Đi bộ xuyên Việt 113 ngày, chàng trai chỉ phải rút ví 100.000 đồng

0
199

Mang một triệu đồng phòng lúc cần khi đi bộ từ Sài Gòn đến Hà Giang, Hồ Nhật Hà chỉ phải dùng 1/10 số đó để thuê homestay hai ngày.

Sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi Sơn Thành, Phú Yên, Hồ Nhật Hà hiện làm việc và sinh sống tại TP HCM. Chàng trai sinh năm 1987 gây ấn tượng với người đối diện bởi nước da đen khoẻ, vóc dáng nhỏ bé cùng nụ cười rạng rỡ thường trực. Ẩn trong vẻ ngoài ấy là một tâm hồn nghệ sĩ và những ý tưởng “điên rồ”.

Chẳng vậy mà cách đây hơn một năm, Nhật Hà đã chuẩn bị kế hoạch đi bộ xuyên Việt không mang theo tiền dù bị gia đình phản đối. Anh bắt đầu bằng chuyển việc từ cố định một chỗ sang online, lưu động; rồi rèn luyện thể lực, kỹ năng sinh tồn bằng cách đi bộ Gò Vấp – Bình Dương, leo núi ngủ đêm trên núi Bà Đen…

Để kiếm tiền trang trải chi phí trên đường, Nhật Hà tận dụng khả năng của bản thân là đàn hát, sáng tác nhạc, do anh từng học về âm nhạc ở Đại học Văn hoá TP HCM. Chàng trai Phú Yên tự đặt thử thách cho bản thân phải sáng tác 24 bài liên tục về mọi người trong xã hội, vừa có vốn để biểu diễn sau này, vừa rèn khả năng nhanh nhạy.

Hồ Nhật Hạ với tấm biển giới thiệu về mình và đề nghị tặng bài hát khi quay trở lại Hà Nội ngày 16/3.

Hồ Nhật Hà với tấm biển giới thiệu về mình và đề nghị tặng bài hát cho những người bạn mới gặp khi quay trở lại Hà Nội ngày 16/3.

Lên đường

18/10/2017, với 3 bộ quần áo, 20 thanh lương khô, võng bộ đội, thuốc men và một cây đàn guitar, Hồ Nhật Hà xuất phát từ Dinh Độc Lập thẳng hướng về địa đầu Tổ quốc. “Với mình, đây là chuyến đi đánh dấu tuổi 30 vì sinh nhật là 20/11), Hà kể. Theo kế hoạch, anh sẽ không mang theo tiền. Nhưng đề phòng bất trắc, thậm chí không đến đích, có thể mua vé xe quay về, anh để một triệu đồng trong thẻ ATM.

Mỗi ngày Hà đi bộ trung bình 30 km, thường từ 7h sáng đến 6h tối. Chặng từ Đồng Hới, anh tăng tốc 35-40 km/ngày để kịp về đón Tết với gia đình. Anh chọn ăn bánh mì hoặc mì gói để tiết kiệm chi phí. Bằng cách sáng tác ngẫu hứng bài hát theo yêu cầu và biểu diễn, Hồ Nhật Hà chưa từng thống kê tổng số tiền kiếm được hoặc mọi người ủng hộ trên đường, nhưng ước chừng vài triệu.

Duy nhất lần anh phải rút tiền trong thẻ ATM để “cứu nguy” là ở Quảng Ngãi. “Buổi tối hôm đó mình dự định sẽ đi hát để kiếm tiền vì đã cháy túi. Nhưng một người chị ở Quảng Ngãi do bạn mình giới thiệu đã rất nhiệt tình hẹn gặp để đưa đi tham quan một vòng nên mình không thể từ chối. Ra về mình đành rút 100.000 đồng, thuê homestay để ngủ”, anh nhớ lại.

Đi bộ xuyên Việt 113 ngày, chàng trai chỉ phải rút ví 100.000 đồng

 
 
Đi bộ xuyên Việt 113 ngày, chàng trai chỉ phải rút ví 100.000 đồng

Hồ Nhật Hà sáng tác bài hát khích lệ tinh thần người dân Khánh Hoà vượt qua cơn bão số 12, nơi anh đến đúng thời điểm này. 

Do quần áo có phần nhàu bụi vì đi đường, lại thêm túi trước túi sau khoác lên người, Hà nhiều lần bị tưởng là ăn mày, người điên… Điều này khiến nhiều người e ngại, lảng tránh khi anh đề nghị viết tặng nhạc, nhưng cũng là cái duyên được nhiều người hỏi thăm, biết chuyện và ủng hộ như mời cơm, cho ở nhờ hay giới thiệu bạn bè hỗ trợ.

