã hội, đại biểu đề nghị bảo đảm an toàn cho người dân trong biến động về kinh tế, xã hội. Muốn vậy, Chính phủ cần có giải pháp lâu dài về nguồn lực, bảo đảm một số dịch vụ cơ bản, đảm bảo cơ hội công bằng cho toàn dân, nhất là hệ thống y tế ở cơ sở.

    Đặc biệt, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng Chính phủ có thể phải cân nhắc đến việc bội chi ngân sách và chuẩn bị một khoản ngân sách bất thường để giải quyết các tình tình huống không bình thường, mạnh dạn sử dụng ngân sách để tăng tiền an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động.

    Quoc hoi thao luan tinh hinh kinh te xa hoi anh 2
  • Hơn 100 đại biểu đăng ký phát biểu

    Điều hành phiên thảo luận kinh tế – xã hội sáng 8/11, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh Quốc hội sẽ thảo luận về những nội dung rất quan trọng như kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2021 và kế hoạch cho năm 2022; tình hình ngân sách Nhà nước năm 2021 và kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2022; công tác phòng chống, dịch Covid-19.

    Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các nội dung này đã được thảo luận tại tổ trong phiên họp trực tuyến với hơn 300 lượt phát biểu tại 72 tổ đại biểu Quốc hội.

    Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu phát biểu tối đa 7 phút, tranh luận tối đa 3 phút. Trong quá trình thảo luận, đoàn Chủ tịch sẽ đề nghị các thành viên Chính phủ giải trình những vấn đề đại biểu quan tâm.

    “Đến giờ phút này, đã có 109 đại biểu đăng ký phát biểu”, ông Hải thông tin.

    Quoc hoi thao luan tinh hinh kinh te xa hoi anh 3
  • Hai đoàn đại biểu tiếp tục họp trực tuyến

    Trong đợt họp tập trung, các đại biểu họp tại Nhà Quốc hội, riêng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và Kiên Giang tiếp tục họp trực tuyến do đoàn TP.HCM có 2 trường hợp đại biểu mắc Covid-19; còn đoàn Kiên Giang đang cách ly y tế theo quy định của tỉnh vì tiếp xúc với một F0.

    Những đại biểu Trung ương trong hai đoàn này vẫn dự họp trực tiếp tại Nhà Quốc hội.

  • Mục tiêu năm 2022: Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch

    Tại phiên khai mạc trong đợt họp trực tuyến vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022.

    Người đứng đầu Chính phủ cho biết tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, song do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch thứ tư, riêng quý III giảm 6,17%. Tính chung 9 tháng đầu năm, GDP tăng 1,42%.

    Trong những tháng cuối năm 2021, Chính phủ xác định tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế.

    Chính phủ cũng yêu cầu thúc đẩy viện trợ, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vaccine, chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế, nhất là công tác điều trị và ở cơ sở.

    Chính phủ xác định mục tiêu đề ra cho năm 2022 là: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

    Bên cạnh đó là việc tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

    Về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, Chính phủ xác định 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP khoảng 4%.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021

Ca nhiễm

Hôm nay

Tỉnh Hôm nay Tổng số ca

Nguồn: News.zing.vn

Du lịch trong nước

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn