Việc người Mỹ đổ xô mua sắm trực tuyến trong thời kỳ đại dịch đã đẩy giá cả hàng hóa trên thị trường Internet leo thang, góp phần kéo dài tình trạng lạm phát tại quốc gia này.
Nghiên cứu của gã khổng lồ công nghệ Adobe cho thấy từ năm 2020, giá hàng hóa trực tuyến tăng 2,3% vào tháng 6. Nghiên cứu này phân tích 1.000 tỷ lượt truy cập trên các website bán lẻ với 18 danh mục sản phẩm tương ứng Chỉ số giá Tiêu dùng Mỹ.
Trước đó, từ năm 2014-2019, giá hàng hóa bán trên thị trường Internet chứng kiến mức giảm trung bình 3,9%/năm và bắt đầu tăng vào năm ngoái.
Theo Vivek Pandya – chuyên gia phân tích tài chính thuộc Adobe Digital Insights – đối với người tiêu dùng, hình thức mua sắm trực tuyến như “một thiên đường nhỏ”. Ở đó, họ có thể đối chiếu được các mức giá khác nhau. “Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xuất hiện, sự chênh lệch về giá không còn rõ rệt nữa”, chuyên gia Pandya nhận định.
Việc người dân Mỹ đổ xô mua sắm trên thị trường trực tuyến đẩy giá cả hàng hóa tăng cao. Ảnh: New Statesman. |
Nhìn chung, giá nhóm hàng thiết bị gia dụng trực tuyến đã tăng 2,3% trong tháng 6. Trong khi đó, từ năm 2015-2019, giá mặt hàng này giảm trung bình 2,6%/năm. Mặt hàng may mặc trực tuyến tăng giá 16,2%/năm sau khi giảm 1%/năm trước đại dịch.
Dù vậty giá một số mặt hàng vẫn giữ đà giảm. Chi phí mặt hàng máy vi tính giảm gần 10% trong năm nay, tương ứng với tốc độ giảm trung bình trước đại dịch. Đà giảm nhóm hàng điện tử ở mức 9%/năm bắt đầu chậm lại. Hiện tại, giá cả mặt hàng này chỉ giảm khoảng 2,5%/năm.
Theo chuyên gia Pandya, vào năm ngoái, thị trường thương mại điện tử bùng nổ, đặc biệt là ở những mặt hàng thiết yếu và đồ gia dụng. Sức hút đó gây áp lực về cung và cầu lên các nhà bán lẻ. Các siêu thị, cửa hàng tạp hóa trực tuyến bắt đầu hạn chế đưa ra chương trình giảm giá để thu hút khách hàng.
“Khi các nhà bán lẻ đón nhận lượng cầu lớn và đối mặt với tình trạng thiếu hụt lượng cung, họ sẽ định giá sản phẩm ở mức cao hơn”, ông khẳng định.
Tình trạng đó có thể là tín hiệu xấu đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi thị trường thương mại điện tử được một số quan chức của FED coi là công cụ kìm hãm lạm phát trong những năm gần đây.
Nếu đà tăng giá hàng hóa trên thị trường Internet bắt đầu tương xứng với mức giá hàng hóa bán ra trong các cửa hàng trực tiếp, tình trạng lạm phát có thể dai dẳng hơn dự đoán của FED. Trước đó, FED dự báo tình trạng lạm phát xảy ra tại Mỹ chỉ là tạm thời.
Cập nhật tình hình Covid-19
Xem chi tiết
Số ca lây nhiễm ghi nhận từ 27/4/2021
Ca nhiễm
Hôm nay
Tỉnh | Hôm nay | Tổng số ca |
Nguồn: News.zing.vn