Đập Marib phía nam Ảrập

0
195

Hiếm có mưa trong vùng phía Nam Ảrập, nhưng mỗi lần có mưa thì xối xả, nước xói mòn các sườn núi, đổ vào đồng bằng như một cơn lũ ngắn ngày đột ngột. Trong hàng ngàn năm, dân cư trong vùng đều cố gắng giữ lại lượng nước này. Công phu nhất trong các phương pháp mà họ nghĩ ra là đập Marib ở miền trung Yemen.

Hình ảnh đập Marib.

Hình ảnh đập Marib.

Khai thác mưa lũ

Trước năm 2000 TCN rất lâu, người ta đã bắt đầu xây dựng các đập đất thô sơ, có lẽ mỗi năm đều gia cố ở nhiều điểm khác nhau khi sông chảy qua đồng bằng, để hướng dòng chảy vào một hệ thống kênh đào và đồng ruộng. Muốn duy trì dòng chảy của nước, phải nạo vét phù sa ở lòng kênh, tạo thành đê, giảm diện tích ruộng. Theo như tính toán, nếu san bằng đê, toàn bộ công trình mặt đất của ốc đảo dần dần sẽ cao thêm, với tỷ lệ trung bình 1,1 cm mỗi năm. Ở nhiều nơi, hiện nay lớp trầm tích cao hơn 30 m.

Từ đá đến bê-tông

Những hình ảnh còn lại của đập Marib.

Những hình ảnh còn lại của đập Marib.

Từ năm 1000 đến 500 TCN, khi các thành phố ở nam Ảrập phát triển, nhiều kỹ sư ở Marib phát triển hay mô phỏng kỹ thuật xây đá có thể sánh với kỹ thuật của những đối tác thương mại ở Ai Cập và Palestine. Người ta chọn đá vôi đặc để xây đập, các tảng đá nặng một, hai tấn được chuyển vào đúng trên các đường đất đắp. Sau đó ghép các tảng đá với nhau không cần vữa bằng cách gọt đẽo từng tảng. Công việc thúc bách bằng cách xây dựng vách ngăn theo từng phần, từ góc của mỗi phần hướng về tâm, ngay điểm nào mà tảng đá tạo dáng hình nêm thật vừa vặn được chèn vào từ phía trên của mỗi lớp xây. Các vách này bao quanh một lõi bằng đá gạch vụn không chắc.

Thế nhưng sau này, những người đắp đập mô phỏng kỹ thuật hiệu quả và kinh tế hơn. Cải tiến quan trọng là việc sử dụng vữa và xi- măng kết hợp với đá núi lửa, loại đá vốn rất nhiều ở địa phương, trong khi có tính kháng nước cao. Lõi trở thành một khối bê-tông thật hiệu quả, được các tường ngăn giữ chặt với nhau và liên kết với các tường phủ ngoài bằng viên gạch nhô ra, lớn hơn phần thân phía sau, có chức năng như các chốt để bảo vệ bề mặt lõi. Không phải vấn đề nghiêm trọng nếu đá bên trong dùng để phủ mặt đập và cống, mặc dù các mối nối thường được các má kẹp bằng sắt gia cố.

Phát triển không thể xác nhận được

Những gì con đập đạt được là tưới thâm canh gần 100 km2 (38,6 dặm vuông), nuôi sống số dân đến 50.000 người, nhưng đòi hỏi phải duy tu. Vào các thế kỷ đầu, Marib dần dần mất đi quyền lực chính trị, việc tập hợp nhân công sửa chữa các lỗ thủng lớn trở nên khó khăn. Cùng lúc, đập tư liệu kể lại vỡ đập từ năm 500 đến 600. Trận lụt lớn nhất lần sau cùng xảy ra dưới thời Muhammad, khoảng năm 610, được kinh Koran ghi lại. Lý do lỗ thủng ở đập quá lớn.

(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)

Nguồn: Vnexpress.net

Du lịch nước ngoài

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn