Giấc mộng về Phượng Hoàng Cổ Trấn của bạn có thể sẽ vỡ tan tành sau những hình ảnh “ngắm người” thay vì ngắm cảnh dưới đây!
Với nền văn hóa lâu đời, nét ẩm thực đa dạng, những địa điểm vui chơi, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trải dài khắp nơi, du lịch Trung Quốc đang chiếm cảm tình của phần đông du khách cả trong nước và quốc tế trong những năm gần đây. Trong đó, Phượng Hoàng Cổ Trấn luôn là cái tên nằm trong top đầu những địa điểm mà các tín đồ du lịch mơ ước được đặt chân đến một lần trong đời.
Phượng Hoàng Cổ Trấn của Trung Quốc từ lâu là điểm đến mơ ước của nhiều tín đồ du lịch trên khắp thế giới. – (Ảnh: @trip)
Phượng Hoàng Cổ Trấn: Khung cảnh đẹp như phim cổ trang ngoài đời thực
Phượng Hoàng (Fenghuang) là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, phía tây tỉnh Hồ Nam (Hunan). Đây được xem là cổ trấn nổi tiếng nhất tại Trung Hoa, từng được liệt vào danh sách dự kiến di sản thế giới UNESCO hạng mục văn hóa vào ngày 28/3/2008.
@juntos_viajando
@khiemhao
@knottfdg
Tại cổ trấn này có sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những ngôi nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi 1300 năm của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc.
@cocoanext
@joliejolie88
@kireiblossom
Dòng Đà Giang là huyết mạch của cổ trấn, cùng với cây cầu đá nhảy tạo thành điểm nhấn đặc biệt nhất của nơi đây. Do có phần đáy không quá sâu lại chứa nhiều tảo và rêu, nên màu nước con sông luôn hiện lên một màu xanh lục đẹp mắt. Với khoảng 10 cây cầu bắc ngang sông, in bóng những ngôi nhà cổ kính dưới mặt nước vô tình biến Phượng Hoàng cổ trấn thành một họa phẩm giữa đời thực.
@tami_nguyen
@chilinh96
@cocoanext
Với cảnh quan được ví như bước ra từ truyện kiếm hiệp và phim cổ trang, những năm gần đây cứ gõ tìm cái tên Fenghuang trên mạng xã hội là chúng ta có thể nhận về được hàng chục nghìn bức hình đẹp ảo diệu. Một số cảnh đẹp nổi tiếng khác tại Phượng Hoàng Cổ Trấn có thể kể đến là: Cầu gỗ, Cầu đá nhảy, Cố cư Thẩm Tùng Văn, Bến thuyền Đà Giang, Bắc Môn cổ thành, Cầu Hồng Kiều, Cung Vạn Thọ,…
@cocoanext
@dun.dunnnn
@imnhannguyen
Đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn: Là ngắm cảnh hay… ngắm người?
Ngày nay, dưới sức hút khủng khiếp của mạng xã hội, Phượng Hoàng Cổ Trấn thu hút rất đông lượng khách du lịch tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng hàng năm, trong đó có cả người Việt Nam chúng ta. Tuy vậy, nhiều người khi chính thức đặt chân tới đây rồi mới ngạc nhiên, vỡ lẽ vì không biết là mình đang đi ngắm cảnh hay… ngắm người?
Dưới sức lan tỏa của mạng xã hội thời điểm hiện tại, những hình ảnh về Phượng Hoàng Cổ Trấn ngày càng phủ sóng rộng khắp, thu hút sự chú ý từ khách du lịch. – (Ảnh: @nnh_2812)
Và hệ lụy chính là đây! – (Ảnh: @evgensozik)
Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn vào những dịp cao điểm, nhiều người tự hỏi không biết liệu mình đang ngắm cảnh hay… ngắm nhìn dòng người? – (Ảnh: @happy_balloonfish)
Được biết, phần đông lượng khách du lịch tìm đến đây đa phần đều chọn cách đi tour để yên tâm, mặc dù gặp nhiều nhược điểm cũng như sự gò bó về thời gian. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thường được “đồn đại” là từ tháng 5 đến tháng 11 vì có thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Đây cũng chính là mùa du lịch cao điểm nhất trong năm, đặc biệt trong những dịp quan trọng như tuần đầu tháng 5 (kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động), tuần đầu tháng 10 (kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh Trung Quốc) và dịp Tết Trung Thu.
Lượng khách đi tour luôn chiếm số lượng lớn hơn cả. – (Ảnh: @datdoestravel)
@datdoestravel
@foxtreme4
@im_khenndry
Cảnh tượng “hú hồn” vào một buổi tối cuối tuần ở Phượng Hoàng Cổ Trấn! – (Ảnh: @hz_jieyan)
Ngoài việc du khách đi tour chiếm số lượng đông đúc, dễ dẫn đến tình trạng chen lấn, xếp hàng dài chờ check-in, chụp ảnh. Nhiều người từng ghé thăm cổ trấn 1300 tuổi này về cũng để lại nhiều lưu ý cho những ai đang có ý định đi du lịch nơi đây.
Cây cầu đá nhảy – góc sống ảo nổi tiếng nhất ở Phượng Hoàng Cổ Trấn không dành cho du khách thiếu kiên nhẫn! – (Ảnh: @nnh_2812, @datdoestravel)
Chụp ảnh cùng dòng người thế này là chuyện hết sức bình thường tại Phượng Hoàng Cổ Trấn vào những ngày cao điểm. – (Ảnh: @vtdieuhuyen, @sowbiielumalai, @kimmy_yangsh, @jennaaramoss).
Theo đó, người dân địa phương đa phần đều không nói được tiếng Anh, gây cản trở rất lớn trong việc giao tiếp, mua đồ lưu niệm hay hỏi đường. Bên cạnh đó, đặc trưng của đồ ăn Trung Quốc là dầu mỡ nhiều, rất cay và mặn, không hợp khẩu vị người Việt Nam cũng như khách Tây.
Đặc biệt, như các bạn cũng biết tại Trung Quốc du khách không được truy cập vào vào Facebook, YouTube hay Google, gây khó khăn không nhỏ trong quá trình lưu trú, đi lại. Wifi tại các địa điểm như quán ăn, nhà hàng, khách sạn đều rất yếu. Ngoài ra, theo văn hóa địa phương, nhiều khách sạn sẽ cắt nước nóng và máy lạnh từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối.
Trước khi đặt chân ghé thăm nơi đây, du khách nên tự trang bị cho mình một số thông tin hữu ích cũng như review từ những người đi trước. – (Ảnh: @jennyyy522)
Ngôn ngữ, ẩm thực, văn hóa, dịch vụ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có thể khiến bạn “tá hỏa” đấy! – (Ảnh: @travelgools)
Đặc biệt, ở Trung Quốc bạn sẽ không được sử dụng Facebook hay Google thoải mái như ở Việt Nam đâu. Thế nên hãy chuẩn bị tinh thần đi nhé! – (Ảnh: @travelgools)
Cuối cùng, vẫn là châm ngôn quen thuộc: Đừng bao giờ quá tin vào ảnh trên mạng. Hãy tự tìm đến và trải nghiệm để cảm nhận sự khác nhau bạn nhé! – (Ảnh: @boilingegg)
Du lịch nơi đâu cũng vậy, bên cạnh việc “ôm mộng” trước những bức hình check-in ảo diệu trên mạng, việc tìm hiểu kỹ thông tin và đọc review từ những người đi trước là hết sức quan trọng. Nếu muốn đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, phía trên là tất cả những điều mà du khách phải chuẩn bị tâm lý trước nếu muốn đi tự túc.
Nguồn: KENH14.VN