Dù biết tôi hết tiền vào cuối tháng, cô chủ quán cơm tấm gần ký túc xá vẫn vui vẻ mời ở lại dùng bữa và hẹn trả tiền sau.
Dù biết tôi hết tiền vào cuối tháng, cô chủ quán cơm tấm gần ký túc xá vẫn vui vẻ mời ở lại dùng bữa và hẹn trả tiền sau.
Minh họa: Anny Nhi |
Năm 15 tuổi, tôi học nội trú tại một trường THPT ở tỉnh Long An. Mặc dù cố gắng dành dụm khoản tiền ba mẹ đưa, tôi vẫn thường bị thiếu hụt một chút vào cuối tháng.
Một lần, tôi “đánh liều” tới quán cơm tấm gần ký túc xá. Khi gặp được chủ quán, tôi hít hơi thật sâu, giãi bày hoàn cảnh của mình và xin cô cho tôi khất một bữa.
“Con trai cứ ăn đi, khi nào có tiền thì trả cô”, cô vui vẻ đáp lại. Phản ứng nhẹ nhàng của chủ quán khiến tôi rất đỗi ngạc nhiên, nằm ngoài mọi sự chuẩn bị tinh thần.
Nhờ tấm lòng rộng lượng của cô, trong thời gian đợi bố mẹ gửi sinh hoạt phí, tôi được dùng bữa miễn phí nhiều lần. Đến khi có tiền, tôi lập tức gửi trả cô.
Quán cơm tấm dần trở thành địa điểm quen thuộc của tôi suốt 3 năm THPT. Tôi thường xuyên ghé qua tiệm cùng với nhóm bạn thân. Mỗi lần nghe có khách gọi “dĩa cơm đầy tình thương”, cô chủ sẽ biết ngay là chúng tôi.
Cô coi các học sinh như con cái trong nhà, thỉnh thoảng lại cho dĩa cơm của chúng tôi đầy thêm một chút. Nhờ tình cảm ấm áp của chủ quán cơm tấm, những ngày đi học xa nhà của tôi không quá khó khăn, vất vả.
Nguồn: News.zing.vn