Sau thời gian học online trong mùa dịch, trẻ có thể gặp một số vấn đề về tâm lý và không muốn đến trường.
1. Tránh làm bài tập hoặc tham gia hoạt động tập thể: Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp khó khăn khi điều chỉnh trạng thái từ học trực tuyến qua học trực tiếp. Chuyên gia nhận thức Rebecca Jackson cho biết những hành vi trốn tránh sẽ cho cha mẹ thấy trẻ đang gặp khó khăn với điều đó và cần được giúp đỡ. Ngoài ra, bà Rebecca nhấn mạnh trẻ sẽ có cách né tránh khác nhau, tùy theo từng độ tuổi. Ví dụ, trẻ tiểu học thường tức giận hoặc thất vọng khi được yêu cầu làm bài tập. Trong khi đó, trẻ lớn hơn thường cảm thấy bế tắc hoặc kiếm cớ trì hoãn. Ảnh: Foundation for Economic Education. |
2. Không muốn nói về trường học: Nếu trẻ đột nhiên thay đổi thái độ, không còn thích thú khi nói về trường học, bạn cần chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, khi bạn đặt câu hỏi “hôm nay con đi học thế nào” và trẻ không trả lời, rất có thể trẻ đang cảm thấy mệt mỏi và không muốn đến trường. Nếu đặt những câu hỏi chung chung không hiệu quả, bạn có thể bắt chuyện với con bằng những câu hỏi cụ thể hơn. Ví dụ: “Con có thể kể cho bố mẹ nghe điều tuyệt vời nhất trong ngày hôm nay”. Bằng cách này, bạn sẽ dễ tìm ra các vấn đề trẻ đang gặp phải và tìm cách giải quyết sớm. Ảnh: The Conversation. |
3. Hay gắt gỏng hoặc làm nũng với người lớn: Gắt gỏng có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang lo lắng hoặc mệt mỏi. Thậm chí, nhiều em sẽ la hét hoặc quấy khóc khi phải đến trường. Làm nũng hoặc thường bám lấy cha mẹ cũng là một dấu hiệu ngầm. Theo Huffpost, trẻ có xu hướng bám lấy những người cho chúng cảm giác an toàn, đặc biệt là khi cuộc sống bị gián đoạn bởi dịch bệnh. Nếu trẻ thường xuyên có những dấu hiệu này, cha mẹ cần tìm cách nói chuyện với con hoặc tìm sự giúp đỡ từ giáo viên và chuyên viên tâm lý. Ảnh: Friendship Circle. |
4. Thay đổi thói quen hàng ngày: Không chỉ riêng người lớn, thói quen sống của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đặc biệt, sau thời gian dài học online, trẻ sẽ gặp khó khăn để quay lại những thói quen trước đây. Cha mẹ không nên đòi hỏi trẻ phải lặp lại những thói quen cũ. Một đứa trẻ lớp 1 sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi hơn trẻ THCS. Cha mẹ không nên nóng vội. Thúc ép, đòi hỏi hoàn hảo sẽ khiến các em căng thẳng và cảm thấy ghét trường học hơn. Ảnh: Hip Homeschool Moms. |
5. Lặp lại những vấn đề cũ khi học trực tiếp ở trường: Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu lặp lại những vấn đề cũ như khó hòa nhập, khó tiếp thu bài, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn vì điều đó đang nói rằng con bạn không ổn khi quay lại trường. “Nếu trước đây bạn lo lắng con khó hòa nhập với bạn bè, bạn hãy ghi nhớ điều này vì tình trạng này rất dễ lặp lại khi con trở lại trường sau đại dịch”, bà Rebecca Jackson nhấn mạnh. Ảnh: Edutopia. |
Nguồn: News.zing.vn