Tuy nhiên, vẫn không ít lần Hà phải mắc võng ngủ trong rừng dương, giữa chợ, nhà hoang, công trình đang xây dựng… để qua đêm. Lần anh nhớ nhất là khi đến một chợ quê ở Bình Định, trời mưa lớn, xung quanh vắng hoe nên anh quyết định ngủ luôn ở đó. Đồ đạc đặt tất cả trong võng rồi cuộn tròn võng lại.

“Chợp mắt được một lúc thì mình nghe tiếng xe máy ầm ầm vào chợ, họ hát hò, nhảy múa rồi chơi ma tuý. Lúc đó trên người mình giá trị nhất chỉ có chiếc điện thoại, nếu họ muốn lấy thì cứ lấy thôi, không có gì phải sợ cả”. Tuy nhiên một lúc sau nhóm thanh niên cũng tản đi, Hà chỉ ngủ được chập chờn đến 4h rồi thu dọn đồ vì chợ mở sớm.

Sau khi hoàn thành mục tiêu đến cột cỡ Lũng Cú (Hà Giang), anh tình cờ gặp một người Bình Định, cả hai cùng khám phá cung đường từ Đồng Văn về Mèo Vạc, TP Hà Giang, qua đèo Mã Pì Lèng.  

Sau khi hoàn thành mục tiêu đến cột cỡ Lũng Cú (Hà Giang), anh tình cờ gặp một người Bình Định, cả hai cùng khám phá cung đường từ Đồng Văn về Mèo Vạc, TP Hà Giang, qua đèo Mã Pì Lèng.  

Theo Hà, ngủ đêm ở ngoài nếu không biết kỹ năng sinh tồn thì rất nguy hiểm. Tránh hạ thân nhiệt là điều quan trọng nhất. Do đó, trong hành lý anh còn mang theo miếng giấy giữ nhiệt, dù mỏng nhưng rất hữu ích. Đi bộ liên tục, thời tiết thay đổi từ nắng nóng sang mưa lạnh nhưng anh Hà chưa phải dùng đến viên thuốc nào suốt 113 ngày, qua 2.300 km, 26 tỉnh và thành phố. Thậm chí, kết thúc hành trình, cân nặng của anh còn tăng từ 48 lên 51 kg.

Đi để kiểm chứng niềm tin

Hà cho biết anh đam mê chạy bộ từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Trước hành trình xuyên Việt, anh chưa từng phượt đâu xa hơn cung Sài Gòn – Phú Yên, quê hương mình.

Nhưng rồi anh quyết tâm thực hiện kế hoạch còn là để muốn kiểm chứng 3 điều: Liệu người Việt còn tình thương mến thương với nhau hay đang sống vô tâm? Liệu một người có thể thực hiện ước mơ ngay mà không phải bắt đầu từ quá nhiều tiền? Liệu mình có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua những thử thách và mình sẽ học được gì sau chuyến đi?

Câu trả lời Hồ Nhật Hà có ngay cả khi chuyến đi chưa kết thúc. Đó là niềm tin về sự chân thành, tương thân tương ái của người Việt, bởi chính bản thân Nhật Hà đã nhận được sự trợ giúp của mọi người trên hành trình. Mỗi khi khó khăn nhất anh lại tự nhắc nhở mình ba bước vượt qua: Tự giúp mình, mọi người giúp mình, trời đất giúp mình. 

Nhưng nhớ rằng chỉ khi mình nỗ lực tối đa bước một thì hai bước tiếp theo mới xuất hiện. Cuộc sống luôn có những điều kỳ diệu. Chính bản thân mình đã trải qua khá nhiều điều tuyệt vời trong hành trình nên mình tin vào điều ấy”, Hà ngẫm lại. 

Những chia sẻ, sự giúp đỡ của người lạ trên đường giúp anh càng tin tưởng hơn vào lòng tốt của con người.

Những chia sẻ, sự giúp đỡ của người lạ trên đường giúp anh càng tin tưởng hơn vào lòng tốt của con người.

Anh nửa đùa nửa thật nói rằng nếu bạn không biết cười thì không nên đi xuyên Việt. Bởi nụ cười sẽ giúp bạn kết nối với những người dân ở nơi xa lạ, họ có thể giúp mình khi gặp tình huống khó khăn nào đó.

“Có những khi tâm trạng không tốt mình cũng phải tập cười và chào hỏi mọi người khi bước chân vào vùng đất mới, đó là điều bắt buộc. Nụ cười giúp mình vượt qua những lúc khó khăn nhất. Thật sự khi khó khăn nhất mà cười được chính mình, lúc đó là mình cảm nhận được tiếp thêm tinh thần để vượt qua thử thách”.

Ảnh: NVCC

Nguồn: Vnexpress.net

Điểm đến du lịch

Có thể bạn chưa xem

Địa điểm du lịch hấp dẫn