Đây là những “thâm cung bí sử” mà các nhà hàng hạng sang không bao giờ muốn bạn biết

0
Đây là những “thâm cung bí sử” mà các nhà hàng hạng sang không bao giờ muốn bạn biết

Những điều mà các nhà hàng hạng sang luôn phải cẩn thận không cho khách hàng biết, và bạn sẽ phải ngạc nhiên với điều số 2 đấy.

Theo trang Thedailymeal và Mashed, một số cựu bếp trưởng cũng như quản lý và nhiều người có kinh nghiệm làm việc tại các nhà hàng sang trọng đã tiết lộ một số bí mật “trong nghề” mà họ không muốn khách hàng của mình biết (trong lúc họ còn làm việc). 

Sự tao nhã chỉ là “phù du”

Bí mật của các nhà hàng hạng sang: sự tao nhã chỉ là “phù du” mà thôi…

Chúng ta đến với các nhà hàng hạng sang và trả các chi phí đắt đỏ, ấy là do bên cạnh chất lượng món ăn, ta còn yêu cầu không gian sang trọng, yên tĩnh, tao nhã và đẳng cấp. Hầu hết các nhà hàng hạng sang đều có một sự yên tĩnh, riêng tư, không gian thơm tho, có âm nhạc nhẹ, phục vụ nói chuyện dịu dàng điềm tĩnh. 

Thực ra thì đó chỉ là bề nổi thôi. Bởi vì không gian khách ngồi và không gian trong bếp là hai… “thái cực”. 

Trong các gian bếp, bạn sẽ thấy các nhân viên tất bật gọi món, bếp trưởng phải lớn giọng đốc thúc, và các order thường xuyên được thông báo bằng cách… “gào lên”. Trái với không gian tĩnh lặng bên ngoài, bên trong nhà bếp có thể nói là “chiến trường” cùng các hoạt động chiên xào, nấu nướng không ngơi nghỉ. Dẫu rằng sự ồn ào này diễn ra trong khuôn khổ và có kỷ luật, nhưng nếu bạn là một người khách bước chân vào nhìn bên trong bếp, bạn sẽ giật mình khi thấy được sự khác biệt sâu sắc của hai thế giới. Một ví dụ điển hình là Hell’s Kitchen của Gordon Ramsay, các đầu bếp phải chịu áp lực lên món trong thời gian quy định và chịu đựng những lời đốc thúc và chỉ trích của bếp trưởng.

Các staff lúc nào cũng trong trạng thái “căng” như dây đàn trong khi những order được thông báo bằng cách… “gào lên”.

Thực đơn “đặc biệt” là cách để không lãng phí nguyên liệu

Đây là điều ngầm hiểu giữa nhiều người, theo như trang Dailymeal và Mashed. Trong một số nhà hàng sang trọng, các món trong thực đơn “đặc biệt” thường là cách để quảng bá cho các nguyên liệu tươi mới, nổi bật theo mùa. 

Đây là những thâm cung bí sử mà các nhà hàng hạng sang không bao giờ muốn bạn biết - Ảnh 3.

Song cũng có đôi khi, đây là cách để các nhà hàng sử dụng những nguyên liệu đã sắp “quá tuổi”. “Quá tuổi” ở đây không phải là hết hạn sử dụng hay gần hỏng đâu nhé. Các đầu bếp biết rằng có những nguyên liệu chỉ đạt đến độ ngon nhất trước một khoảng thời gian nhất định, và sau thời gian này, dù chúng không hỏng, nhưng việc “cố đấm ăn xôi” chế biến cũng khiến hương vị món ăn trở nên thấp hơn tiêu chuẩn cao của nhà hàng. Và để không phải bỏ đi những nguyên liệu tốt ấy, các nhà hàng sẽ đưa chúng vào thực đơn đặc biệt để các thực khách có động lực gọi những món này.

Đừng gọi món cá vào Chủ Nhật

Đây là những thâm cung bí sử mà các nhà hàng hạng sang không bao giờ muốn bạn biết - Ảnh 4.

Cá ngày Chủ Nhật thường không tươi như những ngày khác.

Không gọi món cá vào Chủ Nhật ở các nhà hàng hạng sang là một trong số những lời khuyên nổi tiếng của đầu bếp người Mỹ huyền thoại Anthony Bourdain. Lý do rất đơn giản, theo ông, các tươi thường không có vào những ngày Chủ Nhật, nên những món cá bạn gọi trong ngày này thường sẽ không có chất lượng tuyệt hảo như những ngày khác. 

“Bạn biết chắc chắn rằng bất kì nhà hàng nào cũng sẽ không có cá tươi vào Chủ Nhật, trừ khi họ mua thẳng nó từ khu người Tàu, nhưng thậm chí như vậy nó cũng không bằng những ngày khác,” bếp trưởng Eddie Huang cho hay.

Gọi món càng rẻ thì càng… “lỗ”

Đây là những thâm cung bí sử mà các nhà hàng hạng sang không bao giờ muốn bạn biết - Ảnh 5.

Theo như tờ Wall Street Journal, giá cả cuối cùng của các món ăn tại nhà hàng hạng sang bao gồm chi phí phục vụ, nguyên liệu, chuẩn bị và một số những nội dung khác. Vậy nên ngay cả khi bạn order món rẻ nhất, bạn vẫn phải trả một giá tiền tương đương cho chi phí phục vụ, mặt bằng… hệt như những món khác, chỉ có giá nguyên liệu là rẻ hơn một chút. 

Lấy một ví dụ minh hoạ, một đĩa salad giá 10 USD có thể có đến 9 USD là phí phục vụ và chỉ 1 USD là giá trị thật. Trong khi một đĩa beefsteak giá 40 USD vẫn có phí phục vụ là 9 USD và 31 USD còn lại là giá trị thật. Như vậy, dù bạn gọi các món rất rẻ thì bạn vẫn… “lỗ to”.

Source (Nguồn): Wall Street Journal, The Daily Meal, Mashed

Nguồn: KENH14.VN